Vì sao núi Côn Luân được xem là ngọn núi Thần của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Núi Côn Luân là một trong những thắng cảnh bí ẩn nhất ở Trung Quốc, những ghi chép về Tây Vương Mẫu và núi Côn Luân lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn “Sơn Hải kinh”.

Trong Thần thoại cổ đại Trung Quốc, Tây Vương Mẫu thân phận cực kỳ cao quý sống ở núi Côn Luân, tương truyền rằng Tây Vương Mẫu cai quản các Tiên nữ, tất cả những người phụ nữ tu Tiên cuối cùng đều phải đi bái kiến Tây Vương Mẫu. Vua Chu Mục Vương trong câu chuyện Thần thoại khá sớm là "Mục thiên tử truyện" đã từng tham kiến Tây Vương Mẫu.

Núi Côn Luân cũng là 5 đại long mạch của thế giới, đã sinh ra các nhánh long mạch mở rộng ra mọi nơi trên thế giới. Linh khí của núi Côn Luân chảy dọc theo năm đại long mạch đến các đường long mạch nhánh khác nhau. Vạn vật đều sống nhờ vào 5 long mạch này, dưới nhận được linh khí núi Côn Luân, đồng thời thu nạp linh khí của trời, hai khí âm dương dưỡng dục, vạn vật sinh sôi nảy nở vô tận. Núi Côn Luân là nơi khởi nguồn của long mạch và là nguồn gốc của khí âm, linh khí của đất.

Sách "Thập di ký" có ghi chép: một khu vực rộng lớn có các vị Thần Tiên sống trên núi Côn Luân được gọi là Côn Lăng. Độ cao của Côn Lăng là trên mặt trời và mặt trăng. Núi Côn Luân có chín tầng mỗi tầng cách nhau mười vạn dặm, ở xung quanh có khí mây ngũ sắc, từ trên xuống dưới trông như một tòa cung điện. Trên núi thường có gió nhẹ, các vị Thần Tiên trên núi thường cưỡi rồng, cưỡi Tiên hạc vui chơi trên núi. Cái gọi là gió từ mọi phía có nghĩa là gió thổi từ bốn hướng Đông, Nam, Tây, Bắc cùng một lúc. Còn có gió khử bụi, nếu quần áo bị bụi bẩn được gió khử bụi thổi qua thì quần áo sẽ sạch như mới giặt.

昆仑山从下面向上望去,好像一座宫阙(图片:明代画作局部)
Từ bên dưới nhìn lên, núi Côn Luân trông giống như một cung điện (Ảnh: Một phần của bức tranh thời nhà Minh)

Nước cam lồ lượn trong không trung, như mưa bụi như sương, sương rơi trên cỏ cây, êm dịu và đẹp như ngọc. Có một loại sương màu đỏ son, khi nhìn từ xa sẽ thấy màu sương đỏ như chu sa. Khi loại sương này rơi trên cây và đá thì cây và đá sẽ đỏ lên như những hạt tuyết đỏ. Nếu sử dụng một chiếc bình ngọc để giữ sương đỏ đó thì nó giống như xi-rô làm từ mạch nha.

Núi Côn Luân, còn được người phương Tây gọi là núi Tu Di, đối ứng với 7 sao bắc đẩu, sừng sững giữa biển xanh sóng biếc. Núi Côn Luân có chín tầng, ở tầng sáu có cây ngọc ngũ sắc, cành lá xum xuê che kín năm trăm dặm, ban đêm cây phát sáng như ngọn nến. Tầng thứ ba có một loại ngũ cốc, một bông ngũ cốc có thể để đầy cả một chiếc xe. Có một loại dưa mọc giống như cây quế. Có một loại đào sinh trưởng mùa đông có màu xanh, sau khi rửa sạch bằng nước trong giếng ngọc và ăn vào thì thân nhẹ và mềm, có thể bay trên bầu trời.

Ở tầng 5 có một con rùa Thần dài một thước 9 tấc, có hai đôi cánh, sống qua 10.000 năm tuổi rồi trèo lên cây sống, nó còn biết nói. Đến tầng chín, hình dáng núi nhỏ dần, hẹp dần, dưới núi có ruộng linh chi, vườn huệ lan, diện tích mấy trăm ha, đều do các vị Thần Tiên làm ruộng, làm cỏ. Có mười hai Dao Đài bên cạnh, mỗi Dao Đài rộng một nghìn bước, với ngọc bích nhiều màu sắc làm nền. Ở tầng dưới cùng, có một chiếc cổng là Lưu Tinh Tiêu Khuyết, cao bốn mươi trượng (khoảng 120 m).

Ở phía Đông là các cung điện của Thần gió, Thần mây và Thần mưa. Phía Nam có một đám mây dày đặc, nhìn từ xa có màu đỏ như chu sa, đám mây này rủ xuống tứ phía một cách chặt chẽ, liền mạch. Phía Tây có hồ Ly Đàm, trong hồ có rất nhiều rồng và ly, chúng đều có màu trắng. Rồng và ly cứ nghìn năm sẽ thay đổi ngũ tạng một lần. Có những viên đá ngũ sắc ở phía bên trái của Ly Đàm, tương truyền rằng những viên đá này là ruột của ly trắng biến hóa ra. Ngoài ra, còn có ngọc lang can cầu lâm, bẻ hai cành cây gõ vào ngọc, có thể đốt trên lửa để sinh ra dầu. Phía bắc có một khu rừng quý hiếm, bẻ hai cành gõ vào nhau, âm thanh hòa nhịp du dương. Có chín con sông trong rừng. Phía nam có dòng sông đỏ từ trên sườn núi đổ xuống, hàng chục triệu năm thì cạn kiệt một lần, hàng chục triệu năm nữa nước sẽ xuất hiện trở lại.

Côn Luân hay còn gọi là thung lũng Nalingele được gọi là “cổng địa ngục”. Theo truyền thuyết, những người chăn cừu sống ở dãy núi Côn Luân thà để gia súc và đàn cừu chết đói trên sa mạc Gobi vì chúng không có cỏ để ăn, còn hơn để chúng vào thung lũng núi sâu cây cỏ tươi tốt, trầm lặng và âm u. Ở thung lũng núi có đầy lông sói, xương gấu, súng thép của thợ săn và những mộ hoang đồi vắng, mang hơi thở của sự chết chóc thật đáng sợ. Núi Côn Luân có lẽ luôn là một bí ẩn đối với nhân loại.

Huy Hải
Theo Soundofhope

Tài liệu tham khảo: "Thập di ký" quyển 10 của Vương Gia đời Đông Tấn



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao núi Côn Luân được xem là ngọn núi Thần của Trung Quốc?