Thừa Thiên – Huế ra công điện khẩn trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 4/12, tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành công điện khẩn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Trong Công điện, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu:

  • Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp mình.
  • Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp thiếu có trách nhiệm, không thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo.
  • Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh Viện Trường Đại học Y Huế, các Bệnh viện, các trung tâm y tế và tất cả các cơ sở y tế khẩn trương, nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thực hiện nghiêm túc việc phân luồng các đối tượng vào khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ hoặc có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K.
  • Hạn chế tối đa việc vào thăm thân, thực hiện nguyên tắc mỗi bệnh nhân tại mỗi thời điểm chỉ có 1 người chăm sóc; không tập trung đông người trong các cơ sở y tế.
  • Các cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K không tập trung đông người.
  • Sở Du lịch căn cứ Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở lưu trú để kiểm tra, yêu cầu đóng cửa các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
  • Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế khẩn trương rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch; sẵn sàng đưa cơ sở cách ly, các đội phản ứng nhanh vào hoạt động ngay khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh…
  • Người dân thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhất là tại các cơ sở y tế, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các bến xe, bến tàu, sân ga, trên các phương tiện giao thông công cộng…
  • Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
  • Tạm dừng việc tiếp nhận các đoàn viện trợ, hỗ trợ từ các vùng có dịch đến địa bàn tỉnh từ ngày 4/12 cho đến khi có thông báo mới.
  • Đối với các đoàn đang thực hiện viện trợ, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, chính quyền cấp huyện chỉ đạo các cơ quan y tế địa phương kiểm tra các yếu tố dịch tễ và đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch.

Trong Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm COVID-10 dương tính, Bộ Y tế yêu cầu không được để sót người tiếp xúc với người có xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Theo đó, 5 bước truy vết F1 như sau:

  1. Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ"
  2. Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ" cho bộ phận điều phối truy vết (bộ phận điều phối)
  3. Bước 3: Triển khai truy vết F1
  4. Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1
  5. Bước 5: Tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm

Sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1, tiếp tục truy vết F2 theo các cách sau đây:

  1. Phát Biểu mẫu tự cung cấp thông tin về F2 cho người F1 tự khai báo.
  2. Cơ sở cách ly tập trung, chính quyền địa phương và y tế cơ sở tiếp tục điều tra truy vết F2 tại cộng đồng cũng như hỏi khai thác F2 từ người F1 tại cơ sở cách ly tập trung.
  3. Chuyển danh sách F2 truy vết được cho địa phương để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định.


Thừa Thiên – Huế ra công điện khẩn trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19