Cao thủ võ lâm cuối đời Thanh nhiều vô kể: Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp không lọt vào top 3

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những cao thủ võ lâm hành hiệp trượng nghĩa "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", khiến nhiều người cảm kích ngưỡng mộ, khát vọng mình cũng có tài năng như những anh hùng nghĩa hiệp này, vì dân trừ họa.

Cuối đời nhà Thanh đầu thời Dân Quốc là một thời đại biến động, nhưng lại là thời kỳ quần hùng đuổi hươu, nhân tài vô số. Những cao thủ võ lâm như Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Trần Chân được đông đảo mọi người biết đến qua các tác phẩm điện ảnh. Họ thực sự là những nhân vật có thật trong thời kỳ đó.

Ngoài họ ra, còn có những cao thủ võ lâm khác, tài năng không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn, nhưng lại ít người biết đến.

1 - Đại Đao Vương Ngũ (1844-1900)

Đại Đao Vương Ngũ là hiệp khách và là võ sư thời cuối triều nhà Thanh, tên là Vương Chính Nghị, tên chữ là Tử Bân, nhũ danh là An Tử, là người dân tộc Hồi quê ở Thương Châu, Hà Bắc. Vương Chính Nghị ở trong sư môn của Lý Phượng Cương đứng thứ 5, nên có biệt hiệu là Tiểu Ngũ Tử. Ông giỏi dùng đại đao, vì vậy giang hồ gọi là Đại Đao Vương Ngũ, là đường đứng đầu trong số 10 đại cao thủ võ lâm đời Vãn Thanh, có võ công cái thế.

Vương Ngũ từ nhỏ gia cảnh nghèo khổ, năm 12 tuổi cậu bé Vương đến hiệu bánh nướng học nghề. Từ nhỏ cậu đã bái sư học nghệ của Song Đao Lý Phượng Cương - tiêu sư nổi tiếng của Thành Hưng Tiêu Cục ở Thương Châu.

Năm Quang Tự thứ 5 (1879), Vương Ngũ đến Tiền Môn, Bắc Kinh và sáng lập Nguyên Thuận Tiêu Cục, sau đó lai bái Sơn Tây Đổng của phái Côn Luân làm thầy, chuyển sang học đơn đao.

Đại Đao Vương Ngũ là hiệp khách và là võ sư thời cuối triều nhà Thanh, tên là Vương Chính Nghị, tên chữ là Tử Bân, nhũ danh là An Tử, là người dân tộc Hồi quê ở Thương Châu, Hà Bắc.
Đại Đao Vương Ngũ là hiệp khách và là võ sư thời cuối triều nhà Thanh, tên là Vương Chính Nghị, tên chữ là Tử Bân, nhũ danh là An Tử, là người dân tộc Hồi quê ở Thương Châu, Hà Bắc. (Baike.baidu.com)

Vương Ngũ là người hành hiệp trượng nghĩa, kết giao với các nhân sĩ Duy Tân. Đàm Tự Đồng khi còn trẻ cũng đã từng theo Đại Đao Vương Ngũ học võ thuật. Năm Mậu Tuất 1898, biến pháp thất bại, trong tháng 8, Đàm Tự Đồng đã từng cùng Đại Đao Vương Ngũ hợp mưu cứu vua Quang Tự nhưng không thành. Sau khi Đàm Tự Đồng bị hại, Vương Ngũ mạo hiểm đi thu lượm thi thể Đàm rồi vận chuyển về quê họ Đàm ở Lưu Dương, Hồ Nam an táng. Sự kiện này đã một thời trở thành giai thoại đẹp ở kinh sư. Hiện nay còn lưu giữ tấm biển Cung Duy Biển, Công Đức Biển chính là miêu tả chân thật cuộc đời của Vương Ngũ.

Vào một Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7) những năm Quang Tự, miếu Đông Nhạc ở Cửa Đông phố Nam Hoành tổ chức lễ hội, vô cùng náo nhiệt. Trong những người đi lễ có mấy người con nhà quyền quý vừa nhiều tiền vừa có thế lực, đã có những hành động nhục mạ sỉ nhục người dân tộc Hồi, khiến những người Hồi có mặt ở đó cực kỳ phẫn nộ, nhất định liều mình quyết sống chết. Tình thế càng ngày càng nghiêm trọng, Vương Ngũ sau khi biết chuyện liền chạy qua lại giữa phố Ngưu và phố Nam Hoành, khuyên giải hai bên, đã dập tắt được cuộc chiến giữa người Hán và người Hồi. Sau sự việc này, phụ thân của người gây sự là một quyền quý họ Vương đã kính tặng Vương Ngũ tấm biển công đức "Đức dung cảm hóa" (Đức lớn bao dung cảm hóa được mọi người).

Đại sư huynh của Nghĩa Hòa Đoàn là Trương Đức Thành ngưỡng mộ danh tiếng Vương Ngũ đã lâu, đích thân đến Nguyên Thuận Tiêu Cục để gặp Vương Ngũ, mời ông xuất sơn, cùng tham gia tác chiến của Nghĩa Hòa Đoàn Thiên Tân với Liên quân 8 nước. Nghĩa Hòa Đoàn ở Bắc Kinh ngỗ ngược cướp bóc, bị người dân kinh thành oán hận. Sau khi Liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh, Vương Ngũ bị người dân chỉ điểm là kẻ đứng đầu thổ phỉ (chỉ Nghĩa Hòa Đoàn), triều đình nhà Thanh bắt Vương Ngũ, sau chuyển cho quân đội của Đế quốc Đức, bị bắn chết ở bờ sông Đông ở Tiền Môn, thủ cấp bị Liên quân bêu đầu. Người ta nói rằng Hoắc Nguyên Giáp thương xót nên đã trộm thủ cấp Vương Ngũ đem đi an táng.

2 - Đổng Hải Xuyên (1797 - 1882)

Đổng Hải Xuyên tên là Đổng Minh Khôi, người thôn Chu Gia Ổ huyện Văn An tỉnh Trực Lệ đời nhà Thanh. Ông là người sáng lập phái quyền thuật Bát Quái Chưởng.

Đổng Hải Xuyên tên là Đổng Minh Khôi, người thôn Chu Gia Ổ huyện Văn An tỉnh Trực Lệ đời nhà Thanh. Ông là người sáng lập phái quyền thuật Bát Quái Chưởng.
Đổng Hải Xuyên tên là Đổng Minh Khôi, người thôn Chu Gia Ổ huyện Văn An tỉnh Trực Lệ đời nhà Thanh. Ông là người sáng lập phái quyền thuật Bát Quái Chưởng. (Baike.baidu.com)

Phụ thân của ông tên là Đổng Thủ Nghiệp, sống bằng nghề nông, sinh được 3 con trai: con trai trưởng là Đổng Đức Khôi, con trai thứ là Đổng Minh Khôi, con trai thứ 3 là Đổng Vũ Khôi. Thuở nhỏ nhà nghèo, nhưng Đổng Minh Khôi yêu thích võ thuật, săn bắn, tính cách cương trực, sức mạnh hơn người, giỏi La Hán Quyền, Nhị Lang Quyền, tinh thông các loại binh khí, nổi tiếng giỏi võ trong vùng.

Những năm Hàm Phong, Đổng Minh Khôi rời quê nhà, đến núi Cửu Hoa, An Huy thì gặp Đạo sĩ Tất Trừng Hà (cũng có thuyết nói là Vân Bàn Lão Tổ), được truyền thụ tuyệt kỹ, sau đó sáng lập ra Bát Quái Chưởng.

Đổng Hải Xuyên sau khi rời nhà ra đi, không biết tại sao sau lại trở thành thái giám. Nguyên nhân ông làm thái giám thì mỗi người nói một kiểu. Có người nói vì ông trốn tránh án mạng, tự thiến để làm thái giám. Cũng có người nói, vì ông muốn kết thúc sự thống trị hủ bại của triều Thanh, tự thiến để vào cung nằm vùng, chờ thời cơ giết chết hoàng đế đương thời. Cũng có người nói ông vì luyện võ để giảm thiểu ham muốn sinh lý nên đã tự cung.

Theo bia ký ghi chép: "Trong lúc vô ý đã giẫm vết xe của Tư Mã Công (tức Tư Mã Thiên), làm hoạn quan". Có thể là do chịu hình phạt cung hình mà trở thành hoạn quan.

Đổng Hải Xuyên ban đầu nổi danh là chuyển chưởng, truyền võ thuật cho vương công quý tộc trong vương phủ. Bởi vì danh tiếng ngày càng lớn nên rất nhiều người trong giới võ thuật trong và ngoài thành Bắc Kinh công khai thách đấu với ông, và đều nếm mùi thất bại. Ví dụ như Doãn Phúc tinh thông La Hán Quyền; Trình Đình Hoa giỏi vật; Sử Kế Đống giỏi dùng cước và những người khác, đều lần lượt thất bại dưới tay Đổng Hải Xuyên, và xin làm đệ tử. Võ thuật của Đổng Hải Xuyên từ đó được lưu truyền khắp trong và ngoài thành Bắc Kinh.

Một cuôn sách võ thuật liên quan đến Đồng Hải Xuyên.
Một cuôn sách võ thuật liên quan đến Đồng Hải Xuyên. (Baike.baidu.com)

Sau đó Đổng Hải Xuyên dùng đạo lý của Kinh Dịch đưa vào trong quyền thuật, đổi tên là Bát Quái Chưởng.

Năm Đồng Trị thứ 13 (1874), tại Tiêu Vương phủ, ông cáo lão về hưu, và mở võ quán ở Bắc Kinh truyền thụ đồ đệ.

Đổng Hải Xuyên thượng thọ, khi sắp mất hôn mê, nằm ngửa trên giường, hai tay vẫn làm thế múa quyền cho đến lúc ra đi.

3 - Tôn Lộc Đường

Tôn Lộc Đường tên là Phúc Toàn, tự Lộc Đường, thời cuối đời lấy am hiệu là Hàm Trai, là người làng Đông Nhiệm Gia Đồng huyện Hoàn tỉnh Hà Bắc. Tôn Lộc Đường là danh gia của Hình Ý Quyền, Bát Quái Chưởng, Thái Cực Quyền và là người sáng lập Tôn Thị Thái Cực Quyền, nổi tiếng về các tuyệt kỹ võ thuật, có biệt hiệu là Hổ Đầu Thiếu Bảo, Thiên Hạ Đệ Nhất Thủ.

Khi Tôn Lộc Đường lên 2 thì phụ thân qua đời, để không bị người ức hiếp, ông đã bắt đầu luyện tập võ thuật từ rất sớm. Năm 12 tuổi, ông bái quyền sư họ Lý ở thôn Lý Các Trang lân cận để học Hoa Quyền, kiêm làm việc lặt vặt để sinh sống, sau 3 năm học thành nghề.

Năm 18 tuổi, ông chân trần đi bộ đến Bảo Định, là nơi người chú rể chế tạo kinh doanh bút lông để học kỹ thuật chế tạo bút, thu nhập dần khá lên, kết giao bằng hữu và bái sư. Ông học các môn võ nghệ như Tra Quyền, Đường Lang, Thiếu Lâm, đặc biệt ông khổ công luyện khinh công, đồng thời tinh thông thuật điểm huyệt.

Năm Tân Mão Quang Tự thứ 17 (1891), Tôn Lộc Đường 31 tuổi bái Lý Điện Anh làm thầy, học Hình Ý Quyền. Sư gia Quách Công Vân thấy Tôn Lộc Đường dày công luyện Hình Ý Quyền lại thông minh hiếu học, kỹ thuật cũng đã hình thành thì rất yêu quý, bèn lệnh theo sư gia Quách Công Vân đi sâu tu luyện Hình Ý.

Năm 34 tuổi, Tôn Lộc Đường đến Bắc Kinh bái Trình Đình Hoa làm thầy, học Bát Quái Quyền.

Tôn Lộc Đường học các môn võ nghệ như Tra Quyền, Đường Lang, Thiếu Lâm, đặc biệt ông khổ công luyện khinh công, đồng thời tinh thông thuật điểm huyệt. (Wikipedia)
Tôn Lộc Đường học các môn võ nghệ như Tra Quyền, Đường Lang, Thiếu Lâm, đặc biệt ông khổ công luyện khinh công, đồng thời tinh thông thuật điểm huyệt. (Wikipedia)

Tôn Lộc Đường đã từng một mình độc bộ khắp hơn 10 tỉnh Trung Quốc, bái rất nhiều danh sư, Thái Cực, Hình Ý, Bát Quái, các môn các phái không gì là không thông, không gì là không tinh. Nhiều người khen ngợi võ thuật của ông "Có thể xưng là Thần minh chí Thánh, đạt đến đỉnh cao". Thực ra ông cũng chỉ là một trong những nhân vật có võ công lợi hại nhất thời kỳ Vãn Thanh mà thôi.

Tôn Lộc Đường đã dự ngôn về ngày mình qua đời, và không ăn trong 2 tuần (có lẽ giống người tu Đạo bế quan tĩnh tọa không ăn uống). Hàng ngày ông luyện quyền luyện thư pháp không ngừng nghỉ. Đến lúc lâm chung, ông quay mặt về hướng Đông, ngồi ngay ngắn trên ghế, căn dặn người nhà không được khóc lóc ai oán, và nói rằng: "Ta xem chuyện sống chết như là trò chơi thôi". Lúc 6 giờ 5 phút sáng ngày 16 tháng 12 năm 1933 (giờ Mão ngày 29 tháng 10 Âm lịch), Tôn Lộc Đường mỉm cười ra đi, hưởng thọ 73 tuổi.

4 - Hoàng Phi Hồng (1847-1924)

Hoàng Phi Hồng tên là Tích Tường, tự Đạt Vân, hiệu Phi Hồng, tên thuở nhỏ là Phi Hùng, là người làng Tây Tiều Lộc Chu tỉnh Quảng Đông, sinh ở thị trấn Phật Sơn. Ông là nhất đại tông sư của giới võ thuật Lĩnh Nam, là danh gia của Hồng Quyền, phái Nam Quyền. Hoàng Phi Hồng còn là một danh y tế thế, cứu người. Ông còn có biệt danh là Sư Tinh. Phụ thân của ông là Hoàng Kỳ Anh - một trong Quảng Đông Thập Hổ.

Hoàng Phi Hồng bắt đầu luyện võ từ lúc 5 tuổi, sớm được phụ thân truyền thụ võ thuật, luyện được hổ quyền, hạc quyền. Sau lại bái sư truyền nhân của Thiết Kiều Tam là Lâm Phúc Thành, học được thiết tuyến quyền. Sau đó lại học được vô ảnh cước của Tống Huy Đường và túy quyền của Tô Khất Nhi.

Hoàng Phi Hồng là nhất đại tông sư của giới võ thuật Lĩnh Nam, là danh gia của Hồng Quyền, phái Nam Quyền. Ông còn là một danh y tế thế, cứu người. (Wikipedia)
Hoàng Phi Hồng là nhất đại tông sư của giới võ thuật Lĩnh Nam, là danh gia của Hồng Quyền, phái Nam Quyền. Ông còn là một danh y tế thế, cứu người. (Wikipedia)

Tuyệt kỹ của Hoàng Phi Hồng gồm song phi đà, tử mẫu đao, La Hán bào, vô ảnh cước, thiết tuyến quyền, đơn song hổ trảo, công tự phục hổ quyền, La Hán kim tiền tiêu, tứ tượng tiêu long côn và Dao Gia bả. Bởi vì ông đặc biệt tinh thông các thế võ hổ hình nên trong võ lâm có danh hiệu là Hổ Si.

Tháng 8 năm 1924 nổ ra sự cố thương đoàn Quảng Châu, chính quyền quân sự Quảng Châu trấn áp thương đoàn, thiêu hủy vùng Tây Quan, y quán Bảo Chi Lâm của Hoàng Phi Hồng cũng bị vạ lây, Hoàng Phi Hồng bị ảnh hưởng nặng, u uất thành bệnh.

Ngày 17 tháng 4 năm 1925, Hoàng Phi Hồng qua đời ở Bảo Chi Lâm, Quảng Đông, hưởng thọ 77 tuổi. Những năm cuối đời sự nghiệp của ông tiêu điều, người nhà thậm chí không có tiền mua quan tài, may nhờ những người hảo tâm bỏ tiền mới đưa ông an táng ở nghĩa trang dưới chân núi Bạch Vân, Quảng Châu.

5 - Hoắc Nguyên Giáp (1869-1910)

Hoắc Nguyên Giáp tự Tuấn Khanh, là võ sư thời cuối nhà Thanh, quê ở An Lạc Đồn, huyện Đông Quang thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc. Ông sinh ở thôn Tiểu Nam Hà, huyện Tĩnh Hải, tỉnh Trực Lệ, xuất thân trong gia đình tiêu sư, là con thứ 4.

Thuở nhỏ Hoắc Nguyên Giáp thân thể yếu ớt, trước năm 27 tuổi cơ bản là sống ở quê, thường gánh củi đến Thiên Tân bán. Năm 28 tuổi, ông đến Thiên Tân làm công nhân bốc vác bến tàu, sau đó làm công ở hiệu thuốc Hoài Khánh Dược Sạn của Nông Kình Tôn, sau thăng lên làm chưởng quỹ. Năm 1909, Hoắc Nguyên Giáp 41 tuổi được Nông Kình Tôn giới thiệu đến Thượng Hải dạy võ thuật ở Tinh Võ Thể Thao Hội của Trần Công Triết và Trần Thiết Sinh.

Hoắc Nguyên Giáp tự Tuấn Khanh, là võ sư thời cuối nhà Thanh, quê ở An Lạc Đồn, huyện Đông Quang thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc.
Hoắc Nguyên Giáp tự Tuấn Khanh, là võ sư thời cuối nhà Thanh, quê ở An Lạc Đồn, huyện Đông Quang thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc. (Wikipedia)

Theo ghi chép của Trần Công Triết, người sáng lập Tinh Võ Thể Thao Hội: "Hoắc tiên sinh vốn có bệnh ho ra máu, sống khép kín, ít giao tiếp, lúc thì bệnh phát lúc thì khỏi. Có người Nhật bán thuốc Nhân đan, thường đến nhà đem thuốc cho Hoắc xem, nói rằng có thể chữa khỏi bệnh ho ra máu và bệnh phổi. Hoắc tiên sinh tin và mua uống thì bệnh chuyển càng nguy kịch. Nguyên nhân Hoắc tiên sinh mắc bệnh, theo ông nói là do thuở thiếu niên đã từng luyện khí công, nuốt khí nên bị thương phổi, ho ra máu, sắc mặt vàng như sáp, do đó có tên gọi là Hoàng Diện Hổ. Sau khi bệnh tình nguy kịch, mọi người đưa ông đến Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ở đường Tân Áp chữa trị 2 tuần thì qua đời.”

6 - Đỗ Tâm Vũ

Đỗ Tâm Vũ còn có tên là Tinh Võ, tự Thận, hiệu Nho Hiệp, Đạo hiệu Đấu Mễ Quán cư sĩ. Năm 1869, Đỗ Tâm Vũ chào đời ở Từ Lợi, Trương Gia Giới, năm 1953 qua đời. Đỗ Tâm Vũ là nhất đại tông sư của Tự Nhiên Môn. Vì thân thể ông gầy gò nên mọi người gọi là Hiệp Cốt. Khi du học ở Nhật, ông đã từng phi cước đả bại võ sĩ sumo, nên được gọi là Thần Cước.

Đỗ Tâm Vũ từ nhỏ bái võ lâm quái kiệt Từ Oản Tử làm thầy, học được kungfu kinh người. Những năm tuổi trẻ, ông làm bảo tiêu vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, uy chấn tứ phương, được ca ngợi là Nam Bắc Đại Sư.

Đỗ Tâm Vũ từ nhỏ bái võ lâm quái kiệt Từ Oản Tử làm thầy, học được kungfu kinh người. Những năm tuổi trẻ, ông làm bảo tiêu vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, uy chấn tứ phương.
Đỗ Tâm Vũ từ nhỏ bái võ lâm quái kiệt Từ Oản Tử làm thầy, học được kungfu kinh người. Những năm tuổi trẻ, ông làm bảo tiêu vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, uy chấn tứ phương. (Baike.baidu.com)

Năm 1900 Đỗ Tâm Vũ đến Nhật Bản du học và quen biết Tống Giáo Nhân, hai người kết giao thân thiết. Năm 1905 Tôn Trung Sơn tổ chức Đồng Minh Hội ở Nhật Bản, Tống Giáo Nhân làm cốt cán của Đồng Minh Hội. Được Tống Giáo Nhân giới thiệu, Đỗ Tâm Vũ cũng tham gia và làm bảo vệ cho Tôn Trung Sơn.

Đỗ Tâm Vũ đã từng đánh hộc máu cao thủ đại nội hành thích Tôn Trung Sơn, ông có địa vị rất cao trong giang hồ. Năm 1941, Đỗ Tâm Vũ đến Trùng Khánh làm công tác "Bang hội thống chiến", các cao thủ Đới Lạp, Đỗ Nguyệt Sanh đều cẩn thận đi theo tùy tùng.

7 - Quách Vân Thâm (1829-1900)

Quách Vân Thâm tự Cốc Thâm, người huyện Thâm tỉnh Trực Lệ thời nhà Thanh (tức thành phố Thâm Châu, Hà Bắc ngày nay). Ông là đại sư Hình Ý Quyền, và là một trong 8 đại đệ tử của Lý Lạc Năng.

Quách Vân Thâm từ nhỏ đã thích võ thuật, lần lượt học trường quyền của Phùng Dự Chương, Bát Quái Quyền của Tôn Lập Đình. Sau nghe danh Lý Lạc Năng, ông tìm đến bái sư học Hình Ý Quyền. Sau khi thành nghệ, ông du ngoạn khắp các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam mà rất hiếm gặp đối thủ.

Quách Vân Thâm sau khi thành nghệ, ông du ngoạn khắp các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam mà rất hiếm gặp đối thủ. (Baike.baidu.com)
Quách Vân Thâm sau khi thành nghệ, ông du ngoạn khắp các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam mà rất hiếm gặp đối thủ. (Baike.baidu.com)

Quách Vân Thâm cũng tinh thông binh pháp. Sau này ông trừ hại cho xóm làng, đánh chết tên thổ hào địa phương là Đậu Hiến Quân, bị tù giam 3 năm. Trong tù, dù bị đeo cùm ông vẫn khổ luyện Hình Ý Quyền, sáng tạo ra Bán Bộ Băng Quyền, trở thành tuyệt kỹ thành danh của Quách Vân Thâm. Trong võ lâm còn lưu truyền sự tích Bán Bộ Băng Quyền 3 lần thắng Quỷ Bát Quái Tiêu Lạc Phu.

Quách Vân Thâm đã từng tỉ võ với Đổng Hải Xuyên - tông sư của Bát Quái Chưởng, không phân thắng bại, cả hai đều khâm phục lẫn nhau, đề nghị 2 bên truyền thụ võ thuật cho đệ tử cho nhau, hợp nhất Hình Ý và Bát Quái thành một gia, bổ sung sở trường sở đoản lẫn nhau. Thế nên ngày nay có rất nhiều người tinh thông Bát Quái, luyện Bát Quái cũng luyện cả Hình Ý, vốn là có nguồn gốc từ đây.

8 - Dương Lộ Thiền

Dương Lộ Thiền là người sáng lập Dương Thị Thái Cực Quyền, ông đã từng làm thầy dạy võ cho rất nhiều vương công, bối lặc nhà Thanh, hiệu xưng là Dương Vô Địch. Dương Lộ Thiền từ nhỏ thích học võ, do nhà nghèo buộc phải làm việc ở hiệu thuốc Thái Hòa Đường của Trần Đức Hồ ở phố Quan Đại phủ Quảng Bình.

Trần Trường Hưng môn phái Trần Thị Thái Cực có mượn sân nhà Trần Đức Hồ truyền thụ đồ đệ. Khi thầy trò họ Trần luyện quyền thì Dương Lộ Thiền đứng xem và ngầm luyện tập. Sau bị họ Trần phát hiện ra, lệnh cho các đồ đệ của ông ta thay nhau tỉ thí với Dương Lộ Thiền, các đồ đệ đều thất bại, họ Trần tán thán Dương là kỳ tài võ học thiên phú hiếm có.

Dương Lộ Thiền là người sáng lập Dương Thị Thái Cực Quyền, ông đã từng làm thầy dạy võ cho rất nhiều vương công, bối lặc nhà Thanh, hiệu xưng là Dương Vô Địch.
Dương Lộ Thiền là người sáng lập Dương Thị Thái Cực Quyền, ông đã từng làm thầy dạy võ cho rất nhiều vương công, bối lặc nhà Thanh, hiệu xưng là Dương Vô Địch. (Baike.baidu.com)

Đương thời Thái Cực Quyền cấm truyền cho người ngoài, học trộm quyền là đại kỵ trong võ lâm, nhưng Trần Trường Hưng không những không trách tội họ Dương học trộm, trái lại còn cả gan vứt cấm kỵ giang hồ, cho phép Dương Lộ Thiền học Trần Gia quyền thuật.

9 - Hàn Mộ Hiệp

Hàn Mộ Hiệp là đồng hương và là đại sư nổi danh sánh ngang với Hoắc Nguyên Giáp, là đệ tử của đại sư võ lâm Trương Chiếm Khuê. Thời Dân Quốc, ông làm sĩ quan dạy võ thuật hàng đầu của Trường quân sự Hoàng Phố, đã từng đánh bại vô số cao thủ nước ngoài, đánh chết đại lực sĩ nước Nga ở lôi đài Thiên Tân.

Thời Dân Quốc, Hàn Mộ Hiệp làm sĩ quan dạy võ thuật hàng đầu của Trường quân sự Hoàng Phố, đã từng đánh bại vô số cao thủ nước ngoài, đánh chết đại lực sĩ nước Nga ở lôi đài Thiên Tân. (Baike.baidu.com)
Thời Dân Quốc, Hàn Mộ Hiệp làm sĩ quan dạy võ thuật hàng đầu của Trường quân sự Hoàng Phố, đã từng đánh bại vô số cao thủ nước ngoài, đánh chết đại lực sĩ nước Nga ở lôi đài Thiên Tân. (Baike.baidu.com)

10 - Yến Tử Lý Tam

Yến Tử Lý Tam là nhân vật thời cận đại Trung Quốc, những giai thoại ly kỳ của ông được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Do ông có hành tung kỳ bí, sau mỗi lần lấy trộm, vì để hiển thị bản lĩnh của mình, ông thường dùng giấy trắng gấp một con chim én (gọi là Yến Tử) để lại nơi gây án. Ông dùng phương thức này bày tỏ "việc này là do ông làm", không liên quan đến những người khác. Cái tên Yến Tử Lý Tam cũng từ đó mà ra. Ông thường lấy của nhà giàu giúp đỡ người nghèo, được mọi người ca ngợi, và gọi là Hiệp Đạo (tên trộm hiệp khách), là một trong U Yên Tam Hiệp, sánh vai với Đại Đao Vương Ngũ và nghĩa sĩ Hoắc Nguyên Giáp.

Yến Tử Lý Lam có hành tung kỳ bí, sau mỗi lần lấy trộm, vì để hiển thị bản lĩnh của mình, ông thường dùng giấy trắng gấp một con chim én (gọi là Yến Tử) để lại nơi gây án.
Yến Tử Lý Lam có hành tung kỳ bí, sau mỗi lần lấy trộm, vì để hiển thị bản lĩnh của mình, ông thường dùng giấy trắng gấp một con chim én (gọi là Yến Tử) để lại nơi gây án. (Baike.baidu.com)

Yến Tử Lý Tam tên là Lý Hồng, tự Cảnh Hoa, sinh năm 1898 ở huyện Kinh Đông Kế. Thuở nhỏ ông theo thúc phụ đến Thương Châu dựng nghiệp, sống rất gian khổ. Ở Thương Châu, người học võ rất nhiều, ông cũng học chút võ nghệ. Vì bẩm tính thích kết giao, thân thể nhẹ nhàng nhanh nhẹn nên dần dần ông trèo tường leo cây dễ như bỡn, người thường không thể nào sánh nổi. Do gia cảnh nghèo khó, khi tuổi mới lớn thì bắt đầu đi ăn trộm khắp nơi, từng gây án rất nhiều lần ở Hà Nam, Hồ Bắc. Một lần ông còn ngang nhiên ăn trộm của cải của nhà viên tư lệnh cảnh sát Lạc Dương là Bạch Kiên Vũ, vì thế danh tiếng chấn động.

Báo chí thời Trung Hoa Dân Quốc nhắc đến Yến Tử Lý Lam.
Báo chí thời Trung Hoa Dân Quốc nhắc đến Yến Tử Lý Lam. (Baike.baidu.com)

Trung Hòa

Theo SOH
Ảnh chủ đề có sử dụng nguồn từ LeonardKong Flickr - CC BY 2.0.

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Cao thủ võ lâm cuối đời Thanh nhiều vô kể: Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp không lọt vào top 3