Vì sao phụ huynh Nhật Bản thường cho con trẻ đi 'chân trần'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Về việc liệu trẻ em có nên đi tất ở nhà hay không, 'giáo dục đi chân trần' ở Nhật Bản có thể mang lại cho các bậc cha mẹ một số gợi ý.

Có nên cho con đi tất ở nhà? Vì chuyện này mà mẹ chồng nàng dâu xảy ra mâu thuẫn.

Thủy Tiên có một cô con gái 2 tuổi, sau khi con gái chào đời, mẹ chồng cô tới giúp chăm bé.

Tuy nhiên, vì hai người có quan niệm nuôi dạy con khác nhau nên Thủy Tiên và mẹ chồng thường xảy ra một số mâu thuẫn trong việc nuôi trẻ, chẳng hạn như việc đi tất cho trẻ.

Tiên cho rằng bé ở nhà, miễn là nhà được giữ sạch sẽ, thì không cần mang tất. Nhưng mẹ chồng nói rằng bàn chân của trẻ bị lạnh, và sớm muộn gì trẻ cũng sẽ bị cảm khi đi không có tất .

Vì vậy, mỗi khi Thủy Tiên không có nhà, mẹ chồng cô nhất định sẽ đi tất len ​​dày cho cháu, khi ngủ trưa cũng không cởi tất ra.

Vì sự việc này, Thủy Tiên không ít lần đã cãi nhau với mẹ chồng, nhưng cũng không ai chịu nghe ai.

Tại sao bàn chân của trẻ bị lạnh, có thực sự là do trẻ bị lạnh?

Kỳ thực không nhất định như thế!

Đôi bàn tay bàn chân của trẻ bị lạnh thực sự có thể là do tuần hoàn máu kém.

Ngoài ra, trên bàn chân của bé có nhiều tuyến lệ có tác dụng bài tiết mồ hôi, tự nhiên khi sờ vào sẽ có cảm giác lạnh nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Đôi khi bàn tay và bàn chân của trẻ lạnh không có nghĩa là trẻ bị lạnh. Nếu cha mẹ sợ trẻ lạnh có thể sờ vào cổ và lưng của trẻ.

Nếu nhiệt độ lưng và cổ của trẻ bình thường thì thực sự không cần thiết cha mẹ phải cho trẻ mặc thêm quá nhiều quần áo.

Mặc quá nhiều cho bé không chỉ khiến bé có nguy cơ mắc “hội chứng ủ nhiệt” mà còn có thể hạn chế các cử động của bé.

giáo dục trẻ
Đôi khi bàn tay và bàn chân của trẻ lạnh không có nghĩa là trẻ bị lạnh. (Ảnh: Pixabay)

Về việc liệu trẻ em có nên đi tất ở nhà hay không, giáo dục đi chân trần ở Nhật Bản có thể mang lại cho các bậc cha mẹ một số gợi ý.

Từ lâu, Nhật Bản đã thực hiện "giáo dục chân trần". Hình thức giáo dục này đã trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh công nhận, hơn nữa các trường học của Nhật Bản cũng sáng tạo hoàn cảnh đi chân trần cho trẻ.

Sở dĩ giáo dục đi chân trần của Nhật Bản được thực hiện lâu như vậy, thực ra là do các bậc cha mẹ Nhật Bản cũng đồng tình với cách giáo dục này.

Thỉnh thoảng, các trường học Nhật Bản sẽ tổ chức hoạt động đi chân trần, để cho trẻ được chơi đùa trên cỏ hoặc các sườn đồi bằng chân trần.

Mặc dù trẻ em Việt Nam không có môi trường tốt cho trẻ đi chân trần nhưng các bậc cha mẹ có thể để con đi chân trần ở nhà.

Sự khác biệt giữa đi chân trần và không đi chân trần sẽ có thể nhìn thấy rõ trong tương lai.

Đi chân trần rất tốt cho sự phát triển trí não

Có rất nhiều huyệt đạo trên lòng bàn chân, và mỗi huyệt đạo trên lòng bàn chân đại diện cho một cơ quan khác nhau của cơ thể. Khi trẻ đi chân trần, sự phát triển các cảm quan cũng được cải thiện.

Rốt cuộc, khi bàn chân của trẻ tiếp xúc với đất, trẻ có thể cảm nhận được tình trạng của mặt đất, ướt hay khô, bằng phẳng hay dốc, và tiếp xúc với mặt đất khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau.

Phản ứng từ cảm giác khi tiếp xúc với mặt đất bằng chân trần của bé sẽ được truyền đến não, từ đó gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Ngược lại, những bé đi giày ngay từ nhỏ sẽ bỏ lỡ quá trình này.

Trẻ đi chân trần có khả năng thăng bằng cơ thể tốt hơn

Cả giày và tất đều có tác dụng chống trơn trượt. Trẻ đi chân trần sẽ không có sự bảo vệ của giày và tất, nên trẻ phải tự tìm trọng tâm của bản thân để giữ thăng bằng.

Khi trẻ đi chân trần, các đầu dây thần kinh sẽ truyền lại cảm xúc của trẻ lên não, và não sẽ thực hiện các điều chỉnh.

Về lâu dài, khả năng vận động và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ được cải thiện, cảm giác thăng bằng của cơ thể tốt hơn trẻ bình thường.

Trẻ đi chân trần có dáng bàn chân đẹp hơn

Hình dạng bàn chân của trẻ thực sự có liên quan đến vòm bàn chân, tuy nhiên vòm bàn chân nói chung phát triển trước khi trẻ được 10 tuổi.

Sau khi bé được 10 tuổi, vòm bàn chân dù chưa phát triển xong cũng khó phát triển trở lại, khó phục hồi hình dáng bàn chân xấu xí.

Bé đi chân đất ở nhà sẽ rèn luyện cơ chân, bởi mỗi khi bé đi chân đất thì chân bé phải bám chắc vào mặt đất.

Trẻ em phụ thuộc nhiều vào giày và tất dễ mắc các vấn đề như tật ngón cái, bàn chân bẹt và khả năng giữ thăng bằng cơ thể kém. Điều này sau này có thể nhìn thấy rõ bằng mắt.

giáo dục nhật bản
Bé đi chân đất ở nhà sẽ rèn luyện cơ chân, bởi mỗi khi bé đi chân đất thì chân bé phải bám chắc vào mặt đất. (Ảnh: Pixabay)

Trẻ đi chân trần sẽ có thể chất tốt hơn

Khi còn nhỏ, bé chưa biết nóng lạnh, bé nên đi chân đất để tự cảm nhận được các kích thích khác nhau lên các huyệt đạo trên lòng bàn chân.

Nếu trẻ hay đi chân trần ở nhà, hoặc bố mẹ lúc rảnh rỗi xoa bóp chân cho bé nhiều hơn, khi bé khó chịu, bố mẹ có thể tìm các huyệt đạo và kích thích thêm các huyệt đạo, có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của bé, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao thể chất cho trẻ.

Bốn đặc điểm khác biệt của trẻ đi chân trần ở trên, đặc biệt là sự phát triển của vòm chân và cảm giác thăng bằng, rất khó có thể sửa lại sau này.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi thực hành giáo dục trẻ đi chân trần

Khi cha mẹ cho bé đi chân trần ở nhà, nên cố gắng đảm bảo rằng nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý thu dọn các mảnh vỡ ở nhà để tránh trẻ va phải.

Nếu mùa đông thời tiết tương đối lạnh, cha mẹ cũng có thể đi tất mỏng cho con, nếu nhiệt độ không quá thấp thì cha mẹ không cần đi tất cho con.

Các bậc cha mẹ sẽ thấy rằng, cho trẻ đi chân trần ở nhà nhiều có những lợi ích nhất định.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao phụ huynh Nhật Bản thường cho con trẻ đi 'chân trần'?