Vũ Huấn mở trường học: (Phần 4, Kỳ 1) - Xây dựng 3 trường nghĩa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trải qua biết bao gian khổ khó tưởng tượng nổi như thế, đến cuối đời Vũ Huấn đã xây dựng được 3 trường nghĩa học...

Xem lại (Phần 1), (Phần 2), (Phần 3 - Kỳ 1), (Phần 3 - Kỳ 2)

Năm Quang Tự thứ 14 (năm 1888), Vũ Huấn dùng hơn 4000 xâu tiền xây dựng trường nghĩa học đầu tiên ở ngoài cổng phía đông thị trấn Liễu Lâm huyện Đường Ấp, và đặt tên là "Sùng Hiền Nghĩa Thục".

Sau đó 2 năm, tức năm 1890, Vũ Huấn lại tài trợ hòa thượng Liễu Chứng 230 xâu tiền xây dựng ngôi trường nghĩa học thứ 2 ở Dương Nhị Trang thuộc thành phố Lâm Thanh ngày nay.

Năm 1896, Vũ Huấn dùng 3000 xâu tiền để xây dựng trường nghĩa học thứ 3 ở ngõ Ngự Sử, Lâm Thanh, và đặt tên là trường "Nghĩa học ngõ Ngự Sử".

Mỗi lần xây trường nghĩa học, vật liệu như gạch, ngói, gỗ... đều do ông đích thân mua, mỗi việc đều đích thân ông làm. Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học. Nên cũng nói làm người thiện lương, có chính niệm thì Trời cao ắt bảo hộ.

Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học.
Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

1. Quỳ xuống cầu xin phụ huynh cho con đi học

Trường học được xây dựng đã không dễ dàng chút nào, nhưng Thánh nhân Vũ Huấn còn phải tiếp tục hy sinh nhiều hơn nữa: Trường không có trẻ đến học, nhiều gia đình gia cảnh bần hàn vẫn không cho con đến trường. Vũ Huấn lại phải đến từng thôn, từng nhà gặp phụ huynh của bọn trẻ và quỳ xuống nói: "Xin hãy cho con của ông bà đi học đi".

Phụ huynh trả lời: "Chúng tôi không muốn cho con đi học, trẻ con còn phải ở nhà nuôi lợn".

Vũ Huấn vẫn cứ quỳ ở đó thuyết phục phụ huynh cho con đi học, hy vọng các bậc cha mẹ suy nghĩ tới tương lai con cái:

Trường nghĩa học đã xây xong
Trẻ em nghèo khổ những mong đến trường
Tam Tự Kinh học tỏ tường
Bách Gia hiểu biết, luân thường tỏ thông
Toán chương muôn sự nằm lòng
Viết thư viết giấy chẳng mong cầu người!...

Vũ Huấn quỳ nói với phụ huynh về lợi ích của việc học hành đối với con cái họ. Cứ thế, mỗi em học sinh đều là do ông đến từng nhà cầu xin, thuyết phục để cha mẹ đồng ý cho các em đến trường. Đâu hết, ông còn phải quỳ cầu xin thầy giáo. Ông là người thực sự tôn kính thầy giáo, đích thân ông đến huyện Thọ Trương quỳ xuống mời danh Nho Thôi Chuẩn đến dạy học. Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, ông còn mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn ở đâu? Ông đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn. Mọi người mời ông ngồi ăn cùng, ông nói rằng ông là ăn xin, không biết chữ, không dám ngồi ăn cùng bàn. Đợi mọi người ăn xong, ông mới ăn chút cơm thừa canh cặn.

Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, ông còn mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn ở đâu? Ông đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn.
Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn. (Ảnh: Epoch Times)

2. Quỳ cầu xin thầy, quỳ khuyên học sinh

Trường nghĩa học đã khai giảng, có thầy nghiêm túc giảng, Vũ Thất quỳ cảm ơn thầy: "Đa tạ thầy đã dạy bảo các cháu". Có thầy dạy không nghiêm túc, Vũ Thất có lần đến trường nghĩa học xem, thấy bọn trẻ đều đang tranh cãi ầm ĩ, còn thầy giáo ở trong nhà ngủ. Giờ lên lớp không có thầy, lũ trẻ liền quậy phá. Vũ Thất liền đến ký túc xá, quỳ trước giường thầy giáo và hát rằng:

Thầy giáo ngủ, học trò quậy phá
Tôi đến quỳ xin thầy bỏ quá
Không khấu trừ tiền, không trừng phạt
Vũ Huấn quỳ xin thầy dạy tốt...

Thầy giáo vội vàng dậy, xấu hổ quá. Làm người thầy, trong giờ lên lớp lại đi ngủ, không tròn chức trách. Thế mà người bỏ tiền ra thuê thầy, một người mù chữ lại quỳ xin thầy, khiến thầy ngượng chín mặt.

Còn có một thầy giáo về nhà, khai giảng rồi vẫn không trở lại. Vũ Thất đi bộ hơn 90 dặm đến nhà tìm, đứng ngoài cổng cả đêm, thầy giáo vô cùng cảm động, sau đó không bao giờ đến muộn nữa.

Bọn trẻ ham chơi, nhân lúc thầy không có mặt thì chơi thêm một chút. Vũ Huấn cũng không phê bình mà đến bên vừa quỳ vừa khóc khuyên rằng:

Học tập nếu chẳng dụng công
Ra về mặt mũi nào trông người nhà
Đọc sách nếu chẳng dụng tâm
Về nhà mặt mũi nào gần mẹ cha!...

Hành động của Vũ Huấn khiến cả thầy và trò đều cảm động, ai nấy tự mình ước thúc bản thân, nghiêm khắc hơn trong dạy và học.
Hành động của Vũ Huấn khiến cả thầy và trò đều cảm động, ai nấy tự mình ước thúc bản thân, nghiêm khắc hơn trong dạy và học. (Ảnh: Epoch Times)

Vũ Huấn vì xây trường nghĩa học đã chịu quá nhiều nỗi khổ cực. Ông là người quá bình thường, cái mà ông xây dựng được không chỉ là trường nghĩa học mà là một tinh thần vĩ đại. Từ nhỏ Vũ Huấn đã chịu nhiều khổ cực, đến 50 tuổi xây được 3 trường nghĩa học. Nhìn lại lúc ông 20 tuổi khiến người ta cảm khái. Một người ăn xin, bị coi là kẻ điên điên khùng khùng, mở miệng là nói đến "nghĩa học", nên mọi người gọi ông biệt danh là "Nghĩa học chứng" - người mắc chứng bệnh tâm thần 'nghĩa học'. Nhưng rồi, ông được triều đình nhà Thanh xóa bộ bệnh của chữ Chứng (症) đi, thành chữ Chính (正), và gọi ông là "Nghĩa học chính" - tên một chức quan trông coi việc giáo dục thời nhà Thanh. Không còn ai dám nói ông bị bệnh, bị điên nữa.

Thực ra khi đạo đức xã hội không còn tốt nữa, khi lòng người bị bệnh rồi thì người thiện lương nhất sẽ bị nói thành có bệnh, bị coi là điên. Việc này rất nghiêm trọng, cá nhân hay xã hội cũng vậy, chỉ có thiện lương thì mới lâu bền.

3. Vẫn sống bằng nghề ăn xin, vẫn ngủ dưới mái hiên ngôi chùa đổ nát

Xây trường nghĩa học rồi, ai cũng nghĩ rằng ông đã có ký túc xá để ở rồi, buổi tối ở trong trường là được rồi. Nhưng Vũ Huấn vẫn ngủ ở mái hiên ngôi miếu đổ. Các học sinh đền quỳ xin ông vào trường học cư trú, ông đều từ chối, vẫn ngủ ở mái hiên ngôi miếu đổ nát đó. Có lần ngói trên mái hiên rơi xuống đầu khiến ông sứt đầu đổ máu, ông vẫn không oán không hận. Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.

Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.
Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em. (Ảnh: baike.baidu.com)

4. Triều đình khen ngợi

Vũ Huấn được triều đình ban tặng tấm biển "Lạc thiện hiếu thí" (Vui làm việc thiện, thích thí xả), và ban cho ông chức "Nghĩa học chính". Tuần phủ Sơn Đông Trương Diệu - tương đương với chủ tịch tỉnh ngày nay - nghe kể về nghĩa cử của Vũ Huấn đã tiếp kiến ông. Vũ Huấn đi bộ đến phủ Tế Nam, khi gặp tuần phủ, ông mặc y phục ăn xin thường ngày, đeo tay nải, không ngừng tay quấn cuộn chỉ. Tuần phủ thấy bộ dạng của ông như vậy, cho là thần kinh có vấn đề, hỏi ông có phải là có bệnh không. Vũ Huấn đáp rằng:

Tôi không mắc bệnh cũng chẳng điên
Mắc "Nghĩa học chứng" ấy tâm nguyền

Tuần phủ vô cùng kính phục và cảm động. Nghe nói ngay cả cái tên ông cũng không có, bèn tặng cho tên là "Huấn", và quyên 200 lạng bạc cho ông, đồng thời hạ lệnh miễn thuế và lao dịch cho khu ruộng nghĩa học. Thế là Vũ Huấn đến tuổi 50 mới có cái tên do tuần phủ Sơn Đông ban cho: Vũ Huấn - giáo huấn, để biểu dương công lao của ông đối với giáo dục trẻ em. Đồng thời chính tuần phủ là người dâng tấu lên hoàng đế Quang Tự xin triều đình ban tặng ông tấm biển "Lạc thiện hiếu thí" và danh hiệu "Nghĩa học chính", ban cho ông mặc áo bào vàng. Hoàng đế ngự ban là việc vô cùng lớn thời xưa. "Học chính" là một chức quan cai quản giáo dục xưa, tương đương với Giám đốc sở giáo dục ngày nay. "Nghĩa học chính" là danh hiệu vinh dự mà hoàng đế ban cho Vũ Huấn, bởi vậy nó còn vượt xa chức quan Học chính thông thường. Vũ Huấn là Nghĩa học chính, được mặc áo bào vàng. Triều đình nhà Thanh xưa, chỉ có người có quan hệ rất gần gũi với hoàng đế, thường là người trong hoàng tộc, và có công lao lớn mới được ban thưởng áo bào vàng. Thế nhưng một người ăn xin lại được vinh dự lớn này thì quả thực là vô tiền khoáng hậu.

Trong nghi lễ ban thưởng, tương truyền Vũ Huấn không quỳ. Thánh chỉ xưa ai ai cũng phải quỳ. Vũ Huấn quỳ trước học sinh, quỳ trước thầy giáo, quỳ trước phụ huynh, vậy mà khi hoàng đế ban áo bào vàng thì ông lại không quỳ, ông cũng không quỳ trước áo bào vàng. Việc này nói rõ rằng: ông xây trường nghĩa học không phải vì quyền lực, danh vọng, hay danh hiệu vinh dự nào đó... Đối với Vũ Huấn, việc giáo dục thật tốt cho trẻ em mới là quan trọng, còn các vinh quang hay khen thưởng đều là những nhân tố bên ngoài, đều không có gì đáng nói.

(Còn tiếp...)

Thanh Hà
Theo: Đồng Hân



BÀI CHỌN LỌC

Vũ Huấn mở trường học: (Phần 4, Kỳ 1) - Xây dựng 3 trường nghĩa học