Vì sao Khổng Tử không uống nước Đạo Tuyền? Nguyên do khiến đời sau suy ngẫm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khổng Tử một lần đi ngang qua "Đạo Tuyền", miệng rất khát, nhưng bởi vì nước suối có tên là "Đạo Tuyền", cái tên này khiến ông chán ghét, cho nên cố nén cơn khát, kiên quyết không uống nước này.

Đạo Tuyền là tên gọi một con suối cổ ở huyện Tứ Thủy tỉnh Sơn Đông vào thời Xuân Thu. Tương truyền, bởi vì lúc ấy từng có một nhóm cường đạo chiếm dụng con suối này, cho nên được người dân gọi là "Đạo Tuyền". Cũng có truyền thuyết nói rằng đây là một con suối mà ai uống nước suối này sẽ trở nên tham tiền của quên tình nghĩa.

Theo Tiên Tần lấy làm "Thi tử" ghi chép, "Không Tử quá vu Đạo Tuyền, khát hĩ nhi bất ẩm, ác kỳ danh dã". Là ý nói, Khổng Tử một lần đi lúc đi ngang qua "Đạo Tuyền", miệng rất khát, nhưng bởi vì nước suối có tên là "Đạo Tuyền", cái tên này khiến ông chán ghét, cho nên cố nén cơn khát, kiên quyết không uống nước này.

Người đời sau cho rằng: Khổng Tử nhất thời nhịn khát, không uống nước "Đạo Tuyền" , là vì Ngài muốn bảo trì tiết tháo của mình, là vì khinh bỉ đối với "đạo tặc" mà dùng hành vi của mình, tự thân dạy dỗ đạo lý làm người. Chính vì vậy, một chuyện nhỏ nhặt trong sinh hoạt của ông, cũng lưu danh thiên cổ, trở thành giai thoại truyền lại muôn đời.

Khổng Tử nhất thời nhịn khát, không uống nước "Đạo Tuyền" , là vì Ngài muốn bảo trì tiết tháo của mình
Khổng Tử nhất thời nhịn khát, không uống nước "Đạo Tuyền" , là vì Ngài muốn bảo trì tiết tháo của mình. (Ảnh: Pixabay)

Từ đó, "uống nước Đạo Tuyền" dùng để ví von với thủ đoạn chiếm dụng đồ vật không đứng đắn hoặc tiền tài bất nghĩa; còn "không uống nước Đạo Tuyền" thì được ví von với việc làm người chính trực liêm khiết. Và "chí sĩ không uống nước Đạo Tuyền" đã trở thành cách ngôn cảnh cáo đối với vô số người.

Trong lịch sử có rất nhiều quan lại thanh liêm chính trực, kiên quyết làm theo "chí sĩ không uống nước Đạo Tuyền", đã để lại gương sáng cho đời sau. Chung Ly Ý thời Đông Hán chính là một viên quan như thế.

Lúc Chung Ly Ý đang nhậm chức Huyện lệnh huyện Hội Kê, thì nạn ôn dịch đang hoành hành trong xã hội. Ở Hội Kê có nhiều người bị lây nhiễm, nội trong vài ngày đã có hơn 1 vạn người chết. Đối mặt với thảm cảnh ấy, Chung Ly Ý ăn không ngon ngủ không yên, tự trách mình: “Trăm họ gặp nạn, ta không có cách gì giải cứu, vậy thì còn là quan phụ mẫu nỗi gì!”. Ông không quan tâm đến hiểm nguy bản thân có thể bị lây nhiễm, tới từng nhà để an ủi người mắc bệnh và gia đình họ, còn hạ lệnh chiêu mộ thầy thuốc khắp nơi nghiên cứu bào chế thuốc mới.

Mấy ngày sau, loại thuốc mới đã nghiên cứu và bào chế xong, nhưng không dám cho người bệnh uống ngay, bởi vì trong đó có một số loại thảo dược mang độc tính. Chung Ly Ý biết chuyện bèn nói: “Chuyện này quả thật là không đơn giản. Để ta thử nghiệm xem”. Ông không quan tâm mọi người kịch liệt can ngăn, đưa tay lấy phần thuốc uống cạn một hơi. Cuối cùng ôn dịch đã nhanh chóng được khống chế, sự trăn trở băn khoăn của Chung Ly Ý cũng được giải tỏa.

Thời Hán Minh Đế, Chung Ly Ý được nhậm chức Thượng Thư. Tham quan Trương Khôi bị triều đình truy cứu đền tội, tiền của ăn hối lộ cũng bị tịch thu. Minh Đế hạ chiếu lấy những tài vật của ông ta chia ra ban thưởng cho quần thần. Riêng Chung Ly Ý đem những thứ châu báu thuộc phần mình bỏ lại trên mặt đất cự tuyệt không lấy.

Minh Đế hỏi nguyên nhân, Chung Ly Ý trả lời: “Thần nghe nói Khổng Tử nhẫn nại chịu đựng cơn khát chứ không uống nước Đạo Tuyền. Những thứ tiền của hối lộ này, thần quả thật là không thể tiếp nhận được”. Minh Đế cảm thán nói: “Lời của quan Thượng thư thật là công minh chính trực!”.

khổng tử không uống nước đạo tuyền
“Thần nghe nói Khổng Tử nhẫn nại chịu đựng cơn khát chứ không uống nước Đạo Tuyền. Những thứ tiền của hối lộ này, thần quả thật là không thể tiếp nhận được”. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

***

Gương sáng về tấm lòng chính trực của người xưa khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm. Thứ nhất, nhất định phải giữ tiểu tiết: sự tình tuy nhỏ, nhưng trong đó cũng có thể thành đại nghĩa, vậy nên cần giữ tiểu tiết, đề phòng cẩn thận. Người xưa nói, "chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà làm", làm người vốn là nên như vậy. Thứ hai, nhất định phải giữ gìn tiết tháo của chính mình, bảo trì tâm hồn thanh khiết, tận lực không tiếp nhận những tập tục bại hoại ô nhiễm trên đời, cho dù là một việc nhỏ nhất cũng cần phải như thế.

Mỗi chúng ta hãy tin tưởng rằng: Người chính – tâm chính, người thiện – tâm thiện, nhất định sẽ có phúc báo!

An Nhiên
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao Khổng Tử không uống nước Đạo Tuyền? Nguyên do khiến đời sau suy ngẫm