Vì sao Tôn Ngộ Không đột nhiên nói: người xuất gia đã đi không quay đầu lại? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đọc “Tây Du Ký”, có thể thấy không chỉ Đường Tăng nhất tâm thỉnh Kinh, mà ngay cả Tôn Ngộ Không, người từng đại náo Thiên cung và Địa phủ, cũng nhất tâm hướng Đạo, Thiên Địa có thể chứng giám, không thể nghi ngờ. Chính vì kiên định tu luyện mà Ngộ Không thường nói những câu dí dỏm khiến người ta phải suy ngẫm, điều này có lẽ là do tầng thứ của Ngộ Không quyết định!

Tôn Ngộ Không nói: người xuất gia đã đi không quay đầu lại?

Tam Tạng lại hỏi: “Lão thí chủ, ban đầu nói Tây Thiên kinh khó thỉnh, là ý gì?”

Lão giả nói: “Thỉnh Kinh không khó, chỉ là đường đi khó. Đi hướng về phía Tây, cách 30 dặm, có một ngọn núi, gọi là Hoàng Phong sơn 800 dặm, ở đó có một con yêu quái. Cho nên nói khó thỉnh là vậy”.

Hành giả nói: “Không nguy hiểm, không nguy hiểm! Có lão Tôn và và sư đệ ta đây, hắn là yêu quái gì chứ, chẳng dám động đến ta đâu”.

Rạng sáng hôm sau, hành giả đi phía sau ngựa, Bát Giới gánh hành lý, lão Vương bảo vợ chuẩn bị ít điểm tâm, súp và nước uống, cả ba Thầy trò cảm ơn và cáo biệt lên đường.

Lão Trư nói: “Từ đây trên đường nếu có bất trắc, nhất định sẽ quay trở lại ngôi nhà tranh này”.

Hành giả nói: “Lão đệ, đừng nói bừa. Chúng ta là người xuất gia, đã đi thì không quay đầu lại”.

Nói rồi quất ngựa và quang gánh đi về hướng Tây. Ồ! Nếu không phải là con đường thuận lợi đến Tây vực, thì nhất định có tà ma giáng tai họa.

Quả nhiên, câu chuyện tiếp tục: Bát Giới lại bổ cho một cào, răng cào nảy bật lên, hóa ra là một tấm da hổ phủ trên một tảng đá. Hành giả giật mình nói: “Không được rồi, không được rồi, trúng kế của nó rồi!”

Bát giới nói: “Trúng kế gì?”

Hành giả nói: “Đây gọi là kế Kim Thiền Thoát Xác, lấy da hổ che đậy như vậy nhưng hắn đã đi rồi. Chúng ta nên quay lại xem xem Sư phụ thế nào, đừng bị lừa”.

Hai huynh đệ vội vàng quay lại thì không thấy Tam Tạng đâu nữa. Hành giả lớn tiếng gọi: “Làm sao đây! Sư phụ đã bị hắn bắt mất rồi”.

Bát giới kéo ngựa, nước mắt giàn giụa nói: “Trời ơi, trời ơi! Mau đi về hướng đó mà tìm!”

Hành giả ngẩng đầu, nhảy lên và nói: “Đừng khóc, đừng khóc! Khóc sẽ giảm nhuệ khí. Ta nghĩ chỉ quanh quẩn trong ngọn núi này, chúng ta đi tìm xem sao”.

Tâm tu Đạo, quý ở kiên định

Trong tu luyện có ba kiểu người, ấy là thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ. Đường Tăng và Tôn Ngộ Không là thượng sĩ; Bát Giới và Sa Tăng là trung sĩ. Cho nên Đường Tăng và Tôn Ngộ Không có tâm kiên định hướng Đạo. Từ tiền đề của tiêu chuẩn tâm tính này, Ngộ Không mới nói một câu đầy ngụ ý: “Người xuất gia, đã đi thì không quay đầu lại”. Thượng sĩ một khi kiên định tu luyện, sẽ một mạch bước đi trên con đường này, dẫu gian nan khốn khổ, đường dốc gập ghềnh, đều không ngăn được cái tâm kiên định hướng Đạo của họ.

Hầu hết người tu luyện đều sẽ gặp loại khảo nghiệm kiên định này xem bản thân liệu có vững vàng hay không. Ngộ Không biết tương lai hiểm trở mà không sợ hãi. Đây là nền tảng để tu thành Phật vị của ông. Bát Giới không đắc Phật vị, nguyên nhân chủ yếu ấy là tâm không kiên định.

(Ghi chú: Trích nội dung “Tây Du Ký” Chương 20, Tam Tạng gặp nạn ở núi Hoàng Phong)

Cao Nguyên

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao Tôn Ngộ Không đột nhiên nói: người xuất gia đã đi không quay đầu lại? [Radio]