Vương triều những năm cuối nhiều dị tượng, Triều đại Đỏ kết thúc cũng có dấu vết lần theo [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi một vương triều diệt vong, ngoại trừ phát sinh đủ loại thiên tai, thì còn có các loại dị tượng chưa từng xuất hiện. Thế nhân sau khi suy ngẫm về những chuyện này, mới có thể nhận ra rằng tất cả chính là cảnh báo của Thiên Thượng.

Trước tiên, chúng ta hãy lấy những năm cuối triều Minh làm thí dụ.

Ôn dịch từng trận liên tiếp

Minh triều được thành lập vào năm 1368, sụp đổ năm 1644, trải qua 12 đời, 16 vị Hoàng đế, kéo dài 276 Năm. Trong suốt hai mươi mấy năm trị vì của hai vị hoàng đế cuối cùng là Minh Hi Tông và Sùng Trinh, tai hoạ cùng dị tượng nhiều lần xuất hiện.

Các tai họa chủ yếu là ôn dịch, có thể nói rằng ôn dịch xảy ra ở các nơi vào thời Minh mạt là 'trận này nối tiếp trận khác'. Vào năm Sùng Trinh thứ 14 (năm 1641), địa khu Bắc Kinh - Thiên Tân và Ngô Giang, Giang Tô đều bị đại dịch hoành hành. "Ngô Giang Chí" nói rằng: "Trong thành người nằm ngổn ngang, chết không bỏ sót loại người nào".

Trong hai năm Sùng Trinh thứ 16, 17 là đỉnh điểm của ôn dịch tại Sơn Tây. Vào năm Sùng Trinh thứ 16, đại dịch xảy ra ở huyện Hồn Nguyên, "có rất nhiều người chết". Năm Sùng Trinh thứ 17 (năm 1644), phủ Đại Đồng lại phát sinh một trận ôn dịch khác, còn huyện Linh Khâu thì "ôn dịch hoành hành, người chết hơn phân nửa". Đại ôn dịch tại Lộ An ở Nam bộ, "người bệnh nổi hạch, hoặc nôn đờm máu, không dám thăm hỏi nhau, có gia đình cả nhà chết hết không có người chôn cất".

Mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 17, Ngô Giang lại lần nữa bị ôn dịch hoành hành, kéo dài hơn một tháng, cướp đi một số lượng lớn người dân Ngô Giang. Cùng năm, kinh thành bị bệnh dịch hạch đại tác, gây nên thảm cảnh "mười nhà thì có chín nhà trống, thậm chí có hộ gia đình tẫn tuyệt, không còn có ai để thu liệm người chết".

Hoàng đế Sùng Trinh. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Hoàng đế Sùng Trinh. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Dị tượng kinh người

Ngoài dịch bệnh, còn có dị tượng xuất hiện ở khắp nơi. Các sách sử như "Tuy sử", "Khách trung nhàn tập"... ghi chép: Vào lúc 9 giờ sáng ngày mùng 6 tháng 5 của năm Hi Tông Thiên Khải thứ 6 (năm 1626), mặt trời lên cao, gần kho thuốc nổ của Nhà máy Vương Cung ở góc Tây Nam thành Bắc Kinh, bất ngờ có tiếng như tiếng rống, vang từ thành phía đông bắc dần đến thành tây góc phía nam, đồng thời có một quả cầu lửa đặc biệt lớn nhấp nhô trên không trung. Giữa tiếng nổ, bầu trời xuất hiện những đám mây không màu bay tứ tung, có những đám mây màu đen hình cây nấm linh chi, đứng thẳng như cột trụ ở góc tây nam của thành. Trong phút chốc, trời đất mờ mịt, khói bụi bay lên, bầu trời giống như sụp đổ, nhấn chìm mọi thứ.

Từ phía đông Phụ Thành Môn đến phía bắc đường phố Hình Bộ, trong phạm vi rộng 1.500 - 2.000 mét, dài 6.500 mét, rất nhiều gỗ, đá, thi thể người và xác chim rơi xuống từ bầu trời giống như mưa. Ngự sử Hà Đình Xu, Phan Vân Dực đều thiệt mạng, cả gia đình bị chôn vùi trong đống đổ nát. Mấy vạn ngôi nhà, hơn 2 vạn người bị thổi thành bột, đống đổ nát bay lên không trung, quần áo bay xa đến tận Xương Bình, người chết đều không mảnh vải che thân.

Những người thợ thủ công đang làm việc trong Tử Cấm Thành cũng bị hất tung khỏi giàn giáo, 2.000 người rơi xuống thành "đống thịt". Những con voi chuẩn bị cho hoàng đế xuất cung vì sợ hãi mà bỏ chạy ra khỏi chuồng, chúng chạy tán loạn trên đường, giẫm đạp khiến người chết vô số.

Cùng ngày xuất hiện dị tượng hiếm thấy này, cũng phát sinh hai sự việc quái dị. Một là Khâm Thiên Giám thượng tấu, nói: "Mặt đất ầm ầm như sấm, từ Đông Bắc ngược lên đến Tây Nam có mây khí chướng trời. Sau khi xem bói thì cho rằng đây là do 'thiên hạ loạn binh đao' gây nên hung tượng diệt vong". Hoạn quan nắm giữ triều cương Ngụy Trung Hiền sau khi nghe nói vậy, cho rằng đây là yêu ngôn làm mê hoặc dân chúng, bèn thượng tấu đánh chết viên quan này.

Một chuyện khác là, một người thị vệ ở cửa thành Địa An Môn đột nhiên nghe thấy tiếng nhạc, một đoạn nhạc thô truyền qua, sau đó là một đoạn nhạc tinh, cứ như thế lặp lại ba lần, tất cả mọi người đều cảm thấy quái lạ. Sau đó phát hiện thanh âm đến từ miếu Hỏa Thần ở Địa An Môn. Hơn nữa còn nhìn thấy quả cầu lửa bay ra khỏi ngôi miếu, bay lên không trung, kéo theo đó là những thảm cảnh.

Ngoài ra, mấy ngày trước khi thảm kịch xảy đến, thậm chí một năm trước đó, đều xuất hiện dị tượng. Hai ngày trước, mây đen xuất hiện trên bầu trời; Ba ngày trước, phía đông bắc xuất hiện mây khí màu đỏ; Bốn ngày trước, có người nhìn thấy trước vọng lâu có ảnh lửa, đom đóm màu xanh, to như bánh xe; Năm ngày trước, tri phủ tế Nam tỉnh Sơn Đông đi đến miếu Thành Hoàng dâng hương, vừa tới cửa miếu, Tri phủ cùng tùy tùng bỗng nhiên bị hôn mê một cách khó hiểu; Buổi chiều tám ngày trước, trên bầu trời góc đông bắc có mây khí giống như cờ, lại như quan đao, đầu tiên là màu trắng, sau biến thành màu đỏ máu; Mười bốn ngày trước, bất ngờ xuất hiện “sương trắng như bông lau, giữa ban ngày chẳng tan”, tình trạng sương giá rất nghiêm trọng; Một tháng trước, chim quỷ xa dừng lại ở chỗ đài qua sát của kinh thành, ngày đêm kêu thảm thiết; Một năm trước thì hạn hán.

Đến giữa những năm Sùng Trinh, dị tượng tương tự cũng xảy ra không ít. Vào năm Sùng Trinh thứ 9 (năm 1636), tượng Thánh ở miếu Khổng Tử tại huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, hai mắt rơi lệ như mồ hôi, chảy ròng rã suốt ba ngày liền. Phía trước Phủ học Phượng Tường, Thiểm Tây, có mấy vạn con chim hiếm thấy bay đến tụ tập. Cũng vào năm này, Hoàng Thái Cực thành lập triều Đại Thanh.

Vào mùa thu năm Sùng Trinh thứ 10 (năm 1637), châu chấu ở Thiểm Tây che khuất bầu trời, những nơi chúng bay qua mùa màng đều không thể thu hoạch. Sang năm Sùng Trinh thứ 11, Thiểm Tây vẫn bị châu chấu tàn phá, dân chúng đói khổ lầm than. Vào mùa hè năm Sùng Trinh thứ 12, một ngôi sao đáp xuống nhà của họa sĩ Phượng Tường Viên, nó không chạm đất mà xoay tròn, một lúc lâu sau dần dần lên cao rồi bay đi, chiếu sáng mấy chục dặm. Về sau, xuất hiện tình trạng chuột lớn thành đàn ăn trâu bò, chỉ còn lại xương.

Vào năm Sùng Trinh thứ 14 (năm 1641), thành Gia Hưng rung chấn như sắp đổ sập, khi ấy được gọi là "Thành sầu". Vào năm này, một trận chiến cuối cùng mang tính quyết định giữa triều Minh và triều Thanh đã được phát động tại địa khu Cẩm Châu của Liêu Ninh, sử xưng là "đại chiến Tùng Cẩm". Lăng phong tổ tiên triều Minh ở Phượng Dương phát ra tiếng kêu gào rung chuyển hơn ba năm. Được mai táng trong tổ lăng này chính là cha mẹ và các anh chị em của Minh Thái Tổ.

Vào năm Sùng Trinh thứ 15 (năm 1642), Sùng Trinh Đế trong lúc đang phê duyệt công báo, trong điện Phụng Tiên đột nhiên có bóng người ngã rơi xuống đất, sau đó đầu bù tóc rối khóc lóc rời cung điện như một bóng ma, rất nhiều đại thần đều nhìn thấy. Không lâu sau, trong hậu cung truyền ra âm thanh "Tiếp giá", nhưng chỉ thấy một phụ nữ lớn tuổi có nghi trượng hộ vệ xuất hiện. Một vị thái giám lâu năm nhận ra đó chính là Thái hậu Lý thị Hiếu Định đã chết, mẹ đẻ của Minh Thần Tông, bà cố của Sùng Trinh. Sùng Trinh Đế sau khi nghe nói như vậy thì im lặng một hồi lâu.

Theo "Minh sử", Lý Thái hậu vững tin Phật giáo, các bức chân dung của bà trong cung, đều là ngồi ngay ngắn trên bảo tọa Cửu Liên. Sau khi Sùng Trinh Đế lên ngôi đã nhốt các cháu trai của Lý Thái hậu vào ngục và đánh chết. Về sau, người con thứ 5 của Sùng Trinh là Chu Từ Hoán lúc 5 tuổi bị bệnh nặng, trước khi chết nói với phụ hoàng rằng, Lý Thái hậu cho rằng Hoàng đế đối xử tệ với ngoại thích của mình, cho nên các hoàng tử đều phải chết yểu. Bởi vậy, Sùng Trinh Đế lần này trông thấy Lý Thái hậu hiện thân, cho rằng không phải là điềm lành.

Cũng trong năm này, điện Hoàng Cực trong Tử Cấm Thành đột nhiên xuất hiện một đám khói đen, nhìn kỹ mới phát hiện dày đặc muỗi vằn đỏ bay lượn suốt ba ngày. Đến mùa đông, quân sĩ canh gác Thái Miếu phát hiện, có một con vật cao mấy trượng hình dạng giống như con trâu đen, chạy ra khỏi cung từ Ngọ môn sang Đoan môn, đây là "hắc sảnh" (một loại quái vật), còn "xích sảnh" là chưa từng có. Cổ nhân cho rằng, "sảnh" là điềm báo phát sinh thiên tai, thậm chí chính là hiện thân của tai họa.

Vào năm Sùng Trinh thứ 16 (năm 1643), ở cổng phía nam thành Hoàng Châu, Hồ Bắc, phát ra tiếng khóc năm ngày mới dừng lại. Vào năm triều Minh diệt vong, tức năm Sùng Trinh thứ 17 (năm 1644), dị tượng càng xuất hiện tấp nập hơn.

Vào tháng 2, khi đại quân Lý Tự Thành liên tiếp tới gần Bắc Kinh, Sùng Trinh Đế nhận được tấu, lăng mộ Minh Thái Tổ ở Nam Kinh vào ban đêm truyền ra tiếng khóc. Cái này chính là dấu hiệu vong quốc. Nam Kinh là nơi xuất sinh ra Minh triều, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương an táng ở nơi này. Nơi vùng đất là nền móng của triều Minh lại xuất hiện dị tượng như thế, thì Minh triều diệt vong xác thực là không còn xa. Không lâu sau, Khâm Thiên Giám tấu rằng sao Đế Tinh đã dời xuống.

Vào mùa xuân, có một người lính thuộc đội quân tuần tra của kinh thành nghỉ đêm ở đường phố Kỳ Bàn. Đến lúc canh một, có một ông lão xuất hiện dặn dò: "Nửa đêm giờ Tý, sẽ có một người phụ nữ mặc đồ trắng khóc lóc đi từ tây sang đông, nhất định không để bà ấy đi qua. Nếu như đi qua, sẽ có tại họa rất lớn. Nếu như có thể ngăn được đến lúc gà gáy, tai hoạ sẽ có thể miễn trừ. Ta là Thần Thổ địa ở nơi này, cho nên đến đây bẩm báo".

Quả nhiên đến giờ Tý, có một người phụ nữ mặc đồ trắng khóc lóc đi ngang qua, và người lính tuần tra đã ngăn lại. Người phụ nữ bèn quay trở lại. Tuy nhiên, người lính này không nghe lời khuyên bảo của Thần Thổ địa là phải kiên trì đến lúc gà gáy, mà trước lúc đó lại ngủ thiếp đi. Bởi vậy, người phụ nữ kia thừa dịp đi về hướng Đông, còn đánh thức người quân sĩ rồi nói: "Ta là Tang môn Thần, Thượng Đế sai ta xuống trừng phạt người ở nơi này, cớ gì nghe lời ông lão nói mà ngăn cản ta? Tai hoạ đến thì ngươi cũng phải gánh chịu". Nói dứt lời thì người đã không thấy tăm hơi đâu nữa.

Người lính kia nghe xong thì vô cùng sợ hãi, lập tức chạy vội về nhà báo cho người nhà, còn chưa nói xong thì đã ngã xuống đất mà chết. Không lâu sau, kinh thành xuất hiện đại ôn dịch.

Trung Quốc hiện nay nhiều lần xuất hiện địa chấn, báo hiệu chính quyền bất ổn

Cùng với các loại dị tượng này, triều Minh đi đến diệt vong, mà tất cả các triều đại trong lịch sử trước khi diệt vong đều xuất hiện các tai họa và dị tượng. Ngày nay, lịch sử dường như đang tái diễn.

Tại Trung Quốc đại lục hiện nay, mọi người bằng mắt trần cũng có thể thấy rằng mười mấy năm qua, trên vùng đất Trung Quốc đại địa tai hoạ càng ngày càng nhiều, hạn hán, thủy tai, địa chấn, nạn châu chấu, bão cát, nhiệt độ cao, thủy triều đỏ, mưa to, ôn dịch... Mới đây, trận lũ lịch sử ở Trịnh Châu, Hà Nam dường như vẫn còn mới mẻ trong ký ức người dân, mà hậu quả là tổn thất về người và tài sản vô cùng to lớn. Còn bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán thì càng liên tiếp bùng phát.

Vì độ dài bài viết có hạn, nay chỉ lấy động đất làm ví dụ. Nhiều người không nhận ra rằng, từ tháng 7 đến tháng 9 này, các trận động đất xảy ra rất thường xuyên, có lẽ bởi vì cấp độ động đất không cao nên rất nhiều người không để mắt đến.

Ví dụ, vào ngày 13/9, một trận động đất mạnh 3,2 độ Richter đã xảy ra tại thành phố Kuqa, tỉnh Aksu, Tân Cương.

Vào ngày 12/9, một trận động đất 3,1 độ Richter xảy ra ở quận Yizhou, thành phố Hami, Tân Cương; trận động đất 2,9 độ Richter xảy ra ở huyện Trường Ninh, thành phố Nghi Tân, Tứ Xuyên; trận động đất 3,0 độ richter xảy ra ở thành phố Atushi, Tô Châu, Kizyl, Tân Cương; trận động đất 3,0 độ richter xảy ra ở thành phố Kinh Tây, thành phố Bách Sắc, Quảng Tây.

Vào ngày 11/9, một trận động đất 4,3 độ Richter đã xảy ra tại quận Đức Bảo, thành phố Bách Sắc, Quảng Tây. Ngày 10/9, một trận động đất mạnh 4,0 độ Richter đã xảy ra tại quận Pishan, tỉnh Hotan, Tân Cương.

Vào ngày 9/9, một trận động đất có cường độ 3,0 độ Richter đã xảy ra tại quận Pishan, tỉnh Hotan, Tân Cương. Ngày 8/9, một trận động đất mạnh 3,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Shaya, tỉnh Aksu, Tân Cương.

Ngày 6/9, một trận động đất 3,8 độ Richter đã xảy ra ở Atushi, Tô Châu, Kizyl, Tân Cương. Ngày 3/9, một trận động đất 4,8 độ richter đã xảy ra tại huyện Củng, thành phố Nghi Tân, Tứ Xuyên.

Ngày 1/9, một trận động đất có cường độ 3,7 độ Richter đã xảy ra tại huyện Hưng Văn, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên.

Ngày 30/8, một trận động đất mạnh 3,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Ninh Nam, châu Lương Sơn, Tứ Xuyên.

Ngày 26/8, một trận động đất mạnh 5,5 độ Richter đã xảy ra tại huyện Aksai, thành phố Tửu Tuyền, Cam Túc. Vào ngày 25/8, một trận động đất mạnh 4.0 độ Richter đã xảy ra ở huyện Zanda, khu Ngari, Tây Tạng.

Ngày 24/8, một trận động đất mạnh 3,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Lô, thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 21/8, một trận động đất mạnh 4,5 độ Richter đã xảy ra tại quận Tinh Quan, thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu.

Vào ngày 18/8, một trận động đất 3,9 độ Richter xảy ra ở huyện Mạc Hà, khu Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang; trận động đất 2.0 độ Richter xảy ra ở quận Tĩnh Hải, Thiên Tân; trận động đất 3.2 độ Richter xảy ra ở huyện Biru, thành phố Nagqu, Tây Tạng; trận động đất 3,4 độ xảy ra ở huyện Yangbi, quận Đại Lý, tỉnh Vân Nam.

Ngày 16/8, một trận động đất mạnh 3,0 độ Richter đã xảy ra tại thành phố Ngọc Thụ, quận Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải. Ngày 13/8, một trận động đất mạnh 3,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Mã Đa, quận Quả Lạc, tỉnh Thanh Hải.

Ngày 9/8, một trận động đất 4,8 độ Richter đã xảy ra ở Atushi, Tô Châu, Kizil, Tân Cương. Ngày 4/8, một trận động đất mạnh 4,8 độ Richter đã xảy ra tại huyện Đức Bảo, thành phố Bách Sắc, Quảng Tây.

Ngày 29/7, một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Trị Đa, quận Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải. Ngày 25/7, một trận động đất 3,9 độ Richter đã xảy ra tại huyện A Bá, châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên.

Ngày 18/7, một trận động đất mạnh 3,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Củng, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 15/7, một trận động đất có cường độ 3,7 độ Richter đã xảy ra tại huyện Ninh Tấn, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc.

Ngày 13/7, một trận động đất mạnh 3,8 độ Richter đã xảy ra tại huyện Túc Nam, thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc.

Vào ngày 7/7, một trận động đất mạnh 4,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Mã Thấm, châu Quả Lạc, tỉnh Thanh Hải. Cùng ngày, một trận động đất 4,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Uy Tín, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam.

Người xưa cho rằng, động đất là dấu hiệu cho thấy các quan đại thần không trung thực, chính quyền bất ổn, cách khắc phục là đế vương cần phải trở nên hiền lương chính trực hơn để dẹp yên thiên hạ. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi lại có rất nhiều trận địa chấn như thế, chẳng phải ông Trời đang cố gắng "đánh thức" thế nhân hay sao?

Trung Quốc đại lục hiện nay nhiều lần xuất hiện địa chấn, báo hiệu chính quyền bất ổn. (JOHANNES EISELE, FREDERIC J. BROWN / AFP via Getty Images)
Trung Quốc đại lục hiện nay nhiều lần xuất hiện địa chấn, báo hiệu chính quyền bất ổn. (JOHANNES EISELE, FREDERIC J. BROWN / AFP via Getty Images)

Dị tượng xuất hiện

Cùng với đủ loại thiên tai, kéo theo muôn hình vạn trạng các loại dị tượng. Nếu bạn cẩn thận để ý, sẽ phát hiện rằng thực sự có rất nhiều dị tượng trong mười mấy năm qua. Do giới hạn về độ dài bài viết, hãy lấy những dị tượng tương tự đã xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay làm ví dụ.

Vào ngày 12 tháng 9, một số lượng lớn chim én tụ tập và bay lượn trên đường Bắc của nhà ga Tanggu, Thiên Tân, cảnh tượng rất kinh dị. Người quay video cho biết: "Quá bất thường. Những con chim én này không biết từ đâu đến. Quá tà dị. Tôi chưa từng thấy cảnh tượng nào như vậy!"

Vào tối ngày 8 tháng 9, một số lượng lớn đom đóm được phát hiện ở Nguyên Giang, Hồ Nam, giống như tuyết bay, nhảy múa điên cuồng. Cư dân địa phương cho biết, họ chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng như vậy!

Vào sáng ngày 8 tháng 9, một cột sáng khổng lồ chiếu từ trên trời chiếu xuống một trung tâm mua sắm ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, ở giữa cột sáng còn có những đường lằn ngang giống như một cái thang. Trước đó vài ngày, cảnh tượng tương tự cũng xuất hiện ở huyện Song Phong, Hồ Nam.

Ngày 6/9, côn trùng xuất hiện bay đầy trời như mây đen ở Mãn Châu Lý, Nội Mông, người dân ngứa ran cả da đầu, có người khi đi ra ngoài phải đeo túi lưới, có người còn đeo túi ni lông trên đầu để tránh côn trùng.

Sáng ngày 5/9, một con thiên nga đen ở phương Tây được coi là "điềm xấu" đã bất ngờ đáp xuống quảng trường Thiên An Môn. Thời Trung Quốc cổ đại, cũng có một câu nói rằng: "dã điểu nhập miếu, xã tắc vi khư", ý rằng chim hoang dã bay vào miếu, thì đó là dị tượng diệt vong. Mà phần mộ của Mao Trạch Đông trên quảng trường Thiên An Môn cũng có thể được coi là "Thái Miếu" của ĐCSTQ.

Cùng ngày 5/9, bốn nơi đồng thời xuất hiện động đất, đó là: trận động đất 2,4 độ richter ở thành phố Hải Đông, Thanh Hải; động đất 3,4 độ richter ở huyện Bì Sơn, địa khu Hoa Điền, Tân Cương; trận động đất 3,2 độ richter ở huyện Cửu Trại Câu, châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên; và trận động đất 4,2 độ richter ở huyện Diệp Thành, địa khu Kashgar, Tân Cương.

Vào ngày 4 tháng 9, hầm trú ẩn ở núi Yêu Cổ, quận An Tắc, thành phố Diên An, nơi được gọi là "thánh địa cách mạng" của ĐCSTQ, đã bị đổ sập, khiến ít nhất 6 lỗ hầm trú ẩn bị sập. Dị tượng như vậy xuất hiện ở hang ổ của ĐCSTQ, cũng giống như tiếng khóc phát ra lúc nửa đêm từ lăng mộ triều Minh ở Nam Kinh năm xưa, đều được coi là điềm đại hung. Cùng ngày, nhiều nơi ở Tân Cương xuất hiện động đất.

Vào ngày 2 tháng 8, một trận bão cát đã xảy ra ở Đôn Hoàng, Cam Túc, bầu trời chuyển từ màu đỏ sang màu vàng và những màu sắc kỳ quái rất đáng sợ. Người và xe cộ trên đường phố ngập trong cát vàng.

Tối 1/8, trên cây cầu ở thị trấn Huy Phát Thành, huyện Huy Nam, thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm, xuất hiện dày đặc những con bướm đêm, người dân địa phương kinh hãi thốt lên: "Từ trước tới nay chưa từng thấy!"

Vào tối ngày 31 tháng 7, mây đen bao phủ thành phố Hàm Đan, Hà Bắc, cuộn thành những đám mây đen hình cầu không ngừng lăn tới, nuốt chửng mọi thứ, hiện ra một cảnh tượng kinh hoàng đáng sợ như Địa ngục. Cùng ngày, một cơn cuồng phong mạnh hơn cấp 10 đã quét qua khu khai thác Phong Phong ở Hàm Đan, lật tung nhiều mái nhà, người đi đường phải nằm rạp xuống mặt đất để tránh bị gió thổi bay.

Ngày 30 tháng 7, xuất hiện dị tượng một số lượng lớn chim én bay tại cầu La Cổ ở Lâm Phần, Sơn Tây. Một số cư dân mạng cho rằng: "Chim én bay khỏi nơi chẳng lành. Không phải động đất thì cũng là lũ lụt".

Ngày 29 tháng 7, một hố sâu đột nhiên xuất hiện ở lối đi giữa Viện kiểm sát quận Hoàng Cô của thành phố Thẩm Dương và RT-Mart. Những chiếc "hố tử thần" như thế này trong mười mấy năm qua chưa bao giờ ngừng xuất hiện ở các nơi. Theo số liệu thống kê của "Mạng lưới Tài nguyên Cam Túc", tình hình cơ bản của các thảm họa địa chất trong quý I năm 2021: Trong quý I năm 2021, cả nước Trung Quốc đã xảy ra 39 vụ sạt lở đất. Các kinh sách bói toán cổ đại đều cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy vương triều và quốc quân diệt vong.

Vào ngày 25 tháng 7, cơn bão Yên Hoa lại đổ bộ vào Chiết Giang với sức gió cấp 10 và tốc độ gió 28 mét/giây, gây ra tình trạng xâm nhập nước biển và sạt lở đất ở nhiều khu vực ven biển của Chiết Giang, chẳng hạn như Hàng Châu và Ninh Ba... Điều kỳ lạ là cơn bão kinh hoàng này vốn bắt nguồn từ vùng biển phía tây bắc đảo Guam, ban đầu là hướng về phía Đài Loan với tốc độ "rùa bò", nhưng khi đến gần Đài Loan, nó bất ngờ quay ngoắt một góc 90 độ và bắt đầu tăng tốc lên phía bắc, di chuyển về phía tây, hướng thẳng đến Thượng Hải và Chiết Giang.

Ngày 25 tháng 7, Đôn Hoàng, Cam Túc, bị một trận bão cát tấn công, toàn bộ thành phố bị nuốt chửng trong vòng mười phút. Cảnh tượng siêu kinh hoàng, giống như ngày tận thế.

Vào tối ngày 24 tháng 7, ở Hạc Bích và Tân Mật thuộc tỉnh Hà Nam đều xuất hiện Trăng máu, lần này chỉ cách 2 tháng sau khi "Siêu trăng máu" xuất hiện vào ngày 26/5. Liên quan đến "mặt trăng máu", trong văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng, mặt trăng máu thường được mô tả là trăng có màu đỏ giống như máu, và đây được coi là một điềm gở báo rằng sẽ có thảm họa chiến tranh, hạn hán và nạn đói.

Ngày 24 tháng 7, một cư dân mạng ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, đã đăng một đoạn video cho thấy hiện tượng nước chảy ngược kỳ lạ của sông Kim Sa ở thượng nguồn sông Dương Tử.

Vào ngày 1 tháng 7, ngày mà ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập, một trận bão tuyết đã xảy ra ở huyện Cương Sát, châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải.

Theo học thuyết "thiên nhân cảm ứng" của cổ nhân Trung Quốc, "Thiên thùy tượng, kiến cát hung, Thánh nhân tắc chi", ý rằng: Trời xuất hiện các hiện tượng có báo trước điềm lành dữ, chỉ có bậc Thánh có thể đoán được việc đó. "Chu Dịch" cũng chỉ rõ, thiên tượng là một loại biểu hiện của thiên đạo và có mối quan hệ đối ứng tương hỗ với những sự việc xảy ra ở nhân gian.

Nhìn từ góc độ lịch sử, Trung Quốc đại lục hiện nay xuất hiện đủ loại tai họa và dị tượng, nhất là gần đây liên tiếp xuất hiện dị tượng, tất cả đều cho thấy rằng triều đại đỏ của ĐCSTQ đang lung lay sắp đổ, và nó đích xác đã bước vào thời kỳ đếm ngược, có thể sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Vậy những ai còn đi theo ĐCSTQ, còn không nhanh nhảy ra khỏi thuyền để không phải chết chung cùng nó hay sao?!

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả).

Trung Nguyên
Theo Chu Hiểu Huy - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Vương triều những năm cuối nhiều dị tượng, Triều đại Đỏ kết thúc cũng có dấu vết lần theo [Radio]