Kim Jong Un cảnh báo ‘bất thường’, giao ‘trọng trách’ cho em gái khi kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Kim Jong Un đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng đối với nền kinh tế của Triều Tiên, trong bối cảnh có nhiều thông tin cho rằng ông giao một số quyền lực cho em gái mình, bao gồm cả trách nhiệm về quan hệ với Mỹ.

Trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền, ông Kim đã nói rằng đất nước "phải đối mặt với những thách thức bất ngờ và không thể tránh khỏi ở nhiều khía cạnh khác nhau" và các mục tiêu phát triển của ông đã bị "trì hoãn nghiêm trọng", truyền thông nhà nước hôm thứ Năm (20/8) cho biết.

Sự đánh giá thẳng thắn bất thường này được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt, lũ lụt và đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã đẩy nền kinh tế Triều Tiên đến mức được cho là sự suy giảm tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ.

Vài giờ sau, các nhà lập pháp Hàn Quốc chia sẻ với các phóng viên rằng, cơ quan gián điệp của nước này xác định rằng ông Kim đã giao trách nhiệm về các mối quan hệ của Seoul với Washington cho em gái của mình, Kim Yo Jong.

Bà Kim Yo Jong ngày càng đóng vai trò công khai trong các vấn đề ngoại giao, chẳng hạn như trả lời thư từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào đầu năm nay, đây được xem là sự “chia sẻ quyền lực chính thức hơn”.

Thành viên Ủy ban tình báo Ha Tae-keung, người nằm trong số các nhà lập pháp Quốc hội được cơ quan gián điệp thông báo hôm thứ Năm (20/8), cho biết động thái này không nói lên rằng ông Kim đang áp dụng một hệ thống “lãnh đạo tập thể” giống như như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Quyền lực tuyệt đối của ông Kim Jong Un đang được chia sẻ theo phong cách lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên”, ông Ha nói và cho biết thêm rằng ông Kim vẫn giữ quyền kiểm soát tối cao.

Triều Tiên cũng đã công bố kế hoạch tổ chức đại hội toàn quốc đầu tiên kể từ năm 2016 của Đảng Công nhân cầm quyền của Hàn Quốc vào năm sau. Cuộc họp quan trọng của đảng này sẽ cung cấp một nền tảng khác để thăng chức cho các quan chức quan trọng như em gái của ông Kim, và thanh trừng những người khác.

Tuần trước, ông Kim đã thay thế vị thủ tướng mà ông đã bổ nhiệm cách đây hơn một năm, trong một dấu hiệu khác về sự căng thẳng chính trị ở Bình Nhưỡng.

Duyeon Kim, cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á và Chính sách Hạt nhân tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, bày tỏ hoài nghi rằng ông Kim sẽ từ bỏ quyền lãnh đạo tối cao. Bà nói: “Để nói rằng có sự chuyển giao một phần quyền lực dường như là một sự phóng đại, xét theo hệ thống này ở Triều Tiên”.

Tuyên bố về nền kinh tế là tuyên bố mới nhất trong một loạt lời phàn nàn của Kim Jong Un về tốc độ thực hiện các mục tiêu chính sách quan trọng. Trong những tháng gần đây, ông đã chỉ trích các cán bộ quản lý vấn đề dịch viêm phổi Vũ Hán và chỉ trích những người chịu trách nhiệm xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bình Nhưỡng, khi nói rằng họ đang coi thường các chính sách của đảng và "bất cẩn" trong chi tiêu.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cam kết công bố kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm mới tại đại hội đảng sắp tới. Cuộc họp cuối cùng vào năm 2016 của đại hội toàn quốc là thời điểm ra quyết định cấp cao nhất của Triều Tiên - đã có 36 năm tạm lắng - khi cha của Kim, ông Kim Jong Il, bỏ qua các quy định của đảng yêu cầu tổ chức 5 năm một lần.

"Việc đạt được các mục tiêu theo kế hoạch nhằm cải thiện nền kinh tế quốc gia đã bị trì hoãn nghiêm trọng và mức sống của người dân không được cải thiện đáng kể", ông Kim phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương đảng, theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên.

Trong khi truyền thông nhà nước không đề cập đến lệnh trừng phạt do Mỹ đứng đầu đối với nước này, Bình Nhưỡng đã liên tục công kích chiến dịch này. Tháng 12/2019, ông Kim cũng nói với Ủy ban Trung ương rằng “các điều kiện của nền kinh tế quốc gia vẫn chưa trở nên tốt hơn” khi cho biết thêm rằng “vai trò của nhà nước với tư cách là người tổ chức công việc kinh tế đã không được nâng cao”.

Ông Kim đang phải đối mặt với những khó khăn trên nhiều mặt khác nhau và một báo cáo về sức khỏe hồi đầu năm đã đặt ra câu hỏi về việc kế vị.

Các cuộc thảo luận về vấn đề hạt nhân của ông với Tổng thống Trump có khả năng dừng lại, trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc trong tuần này đã bắt đầu các cuộc tập trận chung.

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania, Tổng thống Trump lặp lại tuyên bố của mình rằng Hoa Kỳ sẽ có chiến tranh với Triều Tiên nếu ông không tái đắc cử. Các thành viên Đảng Dân chủ đã cáo buộc Tổng thống Trump làm gia tăng căng thẳng với Bình Nhưỡng đến mức có thể xảy ra xung đột.

Nền kinh tế Bình Nhưỡng đã phải chịu áp lực từ quyết định đóng cửa biên giới của ông Kim vào tháng Giêng do dịch viêm phổi Vũ Hán. Những rắc rối đó có thể khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái lớn nhất kể từ năm 1997, theo Fitch Solutions.

Ngoài ra, những trận mưa xối xả đổ xuống đất nước này vào mùa hè năm nay đã “xóa sổ” đất canh tác, làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực ở quốc gia mà [Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết] khoảng 40% dân số bị thiếu dinh dưỡng.

Triều Tiên đã "khoe rằng" họ không có bất kỳ trường hợp nào xác nhận nhiễm Covid-19, một tuyên bố bị các quan chức Mỹ và Nhật Bản nghi ngờ.

“Trừ khi có một sự thay đổi lớn - chẳng hạn như thúc đẩy cải cách kinh tế hoặc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Nga – nếu không thì Triều Tiên sẽ khó có thể có được sự thịnh vượng kinh tế mà họ đã cam kết”, Yang Moo-jin, một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, người đã cố vấn cho chính phủ Hàn Quốc trong nhiều năm, cho biết.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Kim Jong Un cảnh báo ‘bất thường’, giao ‘trọng trách’ cho em gái khi kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng