Vì sao người hiện đại cầu nguyện Thần minh không linh nghiệm? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa có câu rằng "Trên đầu ba thước có Thần linh", nhưng cũng không phải là hữu cầu tất ứng.

Đường Hiến Tông từng hỏi Tể tướng Lý Phiên Đạo: "Tế tự Thần linh tiêu tai cầu phúc, có thực sự tin được không?". Nói cách khác, hướng lên trời cầu nguyện có thể linh nghiệm không?

Tể tướng Lý Phiên vốn không xu nịnh, ông đã trả lời Hiến Tông như thế nào? Lý Phiên đã dùng ví dụ thực tế để trả lời Đường Hiến Tông về vấn đề này. Trong những ví dụ này, có người có thể phân biệt rõ phúc là đến như thế nào, cũng có một số người, hướng đến Thần cầu nguyện cho mình, nhưng lại không được ban phúc.

Sở Chiêu Vương biết hoạch tội rõ ràng

Trước kia Sở Chiêu Vương (khoảng 523 TCN-489 TCN) bị bệnh, thầy bói nói là do Thần sông Hoàng Hà gây ra. Chiêu Vương mặc dù ngã bệnh, thế nhưng trong lòng còn rất sáng suốt, ông nói: "Quả nhân dù không có đức, nguyên nhân quả nhân chịu tội không phải tại Thần sông. Tiên vương nước Sở đã trải qua các đời tế tự đều không vượt qua 4 con sông trong biên giới nước Sở là Trường Giang, Hán Thủy, Tuy Hà và Chương Giang". Hơn nữa, ông còn nói nếu như mình không có đại tội, ông Trời sao có thể giáng họa cho bản thân? Nhất định là bản thân có đại tội, có tội phải hứng chịu hình phạt, cho nên ông không cử hành tế lễ trừ tai ương.

"Tả truyện" ghi chép, Sở Chiêu Vương xuất binh cứu nước Trần, bị bệnh nặng ở trong doanh trại, ông nhìn thấy cảnh tượng "đám mây như một bầy chim Xích Ô vây lấy mặt trời". Ba ngày sau, Chiêu Vương phái sứ giả gặp quan Thái sử nhà Chu, miêu tả kỹ càng sự việc này, đồng thời hỏi thăm biện pháp ứng phó.

Quan Thái sử nhà Chu đáp rằng, giấc mộng này biểu thị Sở Vương sẽ gặp tai họa, vậy nên có thể lập đàn tế, dời họa đến quan Lệnh doãn, để tiêu tai trừ họa.

Các tướng nước Sở sau khi biết chuyện này, đều thỉnh cầu nhận họa thay cho Chiêu Vương. Tuy vậy, Chiêu Vương không cho phép, ông nói: "Các quan, tướng đối với quả nhân mà nói, chính là giống như chân, tay của quả nhân vậy. Nếu bây giờ dời họa của quả nhân lên thân các quan, tướng, thì họa kia chẳng phải vẫn còn trên thân quả nhân hay sao, việc này không được!"

Chiêu Vương còn nói: "Nếu như quả nhân lần này phải chết, là kết quả của các trò tiêu khiển quá độ, trái đạo đức của quả nhân trong quá khứ!"

Không bao lâu Sở Chiêu Vương băng hà, quân đội bãi binh về nước. Sở Chiêu Vương trước khi chết muốn thoái vị cho ba người em, nhưng họ đều khước từ vương vị, về sau con trai ông là Hiến Huệ kế nhiệm vương vị.

Khổng Tử khi đó ở nước Trần, tán thán nói: "Sở Chiêu Vương thông đại Đạo, có thể không mất nước!"

Hán Văn Đế kính Thần không cầu, Đường Văn Tông kính Thần tự trách tội mình

Hán Văn Đế mỗi lần cử hành đại lễ tế tự quốc gia, ông đều yêu cầu quan tư lễ "kính mà không cầu", cũng chính là lấy tế tự long trọng lễ kính Thần linh, thể hiện tâm ý thành kính đối với Thần linh, nhưng không khẩn cầu Thần ban phúc hoặc phù hộ...

Hán Văn Đế nhân đức minh xét, biết kính Thần mà không cầu. Đường Văn Tông kính Thần và tự trách tội mình. Họ đều có thể thành kính lễ kính Thần linh, thành kính tự kiểm điểm bản thân mình, mà không đòi hỏi quá đáng Thần linh ban phúc, nhưng phúc phận lại tự nhiên giáng lâm. 
Hán Văn Đế mỗi lần cử hành đại lễ tế tự quốc gia, ông đều yêu cầu quan tư lễ "kính mà không cầu". (Ảnh: Epoch Times)

Vào thời hoàng đế Đường Văn Tông, hạn hán kéo dài không có mưa, ông bèn ra lệnh cho quan các quận đến Tử Thần Điện trong Hoàng cung tế tự cầu mưa. Văn Tông lộ rõ khuôn mặt sầu lo, thuộc hạ đều nhìn thấy. Có cận thần bẩm báo với Văn Tông, rằng quan thiên văn tinh tượng dâng tấu nội dung, nói: "Hạn hán kéo dài là phản ứng của thiên thời thiên tượng, xin Thánh thượng không nên quá phí sức lo lắng".

Hoàng đế Văn Tông nghiêm túc nói: "Trẫm là quân chủ của thiên hạ, vô đức bảo hộ người dân, dẫn đến trận thiên tai hạn hán này. Hiện tại lại bị Thượng Thiên khiển trách, nếu như trong vòng ba ngày không mưa, trẫm nên thoái vị, nên chọn lại vị quân chủ tài đức sáng suốt khác để lãnh đạo thiên hạ".

Các quan đại thần nghe xong đều xúc động rơi nước mắt, mỗi người đều thỉnh tội xin bãi miễn quan vị. Vào đúng đêm hôm đó, trời đổ mưa kịp tưới mát khắp vùng đất khô cằn.

Hán Văn Đế nhân đức minh xét, biết kính Thần mà không cầu. Đường Văn Tông kính Thần và tự trách tội mình. Họ đều có thể thành kính lễ kính Thần linh, thành kính tự kiểm điểm bản thân mình, mà không đòi hỏi quá đáng Thần linh ban phúc, nhưng phúc phận lại tự nhiên giáng lâm.

Tể tướng Lý Phiên đã khuyên Thánh thượng Đường Hiến Tông rằng:

Nếu như nói Thần linh vô tri, cũng không thể giáng phúc cho con người. Nếu như Thần linh hữu tri, cũng sẽ không giáng phúc cho những người vì khẩn cầu tư lợi mà xu nịnh, bởi vì đối với hành vi hữu sở cầu, quân tử cũng sẽ không chấp nhận, huống chi là Thần linh trên trời! Do đó có thể thấy, ai có thể thực hiện chữ tín đối với người, đối với sự tình, thuận theo ý chỉ của Thượng Thiên, thì Thần tự nhiên phù hộ người đó. Nếu như không phải như vậy, thì dẫu có hướng lên trời cầu nguyện cũng không cách nào có được phúc.

Bạo ngược bất nhân, cầu Thần không linh

Nước Quắc là một nước nhỏ thời Xuân Thu, quân vương cuối cùng là Quắc Công Sửu tham chính vô đạo, tàn bạo ngu ngốc. Ông ta coi thường người dân lại tham lam ngang ngược, đối ngoại trở mặt, hơn nữa còn cực kỳ hiếu chiến.

Đầu thu một năm nọ, Quắc Công mộng thấy Thần giáng lâm xuống vùng đất nước Quắc. Quắc Công bèn phái Chúc Ứng, Tông Khu, Sử Ngân chuẩn bị rất nhiều tế phẩm để tế Thần. Quắc Công tế Thần không phải vì thành kính, mà là để cầu Thần ban cho cho ông ta đất đai. Quắc Công mộng thấy Thần ban cho cho ông ta ruộng đất.

Sử Ngân nói: "Quắc quốc sắp vong! Ta nghe nói: Nước sắp hưng thịnh, là quân vương lắng nghe tiếng lòng của người dân. Nước sắp diệt vong, là quân vương cầu Thần. Thần, không gì là không biết, trước sau đều công chính như một, dựa theo hành vi của con người mà quyết định người họa phúc. Quắc Công bại đức, làm sao có được thổ địa?"

Thái Tử nhà Chu khi đến nước Quắc khảo sát chuyện này, cũng nói: "Quắc nhất định phải vong, vua bạo ngược vô đạo lại cầu Thần".

Về sau, Tấn Hiến Công đem quân diệt Quắc, Quắc Công Sửu trở thành quân vương cuối cùng của nước Quắc.

Trần minh tông Thân thế tôn quý, tài năng được giáo dục bài bản
Vương Mãng là một kẻ "bên ngoài ra vẻ coi trọng nghĩa, bên trong thực gian tà", giả nhân giả nghĩa, là gian thần ngụy quân tử, giả phụng nhân nghĩa lừa gạt người trong thiên hạ, thừa dịp nhà Hán yếu ớt mà soán ngôi vị. (Minh hoạ: Bình Minh/NTD Việt Nam)

Còn có chuyện Vương Mãng - kẻ soán ngôi nhà Hán, cũng khởi công xây dựng miếu để cầu Thần. Theo "Hán thư - Vương Mãng truyện hạ", Vương Mãng là một kẻ "bên ngoài ra vẻ coi trọng nghĩa, bên trong thực gian tà", giả nhân giả nghĩa, là gian thần ngụy quân tử, giả phụng nhân nghĩa lừa gạt người trong thiên hạ, thừa dịp nhà Hán yếu ớt mà soán ngôi vị, còn tự lấy Hoàng Đế, Ngu Thuấn làm dòng dõi của mình, thậm chí tự cho là Hoàng Đế, Ngu Thuấn tái xuất. Sau khi Vương Mãng soán vị, thi hành chính sự không thuận, gây ra nạn đói, chính sách phiền nhiễu, giáo hóa bạo ngược, khiến bách tính oán hận. Tuy vậy, Vương Mãng vẫn bình chân như vại, lại hạ lệnh khởi công xây dựng chín ngôi miếu, cử hành tế tự long trọng. Tế tự cầu phúc, đòi hỏi quá đáng đến cực điểm.

Vương Mãng tuyển thợ thủ công, thu gạo tiền của người dân để xây miếu, phá hủy hơn mười cung quán trong Tây Uyển để lấy vật liệu xây chín ngôi miếu.

Lúc xây dựng, trời đổ mưa lớn hơn sáu mươi ngày, xây xong chín ngôi miếu, công nhân chết hơn một vạn. Lúc này trong nước dân đói khắp nơi trên đất, đạo tặc nổi dậy như ong, Vương Mãng vẫn ban thưởng hàng ngàn vạn tiền cho các quan Tư Đồ, Đại Tư Không cai quản miếu. Vương Mãng kiêu căng bạo ngược, hại dân, thậm chí xương cốt đã mục nát trong lăng mộ cũng không tha, đã cho phá hủy các đền thờ của Hán Hiếu Vũ, Hiếu Chiêu để chôn cất con cháu của mình.

Thiên hạ khắp nơi đều là dân đói, chỉ riêng Thanh Châu, Từ Châu bởi vì đói mà dân chúng làm tặc có đến vài chục vạn người. Cuối cùng Vương Mãng ở Tiệm Đài, bị mỹ nhân trong cung tiết lộ hành tung, bị giết, bị chặt đầu, có hàng chục quân lính tranh nhau đến xẻ thịt, thịt nát xương tan. Đây là kết cục của Vương Mãng vô Đạo, dân oán Thần giận.

***

Họa phúc giáng lâm, là dựa theo suy nghĩ và hành vi của con người cảm ứng mà đến. Sinh mệnh vĩnh viễn không quên tu đức, không rời xa Thiên đạo, mới có thể vĩnh viễn hưởng thụ phúc báo. Nếu như suy nghĩ hành vi rời xa chính đạo, mà lại hướng lên trời cầu nguyện, như vậy làm sao có thể linh nghiệm đây? Làm sao có thể cầu được phúc phận đây?

"Thư Kinh" nói: "Huệ địch cát, tòng nghịch hung", chính là nói đạo lý rằng thuận Thiên thì tốt, nghịch Thiên thì xấu. Vì sao có người tỏ ra cung kính tế tự cầu nguyện, nhưng cũng không linh nghiệm? Bởi vì bọn họ làm xằng làm bậy, vô đức vô đạo, là nghịch Thiên, đương nhiên là không được Thần linh giáng phúc.

Trung Nguyên
Theo Doãn Gia Huy - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao người hiện đại cầu nguyện Thần minh không linh nghiệm? [Radio]