Chỉ số Shanghai Composite rớt mạnh sau hàng loạt cú sốc chính sách và tin xấu về Covid-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

TTCK Trung Quốc đã chứng kiến mức giảm sâu nhất Châu Á , nhà đầu tư bán tháo trong cơn hoảng loạn, không phải bởi trận lũ lịch sử nơi có các thiệt hại lớn về con người được cho là do 'nhân họa', mà do rủi ro từ hàng loạt chính sách của Bắc Kinh. Nhóm 50 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch Thượng Hải trở thành nhóm chịu tổn thất lớn nhất trong cú sốc chính sách này.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 94 điểm tương đương 2,56% xuống mức thấp nhất trong hai tháng qua la 2,456 điểm ngay đầu phiên giao dịch hôm nay (26/7), mở đầu cho một tuần mới đầy bất trắc trên TTCK lớn nhất Châu Á này.

Bloomberg còn dùng từ "bán tháo hoảng loạn" để mô tả về TTTCK Trung Quốc trong hai phiên giao dịch vừa qua.

Chỉ số Shanghai Composite rớt xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua trong phiên giao dịch hôm nay (Nguồn: Trading Economics)

Giảm sâu nhất phải kể đến chỉ số Shanghai 50, nhóm 50 doanh nghiệp có mức vốn hóa điều chỉnh lớn nhất của sàn giao dịch Thượng Hải. Trong tuần, giá của Shanghai 50 đã mất 4,73%. So với đầu năm thì nhóm n mất mát tới 11,41%; trở thành chỉ số chứng khoán có tốc độ sụt giảm nhanh nhất Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết chỉ số trên các sàn giao dịch chứng khoán đều tăng so với đầu năm 2021.

TTCK Trung Quốc giảm mạnh nhất Châu Á (so đầu năm 2021), nhóm doanh nghiệp lớn chịu tổn thất nhiều nhất do nhiều rủi ro về chính sách và lo ngại vỡ nợ tín dụng (Nguồn: Trading Economics)

Sự sụt giảm của TTCK Thượng Hải không hề đến từ đợt lũ lịch sử kinh hoàng với nhiều thiệt hại về người và tài sản, được xem là do con người gây ra. Thật ngạc nhiên nó đến trực diện từ các cú sốc chính sách mà Bắc Kinh công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước.

Nôm na là Bắc Kinh tuyên bố rằng sẽ không cấp thêm bất kỳ giấy phép nào cho các dịch vụ dạy thêm ở cơ sở giáo dục các cấp, các cơ sở này đều đã đăng ký với tư cách là tổ chức phi lợi nhuận. Động thái này siết chặt lại thị trường giáo dục tư nhân vốn đang nở rộ tại Trung Quốc.

Thông báo này đã gây ra một đợt bán tháo lớn vào thứ Sáu đối với cổ phiếu của các công ty bao gồm Tập đoàn Giáo dục TAL niêm yết tại Hoa Kỳ và Gaotu Techedu. Theo số liệu của Bloomberg, cú sốc chính sách thổi bay 15 tỷ USD giá trị thị trường của các tập đoàn giáo dục Trung Quốc.

Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn yêu cầu Tencent Holdings (một ông lớn công nghệ) phải chấm dứt hợp đồng độc quyền với các chủ sở hữu bản quyền âm nhạc trong vòng 30 ngày. Đây lại là một động thái chính sách không nằm trong dự đoán khác của Bắc Kinh nhắm vào các ông lớn công nghệ nội địa. Thái độ rõ ràng của Bắc Kinh với các ông lớn này trong việc tăng cường sự hiện diện của ĐCSTQ trong các quyết định kinh doanh, thu hẹp và phân nhỏ quy mô của các ông lớn này để quốc hữu hóa dần dần đã khiến giá của các big tech Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Thêm vào đó, rủi ro vỡ nợ địa phương quá lớn khiến Bắc Kinh và các lãnh đạo địa phương buộc phải có các chuyển động chính sách thắt chặt tín dụng, tăng cường kiểm soát các khoản nợ, các công cụ nợ của chính quyền địa phương. Các nhà đầu tư lo lắng đợt điều chỉnh này có thể dẫn tới nhiều vụ việc 'tái cấu trúc doanh nghiệp', thuật ngữ mờ ám mà Bắc Kinh dành cho những doanh nghiệp đã lâm vào trạng thái phá sản nhưng chưa tuyên bố phá sản.

Về phía COVID-19, lục địa báo cáo 76 ca nhiễm mới vào Chủ nhật, tăng gấp đôi so với với 32 ca được báo cáo vào hôm thứ Bảy, một ngày trước đó.

Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Chỉ số Shanghai Composite rớt mạnh sau hàng loạt cú sốc chính sách và tin xấu về Covid-19