Làm sạch cuối năm không tốn sức: Nước nóng + Xà phòng có khả năng làm sạch siêu việt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn có nghĩ rằng dụng cụ làm sạch và khử trùng tốt nhất lại là nước nóng và xà phòng không?

Thời điểm cuối năm và lễ tết lại đến, nhiều gia đình đang bắt đầu sắm sửa và dọn dẹp để đón chào năm mới với mong muốn sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc làm sạch đồ dùng trong nhà cũng dễ dàng. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chọn mua các sản phẩm tẩy rửa tốt sẽ là một trợ thủ đắc lực cho việc làm sạch.

Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến đâu mới là dụng cụ làm sạch và khử trùng tốt nhất hay chưa?

Lựa chọn xà phòng (chất tẩy rửa) phù hợp

Chất tẩy rửa trên thị trường có thể được chia thành hai loại: một loại dựa trên danh mục khu vực, chẳng hạn như chất tẩy rửa đặc biệt dành cho nhà bếp, chất tẩy đặc biệt trong phòng tắm v.v...; loại còn lại dựa trên phân loại chất liệu hoặc chất bẩn, chẳng hạn như tẩy sạch nấm mốc đặc biệt, chất tẩy rửa cho gạch.

Cách phân loại trên rất rõ ràng và tiện lợi giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn nhanh chóng mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu bạn xem xét kỹ thành phần của những chất tẩy rửa này, chúng có thể được chia thành ba loại: kiềm, axit và trung tính.

Rất ít chất tẩy rửa trung tính, chủ yếu là axit hoặc kiềm, chất tẩy rửa trung tính thường được tổng hợp từ các nguyên liệu hóa học. Ví dụ, xà phòng có tính kiềm nhẹ, và chất tẩy rửa bằng enzym nhẹ cũng có tính kiềm.

Hãy xem kỹ thành phần của chất tẩy rửa, nó không có gì khác hơn ngoài những cái tên quen thuộc như natri hypoclorit, natri hydroxit, natri xitrat, các enzym và các thành phần khác.

Nước ấm (hoặc nóng) rất linh hoạt và có hiệu quả làm sạch tốt hơn nước lạnh

Nước tinh khiết là trung tính và sẽ không phản ứng với axit-bazơ. Mặc dù nó có thể loại bỏ bụi bẩn nói chung, nhưng nếu bạn lau gương, kính, vòi nước và các vật dụng khác bằng nước lạnh, các vật dụng sẽ mất đi vẻ sáng bóng.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước ấm trong suốt quá trình lau ướt, không những hiệu quả làm sạch tốt hơn nước lạnh mà do nước bay hơi nhanh nên bạn không cần phải lau lại.

Trên thị trường có bán nước khử ion và nước điện giải được quảng cáo là có khả năng làm sạch, nói trắng ra là hiệu quả làm sạch của chúng tương đương với nước nóng 40°C. Nếu bạn đeo găng tay dày và lau bằng khăn ẩm ở nhiệt độ 45°C, hiệu quả làm sạch sẽ tốt hơn.

Công thức thực ra khá đơn giản: nước nóng + xà phòng (chất tẩy rửa) + giẻ lau là đủ để loại bỏ hầu hết các chất bẩn.

Tại sao nước sinh hoạt không được đun nhiều lần?

Bạn đã bao giờ nghĩ đến một câu hỏi, tại sao khi đun sôi lại phải đun bằng nước lạnh, thay vì lấy nước nóng từ vòi mà đun? Hơn nữa, sau khi nước đun sôi trở nên ấm nguội, còn có “truyền thuyết” không hâm lại nước sôi để pha trà, pha mì gói?

Nếu nước sinh hoạt được đun nhiều lần thành nước sôi sẽ dẫn tới tích tụ nhiều nồng độ ion khác nhau, thậm chí nếu nồng độ kim loại nặng dù không vượt quá tiêu chuẩn thì nước cũng sẽ bị "cứng" và khó uống.

Bình đun có thể ngay lập tức làm nóng nước. Nó dựa vào nhiệt độ cực cao của kim loại để làm nóng nước lạnh, nồng độ kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên, giống như việc nấu bằng chảo gang, nó sẽ làm tăng nồng độ ion sắt trong nước canh. Vì vậy, bình inox dùng để đun nước phải đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, nếu bình inox không đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn tới hòa tan quá nhiều ion kim loại, từ đó gây hại cho sức khỏe.

Xà phòng truyền thống là tốt nhất để sử dụng

Rửa tay với cục xà phòng có thể rửa sạch vi khuẩn. Tất cả các loại xà phòng thông thường đều đều có khả năng diệt khuẩn, chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để bạn ưu tiên lựa chọn hơn so với các loại sản phẩm tẩy rửa mạnh khác. Và cho dù xà phòng là axit yếu hay bazơ yếu, nó sẽ không làm phai màu bất kỳ bề mặt vật liệu hay sơn nào, vì vậy nó dễ dàng trở thành trợ thủ đắc lực trong việc lau chùi hàng ngày.

Tấm lọc bằng kim loại của chậu rửa bát thường có cặn thức ăn mắc kẹt trong các khe hở của tấm lưới, lúc này bạn chỉ cần lấy cục xà phòng và chà xát trên bề mặt ngoài của tấm lưới lọc sao cho cặn xà phòng có thể bám lên thành lưới. Bạn không cần phải dùng bàn chải, hãy xả nước nhẹ nhàng, phần cặn sẽ được rửa trôi bằng nước, sạch hoàn toàn.

Tương tự, các bộ lọc điều hòa không khí, bộ lọc máy hút ẩm, bộ lọc quạt thông gió phòng tắm… cũng dùng cách tương tự là thoa xà phòng lên bề mặt, để cho xà phòng bám lên, sau đó rửa lại bằng nước để rửa sạch xà phòng. Quá trình này cũng sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn.

Bạn cũng có thể thử cắt nhỏ cục xà phòng, cho nước nóng vào ủ đến khi hơi tan. Lúc cần rửa xoong, chảo, trước tiên bạn hãy xả nước để làm trôi cặn bẩn trong bát đĩa, sau đó ngâm vào nước xà phòng nóng, đợi khi nước nguội hơn rồi rửa bằng tay, không chỉ tiết kiệm công sức mà còn tiết kiệm thời gian hơn máy rửa bát!

Dù là xà phòng làm thủ công hay xà phòng được sản xuất với số lượng lớn trong nhà máy, chúng đều tỏ ra hiệu quả trong việc vệ sinh hàng ngày.

Dùng xà phòng có dễ gây hại cho da không?

Xà phòng tẩy rửa chuyên dụng có tính kiềm, đặc biệt là tẩy nhờn, dầu trên da dễ bị trôi đi khi sử dụng trực tiếp, và da có cảm giác khô, vì vậy tốt nhất bạn nên đeo găng tay khi sử dụng. Xà phòng rửa mặt có tính axit và trung tính, gần với độ pH của da hơn, vì vậy nó có khả năng làm sạch yếu hơn và sẽ không lấy đi hoàn toàn dầu trên da.

Xà phòng có tính axit có khả năng tẩy rửa yếu hơn và ít gây hại cho da tay, bạn có thể sử dụng trực tiếp, nếu sử dụng xà phòng có tính kiềm, bạn cần đeo găng tay.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Làm sạch cuối năm không tốn sức: Nước nóng + Xà phòng có khả năng làm sạch siêu việt