Việt Nam chuẩn bị kịch bản với tình huống dịch COVID-19 xấu nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ Y tế cho biết, tính đến 18h ngày 1/12, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch tăng gần 1.400 người so với 1 ngày trước đó, Việt Nam chuẩn bị kịch bản đối phó với tình huống xấu nhất trong mùa Đông Xuân.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm trên, tổng số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam là 693 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó, số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 553 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 16.756.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở Việt Nam đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng gồm: Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Chuẩn bị kịch bản với tình huống dịch COVID-19 xấu nhất

Ngày 30/11, tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống COVID-19 năm 2020 diễn ra ở TP. Đà Nẵng do Bộ Y tế tổ chức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng TS. Đặng Quang Tấn cho biết, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cần triển khai ngay 5 hoạt động lớn, đặc biệt chuẩn bị kịch bản đối phó với tình huống dịch COVID-19 xấu nhất trong mùa Đông Xuân. Cụ thể:

Đối với Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành, Y tế ngành, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ

  1. Tổ chức thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 24/9/2020.
  2. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan.
  3. Chuẩn bị kịch bản đối phó với tình huống dịch COVID-19 xấu nhất trong mùa Đông Xuân.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch dịch COVID-19.
  2. Thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
  3. Mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng và nhân viên y tế.
  4. Yêu cầu tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối với người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết.
  5. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.
  6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống COVID-19 tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện.
  7. Tập huấn chuyên môn về phòng, chống dịch COVID-19 cho nhân viên.
  8. Dự trữ thuốc, vật tư, thiết bị chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19; chuẩn bị cơ sở điều trị dự phòng khi dịch COVID-19 xảy ra trên địa bàn, khi phong tỏa bệnh viện.

Đối với các đơn vị y tế dự phòng

  1. Thực hiện nghiêm kiểm dịch y tế, bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
  2. Rà soát, kiểm tra giấy xác nhận âm tính với virus corona Vũ Hán đối với tất cả các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh từ nước ngoài.
  3. Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly.
  4. Lên kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng; tổ chức tập huấn, tăng cường đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm, nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm, đáp ứng nhanh khi có tình huống xảy ra.
  5. Nâng cao năng lực của các đội phản ứng nhanh; tiếp tục tổ chức diễn tập, tập huấn.

Đối với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Tham mưu chính quyền địa phương đầu tư nguồn lực, thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi dịch xảy ra trên địa bàn.
  2. Quản lý chặt chẽ, xét nghiệm người nhập cảnh; không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng.
  3. Xây dựng và chuẩn bị các phương án, kịch bản, diễn tập phòng chống dịch theo các tình huống cụ thể khi tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người trên địa bàn.
  4. Chỉ đạo các bệnh viện, phòng khám tư nhân tuyến huyện, tuyến xã thực hiện ngay việc cung cấp thông tin, cập nhật dữ liệu, khai báo, chấm điểm định kỳ dành cho bản đồ chung sống an toàn với dịch.
  5. Kiểm tra, giám sát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với các Viện nghiên cứu

  1. Rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về giám sát, đáp ứng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch và tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới.
  2. Hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ các địa phương thực hiện các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát phát hiện, khoanh vùng dập dịch, cách lý và lấy mẫu xét.
  3. Nghiên cứu, phát triển vaccine phòng bệnh COVID-19, các phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, xác định COVID-19, tập trung hợp tác quốc tế phòng bệnh COVID-19.


Việt Nam chuẩn bị kịch bản với tình huống dịch COVID-19 xấu nhất