Vì sao lại gọi là nam nhân? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người đàn ông không có khí phách, trí huệ, chính khí, thường xuyên ngoại tình thì cả vợ con cũng không bảo vệ được. Những người này không thể nhận được sự tôn trọng của người phụ nữ và con cái, không ai coi họ là người tốt, mà họ chỉ tự cảm thấy rằng  mình vẫn tốt mà thôi.

Chữ Nam Hán tự viết “男” phía trên có chữ điền “田” phía dưới có chữ lực “力”. Theo một tầng nghĩa chữ này, là dùng sức để làm nương, làm ruộng. Nghĩa là, trách nhiệm người đàn ông nằm ở đồng ruộng, là nguồn nuôi dưỡng và bảo đảm sự sinh tồn cho cả gia đình.

Chữ Điền trong Đạo gia là nói đến đan điền, người tu Đạo đều biết rằng đan điền là cội nguồn của vạn pháp sinh thành, rất nhiều sinh mệnh và sự huyền diệu cũng từ đây mà sinh ra. Vì vậy, điền có thể đại diện cho Đạo và Pháp. Nói một cách dễ hiểu, nam nhân là một người mang theo đạo đức, một người duy trì đạo đức, chính nghĩa bằng chính sinh mệnh và sức lực của mình, đồng thời là một người có trách nhiệm với thế gian.

Vậy, tại sao được gọi là đàn ông? Đó là người cống hiến sức lực của mình để duy trì đạo đức và chính nghĩa trên thế gian, là người sống để duy trì đạo đức cho thế gian, cũng là người tay nâng một mảnh trời che chở cho người phụ nữ và con cái mình.

Tôn giả Milarepa, người sáng lập Bạch phái (Kagyu) của Mật tông Tây Tạng, khi tu đạo ở thế gian thì bị một nhóm thợ săn đi ngang qua chế giễu, vì ông ăn mặc rách rưới với dáng vẻ tiều tụy. Thợ săn nói: "Đồ ăn cái mặc của ông thật là nhơ nhớp, chẳng giống như cuộc sống của một con người! Ông hãy làm đầy tớ cho người ta thì ít ra cũng được ăn no mặc ấm. Chao ôi! Chao ôi! Trên thế gian này tìm không thấy đâu có một người thảm hại hơn ông".

Tôn giả Milarepa nói: "Xin các anh đừng nói thế! Tôi là người thù thắng hiếm hoi nhất trong quần thể xã hội. Tôi đã gặp đại sư Marba, một dịch giả vĩ đại, và tôi đã đắc được khẩu quyết tu thành Phật. Tôi ở một nơi tịch lặng trên núi tu hành thiền định, thành tựu Tam muội. Những danh dự, tiếng tăm, sự cung kính, y phục, thức ăn, tiền tài, lợi ích đó chẳng có thứ gì có thể động được cái tâm của tôi. Vì vậy, tôi đã hàng phục được tất cả những phiền não của thế gian.

Trên đời này, không ai xứng đáng với cái tên gọi nam nhi đại trượng phu như tôi. Mặc dù, các vị đều sinh sống ở vùng đất Phật Pháp đang rất hưng thịnh, nhưng đừng nói đến tu hành mà ngay cả cái tâm lắng nghe Phật Pháp thì các vị cũng không có. Cả cuộc đời này, các vị tất bật với phạm tội tạo ác, thời gian vào Địa ngục e rằng không còn lâu nữa. Như các vị mới là người bi thảm nhất, đáng thương nhất thế gian này. Trong tâm tôi lúc nào cũng yên ổn vui vẻ".

Tôn giả Milarepa đã đưa ra lời giải thích tốt nhất cho những người nam nhi đại trượng phu.

Xét trên phương diện con người, đạo đức là trách nhiệm của người đàn ông, đàn ông không có đạo đức thì không phải là đàn ông thực sự. Người dành cả ngày cho những chuyện thị phi, sống vì lợi ích cá nhân sợ mất những điều này khác, không nói đạo lý, không coi trọng tâm tính, sống chạy theo sắc theo dục, vì thế mà tinh - khí - thần bị hao tổn.

Bởi vì, ở kiếp trước hoặc nửa đầu kiếp này họ đã trải qua một số khổ nạn, họ tích một số đức, nên hiện này được chuyển hóa thành tiền tài, quyền lực, và dung mạo đẹp, v.v. Vậy mà họ kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại, phóng túng, và không hiểu rõ về bản thân. Một người đàn ông không có khí phách, trí huệ, chính khí, thường xuyên ngoại tình thì cả vợ con cũng không bảo vệ được. Những người này không thể nhận được sự tôn trọng của người phụ nữ và con cái, không ai coi họ là người tốt, mà họ chỉ tự cảm thấy rằng mình vẫn tốt mà thôi.

Đàn ông là người giữ đạo đức, chính nghĩa cho thế gian, là người nâng đỡ mảnh trời, cai quản ruộng đất cho gia đình. Nam nhân phải thể hiện ra bản chất mạnh mẽ, thiện lương, đường đường chính chính, quang minh chính đại, không ngừng loại bỏ những điều xấu. Những thói quen và những suy nghĩ xấu đều phải loại bỏ, đồng thời nỗ lực hết mình vì đạo đức, trở thành chỗ dựa, thành mảnh trời của đạo đức và chính nghĩa cho chính con cái của mình, trở thành “vị Thần” trong lòng con trẻ.

Một người đàn ông như vậy mới là nam nhi đại trượng phu chân chính, cũng là cảnh giới của “đấng nam nhi” mà chúng ta theo đuổi và khao khát.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao lại gọi là nam nhân? [Radio]