Cấp cứu 9 công nhân bị ngộ độc do ăn rau muống biển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiều 13/10, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, vừa cấp cứu 9 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn rau muống biển.

Truyền thông Việt Nam cho biết, trước đó, tối 12/10, sau khi ăn món rau muống biển xào tỏi, 9 công nhân (quê tỉnh Hòa Bình) đang làm xây dựng cho một công trình tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới đã xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng.

Ngay sau đó, 9 công nhân này được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

Trong 9 bệnh nhân này, có 7 trường hợp nặng phải điều trị, 2 trường hợp còn lại nhẹ hơn, chỉ cần theo dõi. Đến sáng 13/10, các bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện về nhà.

Người thân các bệnh nhân cho biết, thấy đọt rau muống biển xanh non nên đầu bếp đã hái và chế biến món rau xào tỏi để ăn, không ngờ lại bị ngộ độc.

Với phụ nữ có thai, những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hoặc đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa thì không nên ăn rau muống biển.
Với phụ nữ có thai, những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hoặc đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa thì không nên ăn rau muống biển.

Rau muống biển còn có tên gọi khác là mã an đằng, nhị diệp hồng thự,...; tên khoa học của nó là Ipomoea pescarpae (L.). Bề ngoài của rau muống biển khá giống với cây rau khoai lang vì chúng đều là một loài thực vật thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae.

Trong rau muống biển có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cây được lựa chọn làm vị thuốc trong các bài thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hoặc đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa thì không nên ăn. Do đó, để có được hiệu quả tốt nhất, người dùng nên chú ý sử dụng cây rau muống biển một cách phù hợp và khoa học.


Cấp cứu 9 công nhân bị ngộ độc do ăn rau muống biển