9 kỹ năng cần dạy trẻ thoát hiểm trong đám cháy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trẻ em dễ bị thương và tử vong trong các đám cháy do không hiểu biết về các kỹ năng thoát hiểm. Vì vậy, các bậc cha mẹ, người thân và thầy cô cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng để thoát nạn trong trường hợp xảy ra cháy nổ.

Trong các vụ hỏa hoạn, phần lớn nạn nhân bị ngất, tử vong do ngạt khói, khí, hơi độc trước khi chết vì bỏng.

Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như: CO2, CO, axit hữu cơ, amoniac…, trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Khi hít phải quá nhiều loại khí này, người gặp nạn có thể bị ngộ độc cấp tính. Các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy.

Các triệu chứng tổn thương khi bị ngạt khí như: chảy nước mắt, viêm kết mạc, ho, khạc ra đờm có than, khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, lông, tóc… Nếu nhẹ, thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình, người bị ngạt khí cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.

Do đó, cần trang bị những kỹ năng sơ cứu ngạt khí cơ bản để bảo vệ bản thân cũng như người khác, đặc biệt là các em nhỏ, để tránh khỏi những vụ tai nạn cháy nổ thương tâm.

Do đó, cần trang bị những kỹ năng sơ cứu ngạt khí cơ bản để bảo vệ bản thân cũng như người khác, đặc biệt là các em nhỏ, để tránh khỏi những vụ tai nạn cháy nổ thương tâm.

  1. Khi phát hiện, ngửi thấy mùi lửa, khói bốc lên thì gọi ngay tới số điện thoại 114 – lực lượng phòng cháy chữa cháy để được giúp đỡ. Nếu như bị kẹt trong đám cháy, trẻ cần thật bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của người lớn.

2. Tuyệt đối không nấp trong phòng, nhà vệ sinh.

3. Hướng dẫn cho trẻ nắm rõ các lối thoát hiểm trong nhà như: cửa trước, cửa sau, lối thông sang nhà bên cạnh.

Nếu ở chung cư, nhà cao tầng, khi lối ra cửa chính ở tầng 1 chưa bị đám cháy bao trùm thì chạy thoát ra cửa chính bằng cách đi theo các biển, đèn chỉ dẫn thoát nạn. Nếu lối cửa chính bị lửa khói bao trùm thì tìm lối thoát nạn khác: ban công, cửa sổ, sân thượng sang mái nhà, công trình bên cạnh hoặc xuống đất bằng thang.

Chỉ cho bé thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Tuyệt đối không đi bằng cầu thang máy.

4. Nếu phải băng qua lửa thì phải dùng chăn, mền sấp nước và cuốn chặt vào người nhanh chóng thoát ra ngoài.

5. Trong trường hợp ở chung cư, khi khói đã che khủ hết không tìm được lối ra, hãy quay về chung cư của mình nếu mang được điện thoại trên người thì càng tốt để nhanh chóng gọi cho 114, thông báo đang ở phòng số mấy, ra ngoài ban công, cửa sổ dùng một vật gì đó dễ phát hiện và la lớn lên để mọi người biết vị trí của mình.

6. Dạy trẻ quan sát vị trí các biển báo thoát hiểm dạ quang, biển báo PCCC dạ quang để thoát ra ngoài nhanh nhất.

7. Hướng dẫn trẻ dùng khăn ướt để bịt mũi và cúi sát người xuống sàn nhà khi thoát nạn trong đám cháy. Khi di chuyển, trẻ cần lấy khăn ướt, bịt vào mũi để tránh khí độc nhiễm vào có thể gây ngạt thở. Trẻ phải cúi thấp người xuống càng tốt vì càng sát đất thì khói và khí độc càng ít hơn.

8. Người lớn cũng nên dạy cho trẻ cách sử dụng bình chữa cháy để dập tắt những đám cháy nhỏ, kiểm soát được hành vi, nhận thức của mình khi xảy ra cháy nổ.

9. Để tăng khả năng sống sót trong trường hợp cháy nổ, đông người, hỗn loạn, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ không chạy ngược dòng đám đông hoặc chèn ngang vì khả năng bị kẹt, dẫm đạp lên nhau dẫn đến trường hợp bị ngạt thở và tử vong.

Trong trường hợp này, thay vì hùa theo đám đông, trẻ cần bình tĩnh tinh mắt, quan sát vị trí các biển báo thoát (exit) dạ quang, bình PCCC để tìm ra lối thoát hiểm nhanh chóng nhất. Trẻ không được chần chừ, cố ở lại để giữ đồ dùng của mình vì đám cháy lớn rất nhanh, đe dọa tính mạng.

Anh Thư



BÀI CHỌN LỌC

9 kỹ năng cần dạy trẻ thoát hiểm trong đám cháy