Ngỡ ngàng với loài bướm có đôi cánh trong suốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu bạn đang đi dạo trong một khu rừng nhiệt đới, bạn có thể sẽ bắt gặp loài sinh vật tuyệt đẹp này với đôi cánh trong suốt có thể nhìn xuyên thấu. Loài bướm có bộ chân như chiếc bàn chải này có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ. Đặc điểm hấp dẫn nhất của loài bướm này chính là đôi cánh trong suốt như một ô cửa thủy tinh.

Đôi cánh trong suốt giúp cho loài bướm này có thể “tàng hình” trong khung cảnh xung quanh khi đang bay hoặc khi đi hút mật.

Epoch Times Photo
(Albert Beukhof/Shutterstock)

Trong các rừng mưa nhiệt đới ở Châu Mỹ Latinh, từ Chile đến Mexico, các loài bướm có nhiều chiến thuật để tránh né kẻ săn mồi. Một số loài thì có đôi cánh màu nâu và xám để ẩn mình vào vỏ cây. Loài bướm Monarch thì có màu sắc tươi sáng, với hoa văn nổi bật nhưng lại rất độc hại cho những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, loài bướm có đôi cánh trong suốt lại có nét độc đáo riêng. Nhà nghiên cứu Aaron Pomerantz của UC Berkeley nói với KQED: “Không có nhiều loài cố gắng trở nên vô hình như loài bướm có đôi cánh trong suốt này".

Epoch Times Photo
(Julianne Chapman/Shutterstock)

Loài bướm cánh thủy tinh cũng có những vệt vàng đen nhưng vũ khí tự vệ của chúng lại nằm ở phần trong suốt còn lại.

Ngay cả khi vẫn còn ở trong kén thì đôi cánh của loài này đã trong suốt, đó là vì do thiếu sắc tố. Một video từ KQED đã khẳng định rằng bạn có thể nhìn xuyên qua từng phần của bộ xương ngoài của nó, để xem xem chúng vừa ăn gì xong. Thêm vào đó, bộ xương ngoài của nó được tổ hợp từ một loại vật liệu dày có tên là chitin.

Sâu bướm sau một tuần sẽ có vòi và khi trưởng thành, chúng có những đôi cánh trong suốt do thiếu sắc tố và một số bộ phần đặc biệt nhìn gần như là những sợi lông cực nhỏ.

Epoch Times Photo
(Wansfordphoto/Shutterstock)

Chức năng của lớp vảy lông trên phần cánh là để giúp đôi cánh cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn cũng như chống nước.

Trường hợp thiếu sắc tố và vảy là tương tự như trường hợp sợi tóc không có sắc tố và ánh sáng dễ dàng xuyên qua. Nhưng nếu những đôi cánh này sáng bóng quá lại không giúp cho chúng được an toàn.

Epoch Times Photo
(Jearu/Shutterstock)

Cho nên một kiểu thích nghi có tên gọi là nanopillars đã được hình thành. Bề mặt cánh trong suốt được bao phủ lên một lớp lông cực nhỏ cấu thành từ sáp. Pomerantz cho hay “Những cấu trúc rất rất nhỏ, nhỏ hơn cả sóng ánh sáng. Chúng thực sự, thực sự, thực sự rất nhỏ”.

Những kết cấu dạng tháp nano nhỏ này giúp ánh sáng không bị phản xạ trở lại như trên một bề mặt hoàn toàn trơn nhẵn. Chính cấu trúc này đã giúp Pomerantz hy vọng về các công nghệ chống chói mới.

Epoch Times Photo
(Albert Beukhof/Shutterstock)

Để nhấn mạnh thêm sự hữu ích của nanopillars, Pomerantz nói, "Tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể liên tưởng đến ánh sáng bật ra từ kính hoặc màn hình điện thoại của họ và những thứ tương tự." Về phần mình, ông tin rằng việc nghiên cứu sâu hơn về các cột nano của đôi cánh loài bướm này có thể làm tăng hiệu quả của các tấm pin mặt trời, một nguồn năng lượng quan trọng của tương lai.

“Chúng tôi quan tâm đến quá trình thoát hơi nước - những thứ mà chúng tôi đã học được từ thiên nhiên và áp dụng nó vào công nghệ và sản phẩm của chúng tôi,” ông nói. Khi bạn tìm hiểu kỹ về loài bướm có đôi cánh trong suốt như thủy tinh này, bạn sẽ hiểu được tại sao ông ấy lại được khơi nguồn nhiều cảm hứng như vậy.

Đào Nguyên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ngỡ ngàng với loài bướm có đôi cánh trong suốt