Nghỉ 4 ngày dịp 30/4, nên đi đâu trong bối cảnh giãn cách xã hội?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm nay kỳ nghỉ 30/4 kéo dài 4 ngày, một số địa điểm du lịch đã mở cửa trở lại, nhưng nhiều người dân không còn hào hứng.

Năm 2020, ngày 30/4 và quốc tế lao động 1/5 rơi vào thứ năm, thứ sáu nên người lao động sẽ nghỉ hai ngày này, cộng với hai ngày cuối tuần 2-3/5. Như vậy, đợt nghỉ này sẽ kéo dài 4 ngày liên tiếp.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đối với các cơ quan không nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật thì sẽ căn cứ vào kế hoạch cụ thể để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Lịch nghỉ dịp 30/4 và 1/5
Lịch nghỉ dịp 30/4 và 1/5

Đảm bảo giao thông

Để phục vụ nhu cầu đi lại trong đợt nghỉ 30/4 ở thời điểm dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu có phương án vận tải phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, TP. HCM với các địa phương và đầu mối giao thông lớn.

Công điện số 480/CĐ-TTg nhấn mạnh việc xây dựng các phương án tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao, các khu du lịch.

Nhiều nơi đón du khách trở lại

Sau thời gian đóng cửa du lịch để phòng chống dịch bệnh, đến nay nhiều địa phương đã cho phép các cơ sở kinh doanh du lịch đón khách trở lại, theo báo Vnexpress.

  • Tỉnh Quảng Nam cho phép các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà khách, homestay (ở nhà người dân địa phương) được đón khách từ các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp theo công bố của Ban chỉ đạo quốc gia. Các nơi được phép tổ chức các tour du lịch ngoài trời nhưng số lượng không quá 10 người/tour.
  • Tỉnh Bình Thuận cho phép các cơ sở lưu trú hoạt động, nhưng không được sắp xếp quá 2 người một phòng và phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về phòng, chống Covid-19. Xe hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch... chở tối đa không quá 50% sức chứa và không vượt quá 20 người/xe 45 chỗ.
  • Đà Nẵng, Bình Định cũng đã cho người dân và du khách tắm biển trở lại nhưng phải đảm bảo không tụ tập đông người cùng lúc.
  • Gia Lai cho phép các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương được phép mở cửa đón khách trong nước. Trong khi đó, tỉnh vẫn tạm dừng các lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật, dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, cơ sở làm đẹp, các giải đấu thể thao đông người.
  • Lâm Đồng cũng mở cửa các hoạt động lưu trú du lịch nhưng phải đảm bảo các quy định phòng dịch, khai báo y tế. Các khu điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được đón khách. Chợ đêm Đà Lạt hoạt động lại và phải đảm bảo các quươi định phòng dịch.
  • Tỉnh Cà Mau đồng ý cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh mở cửa đón khách trong và ngoài tỉnh từ 29/4. Trước đó, ngày 16/4, các khu, điểm du lịch được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ cho khách nội tỉnh.
  • Tỉnh Kiên Giang cũng cho phép các hoạt động lữ hành, lưu trú, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh được trở lại hoạt động bình thường.
  • Đối với đảo Phú Quốc, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống được phép đón khách. Các hãng bay nội địa mỗi ngày bay 2 lượt chở khách đến và đi khỏi đảo.
  • Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn "tiếp tục cách ly các hoạt động trong xã hội" để phòng chống Covid-19.
  • Tỉnh Ninh Thuận cũng tiếp tục dừng các hoạt động tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa; các làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục tạm dừng đón khách tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn.

Nhiều người 'chán' nghỉ 30/4

Tuy nhiên theo ghi nhận ý kiến của bạn đọc thì nhiều người tỏ ra không "hào hứng" với dịp nghỉ này. Dưới đây là một số bình luận của bạn đọc trên Vnexpress:

  • "Mình nghỉ tết covid chán lắm rồi. Suốt từ giữa tháng 2. Hết dịch mình xin phép ko nghỉ lễ ạ." (Tuanhle180)
  • "Nghỉ lễ bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả, càng tập trung đông người càng nguy hiểm" (chau nguyen)
  • "Nghe tin nghỉ liên tiếp 4 ngày, ai cũng thấy bình thường vì đã nghỉ nhiều rồi. Không ai vui vì có dịch cũng chả đi đâu được. Có khi lại buồn chút ít vì phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng để qua cơn dịch này. Khổ thật. Cả thế giới đều khổ." (Nguoi xa la)
  • "Lần đầu tiên đọc tin nghỉ lễ tận 4 ngày mà rầu" (Nguyen Hieu)
  • "Lần đầu tiên thấy người dân Việt Nam ta ngán nghỉ lễ" (Vũ Thành Hiệu)
  • "Tôi nghĩ là không cần thiết nghỉ lễ 30/4, 1/5, 2/9 trong năm nay nữa, lo mà tăng gia sản xuất để vượt mùa dịch, nghỉ cả tháng nay rồi, tiếc gì vài ngày lễ." (Thai Anh Le)

Xem thêm:

Việt Nam

Nghỉ 4 ngày dịp 30/4, nên đi đâu trong bối cảnh giãn cách xã hội?