Vương khí của Trung Quốc từ đâu mà có? - Phần 2

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu chuyện lý giải cho nhiều bí ẩn trong kiến trúc của các triều đại Trung Hoa

Xem lại: Phần 1

Hoàng Đế Tùy Dương Đế may áo cưới cho người khác

Trên trời có ba chòm sao: Thái Vi Viên, Tử Vi Viên và Thiên Thị Viên trong đó Tử Vi Viên là chòm sao nằm ở trung tâm. Tử Vi Viên đại biểu cho Thiên Đế nằm giữa trời, vị trí của nó mãi mãi không thay đổi. Tử Vi Viên là nơi Thiên Đế ở. Là một vị Hoàng Đế thiên tử tất nhiên phải ở trong Tử cung đối ứng với Thiên cung, cho nên từ thời Đường, Hoàng cung được gọi là Tử cung.

Kinh đô của các triều đại Thương, Tần, Hán, Tùy, Đường và hiện tại là thành Tây An

Kinh đô Trường An là của nhà Đường, được xây dựng vào thời nhà Tùy. Lúc đầu, Tùy Văn Đế của nhà Tùy đặt Kinh Đô tại Trường An của nhà Hán. Nhưng trong nhiều năm chiến tranh loạn lạc, thành Trường An đổ nát và nhỏ lại, đặc biệt là những mương nước hôi thối ở khắp nơi và môi trường sống khắc nghiệt. Vì vậy, xem xét phong thủy, người ta phát hiện ra Long Thủ Nguyên ở phía Đông Nam là một nhánh của long mạch cán long, người ta quyết định xây một thành mới ở dốc phía Nam Long Thủ Nguyên.

西安鐘樓- 維基百科,自由的百科全書
Thành Tây An (ảnh: Wikipedia)

Hoàng thành và cung thành vỏn vẹn chín tháng đã xây xong. Vì Tùy Văn Đế từng được phong là Đại Hưng Công trong những năm đầu, nên ông đặt tên cho tòa thành là Đại Hưng. Sau khi Tuỳ Thế Tổ lên ngôi, có hơn 100.000 người xây thêm một bức tường bao bọc Cung thành và Hoàng thành, mô hình tổng thể của toà thành về cơ bản đã hình thành. Suy nghĩ của Tùy Dương Đế giống như Tần Thủy Hoàng, ông cho đào con kênh lớn Bắc Nam để thay đổi phong thuỷ do Đại Vũ Đế để lại. Mục đích là kết nối thành Đại Hưng với thành Lạc Dương ở triều Tùy bằng đường thủy, kết quả là tai nạn ập lên bản thân. Năm 618, không lâu sau khi hoàn thành thành Đại Hưng, Tùy Dương Đế bị giết và nhà Tùy diệt vong. Một toà đô thành gần như mới tinh được giao lại cho nhà Đường, được đổi tên thành Trường An.

Nhà Đường thành Trường An

Vào thời nhà Đường, thành Trường An là của thành Đại Hưng, gồm có ba phần: Quách thành, Cung thành và Hoàng thành, có diện tích 83,1 km vuông, là thành lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Theo sử sách, khi nhà Đường lên kế hoạch xây dựng thành Đại Hưng, họ hoàn toàn chiếu theo “Kinh Dịch" bát quái. Có sáu dốc núi ở phía nam của Long Thủ Nguyên, được xem là sáu vạch trong quẻ Càn, bố cục theo chữ, "Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, cửu lục". Chẳng hạn như, cửu ngũ là bảo địa phong thuỷ, hào từ là "phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân”. Do đó, Trung Hoa thời viễn cổ bố trí Thần vị trong chùa chiền Phật, Đạo cũng phản ánh vũ trụ quan. Hoàng Đế không phải là độc tôn quyết định mọi thứ mà là một người thuận Thiên thừa mệnh. Nếu không tuân Thiên mệnh, Thần linh bất dung, bách tính cũng có thể thay Trời hành đạo.

Cửu nhị hào nói, "thấy rồng ở đồng, lợi kiến đại nhân", có nghĩa là rồng thật sự sẽ xuất hiện trên mặt đất, vị quân đức ngự ở trung tâm, và Cung Điện kinh thành là để Hoàng Đế ở. Vì vậy, Cung Thái Cực được xây vào thời nhà Tùy, Cung Đại Minh do Đường Thái Tông thiết kế đều nằm trên đất Cửu nhị. Hào Cửu tam là, “quân tử chung nhật can can, tịch dịch nhược lịch, hàm ý là phải tự biết kiềm chế bản thân. Do đó, cung thành là một cơ quan chính phủ đến hàng trăm bộ phận. Cửu tứ hào là, “hoặc dược tại uyên, vô cữu" (chờ thời cơ trước khi hành động, đến thời mà tiến, sẽ không gặp nguy hiểm). Do đó, các thành phía Đông và phía Tây thành Trường An được đặt ở đây. Khu chợ được xây ở đây vừa tận dụng được đất, vừa có thể thúc đẩy nền kinh tế. Chợ phía Tây của thành Trường An là trung tâm thương mại thế giới lúc bấy giờ.

Hào tượng Cửu lục, “kháng long hữu hối”, Hoàng Đế muốn kiểm điểm cái sai của mình và đền bù cho dân. Tốt nhất là không nên quy hoạch quá nhiều, nên bắt đầu từ việc đào giếng cho dân, đối với quan viên của Vương gia, nên mở cửa cho mọi người đến tham quan, thưởng ngoạn, đây là thời điểm đỉnh cao nhất của thành Trường An, cũng như có thể ngắm nhìn toàn cảnh các thành. Sơ cửu là, "tiềm long vật dụng" không được xây kiến ​​trúc, chỉ được đưa vào làm khu vườn cho Hoàng Đế, nằm trong thành mục đích là để Hoàng thất săn bắt, không làm phiền đến người dân.

Địa thế Đường Trường An và đối ứng với bát quái

Thành được quy hoạch để bố trí mười ba phường ở phía bắc và phía nam, tượng trưng cho một tháng Nhuận trong năm. Phía nam hoàng thành có bốn phường ở đông tây, tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Toàn thành có một trăm lẻ tám phường đối ứng với một trăm lẻ tám Tinh Nhật Mã. Xung quanh phường được xây tường cao, có chuông vào buổi sáng, tối, mở vào buổi sáng và đóng lại vào buổi tối, tạo thành một hệ thống kỳ công. Nó thể hiện quan điểm của Phật gia về khái niệm vũ trụ, và vũ trụ lớn được tổ hợp thành vô số vũ trụ nhỏ. Một đô thành hùng vĩ như vậy, mang đến một triều đại nhà Đường cực kỳ thịnh vượng, những Hoa kiều ngày nay vẫn coi mình là người nhà Đường.

Địa thế Đường Trường An và đối ứng với bát quái (ảnh: tổng hợp)
Địa thế Đường Trường An và đối ứng với bát quái (ảnh: tổng hợp)

Cuối thời nhà Đường, chiến tranh, hỗn loạn khắp nơi. Thành Trường An nhiều nơi khô hạn và cằn cỗi. Đường Chiêu Tông chuyển đến Lạc Dương và phá bỏ thành Trường An. Gỗ bị phá bỏ được đưa đến kênh, để trôi về Lạc Dương tiện cho việc xây thành Lạc Dương. Nhưng một số lượng lớn vật liệu xây dựng đã biến mất một cách bí ẩn. Chẳng bao lâu, Chu Toàn Trung buộc Đường Ái Tông nhường lại ngôi vị cho mình, và nhà Đường bị diệt vong.

Nguyên Thuận Đế vì sao phải trốn chạy?

Vương khí không nhất định phải là Hoàng cung. Nhà Nguyên sùng bái Lạt Ma giáo, chính sách quốc gia của Hốt Tất Liệt là "lấy Nho gia trị quốc, lấy Phật gia trị tâm”. Vì vậy, ngôi đền đóng một vai trò quan trọng ở thời nhà Nguyên.

Hôm nay, ta đến chùa Tháp Bạch ở Bắc Kinh, liền cảm thấy có điều gì đó không ổn. Bởi vì ngôi chùa Miêu Ứng được xây bởi nghệ nhân A Ni Ca nổi tiếng thời nhà Nguyên, giống như một nhà tài giỏi nhưng chỉ mặc một chiếc áo bình dân. Thực tế, vào thời nhà Nguyên, nơi này được gọi là "Đại thánh thọ vạn an tự", Tháp Bạch Tự hồi xưa so với bây giờ còn lớn hơn nhiều lần.

Gặp thiên tai, tháp Đại bạch không đổ và thời nhà Minh tu sửa lại ngôi chùa Diệu Ứng.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt ra lệnh cho xây lại tòa tháp Lạt ma. Sau khi hoàn thành, xá lợi Phật được rước vào chùa Tây Tạng. Hốt Tất Liệt cũng ra lệnh xây "Đại thánh thọ vạn an tự" ở trung tâm tòa tháp. Phạm vi được xác định là dùng cung tên bắn từ trên đỉnh tháp. Ngôi chùa được hoàn thành vào năm 1288 và trở thành ngôi chùa Hoàng gia, được gọi là "Tây Uyển" cũng là nơi hàng trăm quan chức thực hiện các nghi lễ, dịch và in kinh Phật bằng tiếng Mông Cổ, tiếng Uyghur. Sau khi Hốt Tất Liệt qua đời, ông được an táng tại đây. Ngôi đền này đã trở thành tổ tiên Hoàng gia.

Vào tháng 6/1368, lôi hoả đánh vào “Đại thánh thọ vạn an tự”, mặc dù mưa như trút nước, mọi người vẫn liều mạng dập lửa, ngọn lửa càng trở nên cường thịnh, giống như tát nước mà không phải là nước, là dầu! Sau trận hỏa hoạn, ngôi chùa liền biến thành tro, chỉ còn Bạch Tháp. Nguyên Thuận Hoàng Đế là thâm tín của Lạt Ma giáo, nghe tin liền có dự cảm chẳng lành. Không tới hai tháng, Chu Nguyên Chương đã chiếm hết đô thành, Nguyên Thuận sớm đã có chuẩn bị liền dẫn theo phi tần gia quyến từ cửa lớn phía bắc tháo chạy.

Ảnh minh họa

Nguyên Thuận Đế lấy tên Thuận cho hậu duệ khá hay, đền thờ tổ tiên bị đốt cháy, khí nhà Nguyên đã tận, ông thấy rõ tài đức của mình không đủ để xoay chuyển tình thế trị lý thiên hạ, nhưng ông thuận theo thiên ý để giữ được mạng sống, gia đình người thân, xem như tốt lắm rồi.

Trước khi nhà Nguyên thành lập, mặc dù Bắc Kinh từng là kinh đô của nhà Tấn, nhưng mô hình phong thủy vẫn chưa được hoàn thiện. Hoàn cảnh bên ngoài và tình hình chung ở Bắc Kinh thích hợp cho việc thành lập kinh đô, nhưng việc xây dựng Cung Điện cần phải có lý luận phong thủy chi tiết hơn để định hướng nó. Hốt Tất Liệt quyết định lập thủ đô ở Bắc Kinh, ông ra lệnh cho Thái Bảo Lưu Bỉnh Trung xem phong thuỷ Bắc Kinh.

Lưu Bỉnh Trung đưa các đệ tử Quách Thủ Kính và Triệu Bỉnh Ôn đi thăm quan phong cảnh Bắc Kinh, cuối cùng quyết định bỏ địa điểm cũ là Kinh đô trung tâm triều đại nhà Kim ở phía tây Bắc Kinh, thiết lập lại Long mạch chính huyệt. Qua khảo sát, cuối cùng sư phụ và các đệ tử đều cho rằng, Sơn mạch Yến sơn là nơi phong thuỷ chôn giấu nhiều bảo vật, còn ngọn núi Ngọc Tuyền ở phía Tây là ngọn núi tổ tiên của kinh đô tương lai, và long mạch được sinh ra từ đây. Vậy, điều gì biểu trưng cho long mạch? Đó là nước của núi Ngọc Tuyền. Phải dẫn nước đến kinh thành và hoàng cung cho Vương khí kết tụ lại, để càn khôn tự có thể an định. Dòng nước núi Ngọc Tuyền như long mạch chạy đến kinh thành, Cung Điện. Lưu Bỉnh Trung đã áp dụng hai phương pháp: một minh một yểm, minh là khai phá con sông để dẫn nước, còn yểm là điều tra thuỷ văn. Lưu Bỉnh Trung đã sử dụng nước ngầm núi Ngọc Tuyền cho chảy về phía Đông và tìm thấy "Long Tuyền" ở dưới hạ lưu, đồng thời phát hiện Thái Dịch hồ là chính huyệt. Ông quyết định xây Đại Minh Điện ở đây và bao bọc phần bên trong lại để xây Cung Điện. Trong tám trăm năm tiếp theo, Bắc Kinh là trung tâm chính trị Trung Quốc.

Nhà Minh về sau đã lập thành Bắc Kinh mới dựa trên kinh đô của nhà Nguyên, với hình tượng là 8 cánh tay, phong thuỷ của Lưu Bỉnh Trung được lưu truyền đời đời, Quách Thủ Kính chỉ đợi thành quả. Nhà Nguyên sau này chạy sang Mông Cổ để thành lập triều đại Bắc Nguyên, nhưng chính quyền Mông Cổ không vong chỉ diệt, nên cứ mãi đến quấy nhiễu nhà Minh.

Tử Cấm Thành gặp bão tố

Sau khi Nhà Minh giành được thiên hạ, Hoàng Đế Hồng Vũ lại đa nghi và độc ác. Khi trở thành Hoàng Đế, điều ông không thích nhất là tranh giành thiên hạ với những người mà gọi ông là huynh đệ, nên hơn hai mươi năm làm Hoàng Đế, ngoài việc củng cố đất nước, ông đã tiễn các văn thần, võ tướng vào quan tài. Ông cho rằng, cháu trai của mình có thể an toàn ngồi trên ngai vàng. Nhưng khi ông chết, Chu Đệ trở thành Vĩnh Lạc Đại Đế.

Ở Trung Quốc, các triều đại đều muốn ổn định thế lực chính trị, nhìn chung từ Bắc chí Nam, nhà Minh là triều đại duy nhất có được bình ổn thiên hạ là việc chỉ đánh giặc ở sông núi từ Nam chí Bắc. Một số người nói rằng, Chu Hồng Vũ là người tàn ác như Hoàng Đế đầu tiên nhà Tần, nhưng cũng phải chết. Tuy rằng Chu Đệ cũng là con trai của Chu Nguyên Chương, nhưng chính quyền mà ông thiết lập ra và nhà Minh hoàn toàn khác nhau.

Trong các thuộc tính của ngũ hành, phương Nam thuộc Hỏa, phương Bắc thuộc Thủy, kiến lập chính quyền phương Bắc áp phương Nam là vì Thuỷ trị Hoả. Đây là một tể quái có nghĩa là mọi việc đều viên mãn, quẻ cát lợi, nhưng khi Chu Nguyên Chương đánh bại phương Bắc là Hoả gặp Thuỷ, quẻ "Vị tể", tuy rằng Thuỷ bị đánh bại, nhưng Chu Nguyên Chương cảm thấy vẫn chưa xong việc, cũng không thể giết sạch những người có thể chiến đấu. Ông bận tâm việc này, cho đến 70 tuổi, ông qua đời, Chu Đệ lại một lần nữa đánh về phía Nam, nhìn bề ngoài thì có vẻ bên ta đã đoạt lại được Hoàng vị. Trên thực tế là đảo ngược giang sơn từ quẻ Vị chuyển thành quẻ Tế, do vậy, về sau nhà Minh được ổn định trở lại, tức là Hoàng Đế mấy chục năm không cần lên triều, mà vận nước vẫn vận hành. Và những thành tựu ấy, Chu Đệ được gọi là “tổ”.

Vĩnh Lạc Đại Đế là hùng tài đại lược, tất nhiên thời đại anh hùng sẽ không như Vương Mãng không có thu hoạch gì, chỉ sống trong ngôi nhà của chủ cũ. Cơ chế vận hành bộ máy nhà nước là phải thay đổi, và không thể dùng cơ khí đã qua sử dụng. Vì vậy, Hoàng Đế Vĩnh Lạc cho xây Cung Điện và Kinh Đô, nên mới có thành Bắc Kinh và Tử Cấm Thành ngày nay.

So sánh cơ chế xoay chuyển của nhà Nguyên, Minh, Thanh

Vua nhà Minh là Chu Đệ đã chọn Bắc Kinh làm Kinh Đô, ông muốn sử dụng địa khí này và bãi bỏ vận khí Hoàng gia còn sót lại của nhà Nguyên. Khi đó, các thầy phong thủy đã dời trục trung tâm của Cung Điện sang hướng Đông, để trục trung tâm ban đầu của Cung Điện về hướng Tây, để phong thuỷ ở vị trí bạch hổ, để trấn áp Vương khí tàn dư. Cây cầu bị bỏ xây làm thành Sơn Cảnh, Chủ Sơn (Sơn Cảnh) cung huyệt (Tử Cấm thành, Triều Án Sơn ) Đại Đài sơn là phía ngoài của Vĩnh Đình Môn từ đó phong thuỷ bắt đầu hình thành lại mới.

Tử Cấm thành

Phong thuỷ nội cục và cách cục của Bắc Kinh rất chi tiết. Họ tuân thủ nghiêm ngặt bố cục của các vì sao, nên trở thành "Thành phố những vì sao". Hoàng Đế của nhà Minh đặt tên Cung Điện là "Tử Vi cung" (từ đó về sau có tên Tử Cấm Thành). Trung tâm Tử Cấm Thành dùng để Thiên Điện cũng là nơi dành cho Hoàng Đế làm việc tại đó. Phụng Thiên Điện, Hoa Cái Điện (Điện ở trung tâm), Cận Thân Điện (bảo và Điện) biểu tượng thiên khuyết tam viên. Tam Địa Điện được thiết kế ba tầng đài, tượng trưng cho "Tam Đài tinh" là Thái Vi viên. Trở lên là "Tiền Đình", thuộc về Dương. Dựa trên Âm là chẵn và Dương là lẻ, Dương có “Tiền Tam Điện", “tam triều ngũ môn” ba đại Điện trở lên, ba hướng có năm cánh cửa, Âm có sơ đồ là “lục cung lục tẩm”.

Chi tiết các kiến trúc chính của Tử Cấm Thành (ảnh: Wikipedia)

Hậu tẩm bộ phận thuộc Âm, bố cục đều chiểu theo Tử Vi viên. Có ba cung trung tâm là Càn thanh, Côn ninh, Giao thái; ba nhà Càn Thanh,

Côn Ninh, và hai bên trái phải có sáu cung, tổng cộng mười lăm cung, hợp với số mười lăm trong Tử Vi tinh. Có hai long bàn và sáu cột trụ, tượng trưng cho Hà thần tinh trên Thiên thượng và ở giữa sáu ngôi sao Tử Vi cung. Ngọ môn ở trước được thiết kế có năm thành lầu còn gọi là “Ngũ Phụng Lầu”, tức là “ Âm trong Dương". Cung Điện Càn Thanh ở trong là tẩm cung của Hoàng Đế, đối diện là Cung Điện Côn Ninh của Hoàng Hậu, tại tẩm khu trong càn Dương là "Dương trong Âm". Thái Hoà Điện và Càn Thanh cung, mặc dù cả hai đều thuộc Dương, nhưng chúng khác nhau về địa lý. Thái Hoà Điện ba tầng được xây bằng bạch ngọc, phía trước đại đường rất lớn rất rộng. Còn Càn Thanh cung ở trước đình viện có một bệ đài độc đáo, nửa đầu là móc đá trắng và nền gạch màu xanh, tạo thành một sự hài hòa độc đáo về Âm Dương hợp Đức.

Thành Bắc Kinh có hình chữ lồi, thành ngoài là Dương, có bảy cửa, là thiểu Dương. Nội thành là Âm, có chín cửa là lão Dương, nội lão ngoại thiểu ‘ngoài ít trong nhiều' hình thành nội làm chủ ngoài làm theo. Theo lý của bát quái, lão Dương, lão Âm có thể hình thành biến quái, mà thiếu Dương, thiếu Âm thì không biến và nội dùng số chín là "Dương trong Âm". Bức tường phía nam nội thành thuộc Thanh Dương, thành có ba cổng, làm giống trời. Ở phía Bắc có hai cổng, thuộc Khôn Âm, làm giống đất. Trung tâm kinh thành được bố trí đến năm cánh cửa, làm giống nhân. Thiên, Địa, Nhân đều nhau như tam tài. Cả thành như một mô hình thu nhỏ của vũ trụ. Hình dạng và con số thành trùng khớp với nhau, giống như một bát quái cự đại hàm cái thiên địa.

Trục xoay chuyển phong thuỷ trong kiến trúc cố cung có: Vĩnh Định Môn, Tiễn Lâu, Chính Dương Môn, Đoan Môn, Ngọ Môn, Nội Kim Thuỷ Kiều, Thái Hoà Môn, Thái Hoà Điện, Trung Hoà Điện, Bảo Hoà Điện, Càn Thanh Môn, Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện

Khôn Ninh Cung, Khôn Ninh Môn, Thiên Nhất Môn. Ngân An Điện, Thừa Quang Môn, Thuận Trinh Môn. Thần Vũ Môn, Cảnh Sơn Môn, Vạn Xuân Đình. Thọ Hoàng Môn, Thọ Hoàng Điện, Địa An Môn Kiều, Cổ Lâu, Cổ Chung. Kiến trúc trục là 15 dặm lớn nhất trên thế giới, cũng là thể hiện phương vị cách thường tính trong Lạc Thư.

Trục trung tâm thành Bắc Kinh

Bố cục của Bắc Kinh hài hòa với thiên địa. Đây cũng là kinh đô thích hợp nhất cho các nghi lễ do nhà Chu tổ chức. "Chu Lễ. Khảo Công Ký" yêu cầu xây dựng kinh đô: "Người thở có tiếng của quốc gia, chín phương dặm, bên cạnh ba cánh cửa. Trung Quốc cửu kinh cửu vĩ, kinh đồ cửu quỹ. Tả tổ hữu xã, diễn triều hậu thị. Thị triều nhất phu". Tường thành của Bắc Kinh vuông vắn, đường phố dài và rộng. Tử Cấm Thành đối diện với đền thờ tổ tiên ở phía đông, xã tắc ở phía tây, ở phía trước Tử Cấm thành là Cảnh Sơn cũng là triều đình, phía sau là Đại Vân Hải, cuối con sông, là nơi dân cư buôn bán qua lại tấp nập, khu chợ Cung Điện có tổng diện tích 100 mẫu.

Các vật tế lễ được sử dụng tại các bàn thờ khác nhau, chẳng hạn như "thiên, địa, tiên nông, tiên tàm, xã tắc và đại miếu, văn miếu trong đó có “Thuỳ giáo thiên hạ”, "quân lâm thiên hạ""thiên tương hợp”. Tất cả đều mang nét đặc sắc của văn hóa dân tộc và ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy.

Năm 1644, Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, đốt phá cướp đoạt, ông đứng tại Vũ Anh Điện xưng Hoàng Đế, và dùng ngọn đuốc đốt Tử Cấm Thành và Cửu Môn. (Kiến Vu "Minh Sử") Sau trận hỏa hoạn, Tử Cấm Thành chỉ còn lại Vũ Anh Điện, Kiến Cực Điện, Anh Hoa Điện, Nam Huân Điện, các tháp pháo xung quanh và Hoàng Cực Môn.

Lý Tự Thành dùng lửa thiêu Vương khí nhà Minh, nên nhà Minh bất lực trước hàng trăm vạn lính bộ, còn nhà Thanh thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Sau khi nhà Thanh bước vào, Hoàng Đế phải đối mặt với đống tàn tích đổ nát, Lý Tự Thành không thể làm gì khác phải đăng cai ở trong Vũ Anh Điện và bắt đầu xây dựng lại Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành mà chúng ta thấy ngày nay là nền tảng của nhà Minh, và kiến trúc nhà Thanh. Vào hai năm nhà thành Thuận Trị đã đổi tên Phong Thiên Điện thành Thái Hoà Điện.

Nó hoàn thành trong ba năm. Vào năm thứ mười bảy Khang Hy, Ngô Sảng đã nắm được một nửa đất nước và trở thành Hoàng Đế. Khang Hy vào năm thứ mười tám, tại kinh thành xảy ra một trận động đất lớn, nhà Thanh lâm nguy, các quý tộc Mãn Thanh còn đang bàn bạc rút lui về phía đông bắc, lúc này Đại Điện lại bị đốt cháy. Đối mặt với tình thế khó khăn như vậy, Khang Hy bắt đầu từ bản thân, mà ban hành một "sắc lệnh hình sự", kiểm tra lỗi chấp chính, và làm việc chăm chỉ, để khai sáng Khang Hy thịnh thế. Ông từ năm ba mươi bốn đến ba mươi sáu trùng tu lại Thái Hoà Điện. Do nhiều lần sét đánh, hỏa hoạn, nên lần trùng tu Thái Hoà Điện lần này có thêm một con quái thú trên nóc, khác hơn các Cung Điện khác, được gọi là "Hành Thậm". Người ta đồn rằng đây là hóa thân của Lôi Chấn Tử.

Khang Hy là vị Hoàng Đế thiên cổ trong lịch sử Trung Quốc, đối mặt với khó khăn chính trị và thiên tai, ông bắt đầu từ việc tu dưỡng, chính trị thanh minh rõ ràng, xây dựng lại Thái Hoà Điện làm bảo vật quốc gia, cơ khí và Đạo Minh quân tương phụ tương thành hỗ trợ lẫn nhau. Đã khai sáng nên thời đại hưng thịnh cuối cùng ở Trung Quốc.

Các Hoàng Đế của nhà Thanh không sống trong những tòa thành của nhà Minh, mà xây dựng lại một Cung Điện mới. Nhưng dù sao đây cũng là di tích của triều đại trước, nên vào những năm đầu của nhà Thanh, cả nước đều không thái bình, khắp nơi đều có phản Thanh phục Minh, thậm chí có hoạt động ám sát vào sâu trong cung và đoạt lấy phe của Hoàng Đế. Loại chuyện này kéo dài đến tận cuối thời nhà Thanh, giống như hoàng cung nhà Minh còn tàn dư lại nền móng, những người này thành lập rất nhiều tổ chức và băng nhóm ngầm, Hồng Môn hiện tại chính là năm đó phản Thanh phục Minh đến giờ. Về sau, khi Tôn Văn tổ chức cuộc cách mạng và lật đổ chính quyền nhà Thanh, Hồng Môn đã cung cấp rất nhiều nguồn lực và kinh tế.

(Còn tiếp)

Huy Hải
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Vương khí của Trung Quốc từ đâu mà có? - Phần 2