Vì sao Khổng Minh có thể tiên đoán trước được cái chết của mình, Chu Du và Bàng Thống?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, đêm xem thiên văn, thấy sao tướng tinh rơi, thì cười và nói: "Chu Du chết rồi". Đến sáng, Khổng Minh báo với Huyền Đức, Huyền Đức sai người thám thính, quả nhiên là Chu Du đã chết...

Có câu cổ ngữ rằng: "Thầy phong thủy hạng nhất xem các vì sao, thầy hạng nhì xem mạch nước, thầy hạng ba chạy khắp núi rừng".

Câu đó có nghĩa là: thầy phong thủy công phu cao nhất là người biết xem thiên tượng. Các vương triều phong kiến xưa đều lập ra các bộ phận và chức quan chuyên quan sát thiên tượng, được gọi là "Thái sử", "Tư Thiên giám", "Khâm thiên giám", v.v. Bởi các nước Á Đông xưa luôn lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo nên việc quan sát thiên tượng, tính toán tiết khí, đặt ra lịch pháp, từ đó chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chiêm bói thời vận lên xuống là hết sức quan trọng, các chức quan chuyên quan sát thiên tượng cũng không thể thiếu được.

Xem thiên tượng không những có thể dự đoán được thời tiết, còn có thể nhìn ra được phúc họa, hung cát; thậm chí biết trước được vận thế của cả một vương triều, những tiên đoán cũng khá chính xác và thần kỳ. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có rất nhiều câu chuyện về Gia Cát Lượng xem thiên tượng, thực ra đây là những việc thật sự tồn tại.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có rất nhiều câu chuyện về Gia Cát Lượng xem thiên tượng, thực ra đây là những việc thật sự tồn tại.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có rất nhiều câu chuyện về Gia Cát Lượng xem thiên tượng, thực ra đây là những việc thật sự tồn tại. (Ảnh tổng hợp)

Gia Cát Lượng xem thiên tượng biết có sương mù

Để chống đại quân của Tào Tháo, Chu Du và Gia Cát Lượng đã đánh cược, Đông Ngô lệnh cho Gia Cát Lượng trong vòng 10 ngày phải chế tạo được 10 vạn mũi tên. Lúc đó đại quân của Tào Tháo đã áp sát biên giới, vật tư thiếu thốn, cho dù là huy động hết thảy binh hùng tướng mạnh cũng không thể nào làm được 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày. Thế nhưng Gia Cát Lượng đã chấp nhận điều kiện này, còn nói với Chu Du rằng: "Không cần đến 10 ngày, chỉ 3 ngày là được rồi. Sau 3 ngày là có thể giao 10 vạn mũi tên".

Chu Du ban đầu nói trong 10 ngày chế tạo 10 vạn mũi tên đã là việc không thể nào hoàn thành nổi, Gia Cát Lượng lại nói chỉ cần 3 ngày. Việc quân không phải trò đùa, thế là hai người lập bản Quân lệnh trạng.

Sang đến ngày thứ 2, Gia Cát Lượng vẫn chưa khởi công chế tạo mũi tên. Những người lúc trước xem hai người đánh cược giờ đây cảm thấy lo lắng cho Gia Cát Lượng. Sáng sớm ngày thứ 3, trời mới lờ mờ sáng, mặt sông - nơi mà thủy quân Tào Tháo neo đậu thuyền, bắt đầu có sương mù, bao quanh trời đất thành mớ hỗn độn.

Gia Cát Lượng sai hơn chục chiếc thuyền chở đầy rơm, cỏ, chiêng trống vang trời, giả bộ tấn công các chiến thuyền của Tào Tháo. Bởi vì sương mù dày đặc, thủy quân Tào Tháo chỉ lờ mờ nhìn thấy bóng dáng hơn chục chiếc thuyền đang tiến đến, thế là quân Tào nhất loạt bắt tên như mưa vào những chiếc thuyền nhỏ của đối phương. Cơn mưa tên kéo dài chừng nửa canh giờ (khoảng 1 tiếng đồng hồ) thì mặt trời mọc, sương mù dần tan. Hơn chục chiếc thuyền của Gia Cát Lượng hoàn toàn không tấn công các chiến thuyền quân Tào, mà lại quay trở về doanh trại. Gia Cát Lượng cho người tháo gỡ các mũi tên dính trên các búi rơm cỏ ra, sau đó đếm đủ 10 vạn mũi tên rồi giao cho Chu Du, rồi giao thêm cả đống mũi tên dư thừa.

Sau này Gia Cát Lượng nói, thực ra ông xem thiên văn mấy ngày trước đã phát hiện ra rằng sau 3 ngày sẽ có sương mù, do đó đã nghĩ ra kế sách "Thuyền cỏ mượn tên", nhờ đó mới dám đánh cược cùng với Chu Du.

Sau này Gia Cát Lượng nói, thực ra ông xem thiên văn mấy ngày trước đã phát hiện ra rằng sau 3 ngày sẽ có sương mù
Sau này Gia Cát Lượng nói, thực ra ông xem thiên văn mấy ngày trước đã phát hiện ra rằng sau 3 ngày sẽ có sương mù. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Gia Cát Lượng lập đàn làm phép mượn gió Đông.

80 vạn thủy quân của Tào Tháo thế mạnh như chẻ tre, chuẩn bị tấn công Lưu Bị, sau đó diệt Đông Ngô. Lưu Bị vội vàng thuyết phục Đông Ngô liên minh chống Tào Tháo.

Đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du dùng kế phản gián, khiến Tào Tháo giết hai tướng rất giỏi thủy chiến của quân Tào là Thái Mạo và Trương Doãn. Chu Du sai Bàng Thống giả hiến kế, lừa Tào Tháo cho buộc các chiến thuyền lại với nhau. Chu Du lại đánh đập Hoàng Cái thậm tệ, để lão tướng này dùng "khổ nhục kế" trá hàng Tào Tháo. Thực tế, Hoàng Cái đã chở sẵn những vật dễ cháy trên thuyền, chuẩn bị dùng phương thức trá hàng để tấn công doanh trại quân Tào, phát động trận hỏa công.

Nhưng khi mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng, Chu Du bỗng phát hiện ra chiến thuyền của Tào Tháo đều đậu ở phía Tây Bắc của con sông, còn chiến thuyền của quân Đông Ngô lại ở bờ Nam. Lúc này là mùa đông, chỉ có gió Tây Bắc, nếu đánh hỏa công, không những không đốt được quân Tào, trái lại quân Đông Ngô sẽ bị lửa thiêu trụi. Chỉ có gió Đông Nam nổi lên thì mới đánh Hỏa Công với quân Tào được. Chu Du lo nghĩ thành bệnh, nằm trên giường không dậy được. Chỉ có quân sư Gia Cát Lượng là trong lòng đã nắm rõ tình thế, ông tự xưng là có phương thuốc bí truyền có thể chữa khỏi bệnh cho Chu Du. Gia Cát Lượng đến yết kiến Chu Du, viết đơn thuốc rằng: "Muốn phá Tào Công, cần dùng hỏa công. Mọi việc đầy đủ, chỉ thiếu gió đông".

Chu Du xem đơn thuốc giật mình kinh ngạc, trong lòng thầm nghĩ: "Gia Cát Lượng quả đúng là Thần nhân".

Tâm tư trong lòng Chu Du đã được Gia Cát Lượng nhìn thấu, Chu Du bèn thỉnh cầu Gia Cát Lượng bày cho kế sách phá Tào. Gia Cát Lượng nói với Chu Du rằng: "Tôi có phép thuật hô mưa gọi gió, tôi mượn cho ngài cơn gió Đông Nam lớn 3 ngày 3 đêm, ngài thấy thế nào?".

Chu Du vui mừng nói: "Không cần 3 ngày 3 đêm, chỉ cần gió Đông Nam lớn 1 đêm thì đại sự sẽ thành công".

Chu Du hạ lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ để đánh hỏa công, đợi Gia Cát Lượng mượn gió Đông về liền lập tức tiến quân. Gia Cát Lượng bảo Chu Du dựng đàn Thất tinh ở núi Nam Bình, sau đó đăng đàn thắp hương cầm kiếm làm phép.

Canh ba, bỗng nghe tiếng gió thổi cờ động, Chu Du vội vàng ra khỏi trướng quan sát, quả thực là gió Đông Nam đã nổi lên. Chu Du vội vàng ra lệnh lập tức đánh hỏa công. Hoàng Cái nhờ sức gió đem thuyền xông vào thủy trại quân Tào rồi phóng hỏa. Trận thuyền của quân Tào nhanh chóng bị thiêu đốt, chỉ trong thoáng chốc đã biến thành biển lửa. Thủy trại bị cháy rụi, những doanh trại trên bờ cũng bị bén lửa, liên quân Tôn - Lưu thừa thế xuất kích, quân Tào tử thương quá nửa.

Trận Xích Bích, Tào Tháo bị tổn thất nghiêm trọng. Từ đó, cục diện thế chân vạc Tam Quốc hình thành.

Trận thuyền của quân Tào nhanh chóng bị thiêu đốt, chỉ trong thoáng chốc đã biến thành biển lửa.
Trận thuyền của quân Tào nhanh chóng bị thiêu đốt, chỉ trong thoáng chốc đã biến thành biển lửa. (Ảnh qua Epochtimes.com)

Gia Cát Lượng xem thiên tượng biết Chu Du đã chết

Rất nhiều người đều nói là Gia Cát Lượng dùng kế khiến Chu Du tức khí mà chết, thực ra là tướng tinh mà Chu Du đối ứng với nó bị rơi, tức là lúc cần phải rút ra khỏi vũ đài lịch sử, nếu Chu Du không tới số phải chết thì dù Gia Cát Lượng có chọc tức thế nào chăng nữa, cũng chẳng thể phương hại đến sinh mạng Chu Du.

Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, đêm xem thiên văn, thấy sao tướng tinh rơi, thì cười và nói: "Chu Du chết rồi". Đến sáng, Khổng Minh nói với Huyền Đức, Huyền Đức sai người thám thính, quả nhiên là Chu Du đã chết. Huyền Đức hỏi Khổng Minh: "Chu Du đã chết, chúng ta nên làm thế nào?"

Khổng Minh nói: "Người thay thế Chu Du cầm quân ắt là Lỗ Túc. Lượng xem thiên tượng, tướng tinh tụ tập ở phương Đông. Lượng sẽ lấy lý do phúng viếng, đi Đông Ngô một chuyến để tìm hiền sĩ trợ giúp chúa công". (Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi thứ 57)

Gia Cát Lượng thấy sao băng rơi biết Bàng Thống chết

Gia Cát Lượng biết trước kết cục của Bàng Thống, nhưng không có sức xoay chuyển mà thôi.

Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, khi đó nhằm tết Thất Tịch (mồng 7 tháng 7 âm lịch), mọi người cùng quan lại dự dạ tiệc, cùng nói về chuyện thu phục Tứ Xuyên. Chỉ thấy một ngôi sao phía chính Tây to như cái đấu từ trên trời rơi xuống, ánh sáng phát ra tứ phía. Khổng Minh thất kinh, ném chén rượu xuống đất, ôm mặt khóc lớn: "Buồn thay, đau đớn thay". Các quan cuống quýt hỏi nguyên cớ. Khổng Minh nói: "Trước đây ta đã toán mệnh năm nay, sao Cang ở phương Tây, bất lợi cho quân sư. Sao Thiên Cẩu phạm vào quân ta, sao Thái Bạch đến Lạc Thành, nên đã dâng thư cho chúa công, nói cần cẩn thận đề phòng. Ai ngờ đêm nay phía Tây có sao rơi, mệnh Bàng Sĩ Nguyên ắt thôi rồi". (Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi thứ 63).

Ai ngờ đêm nay phía Tây có sao rơi, mệnh Bàng Sĩ Nguyên ắt thôi rồi
Ai ngờ đêm nay phía Tây có sao rơi, mệnh Bàng Sĩ Nguyên ắt thôi rồi. (Ảnh: Pixabay)

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều biết trước thời gian Gia Cát Lượng sẽ chết

Đêm đó, Khổng Minh sai người dìu đi ra ngoài, ngửa mặt xem sao Bắc đẩu, chỉ về một ngôi sao và nói: "Đây là sao Tướng tinh của ta". Mọi người nhìn theo, thấy sao màu sắc tối, như là sắp rụng. Khổng Minh lấy kiếm chỉ vào nó, miệng niệm chú. Niệm chú xong lập tức về ngay trướng, bất tỉnh nhân sự". (Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi thứ 104).

Lại nói Tư Mã Ý đêm xem thiên văn, thấy một ngôi sao lớn màu đỏ, ánh sáng có góc cạnh, từ phía Đông Bắc bay qua Tây Nam rồi rơi vào trong trại quân Thục, 3 lần rơi rồi lại thăng lên, phảng phất có âm thanh. Ý vui mừng nói: "Khổng Minh chết rồi", và lập tức truyền lệnh dẫn đại quân truy đuổi" (Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi 104).

Thực ra, Gia Cát Lượng đã sớm có dự ngôn về vận mệnh của mình trong "Mã tiền khóa" do ông trước tác. "Không đủ sức xoay chuyển trời đất, cúc cung tận tụy", đây chính là miêu tả về cuộc đời ông. Vậy tại sao ông vẫn xuống núi? Một phần vì đại nghĩa của ông, nhưng chính là nguyên nhân ông hành sự thuận theo Thiên ý.

Thông qua xem thiên tượng, Gia Cát Lượng còn nhìn ra ngày chết của Lưu Biểu sắp đến, và Quan Vũ gặp nạn.

Thường dân xem thiên tượng biết Hoàng đế vi hành khiến Chu Nguyên Chương sợ hãi vội vã hồi cung

Thực tế thời cổ đại, người biết xem thiên tượng không ít, thậm chí không chuyên nghiên cứu về học vấn tinh tượng, nhưng việc truyền miệng cũng khiến họ có thể biết xem một chút thiên tượng. Sách "Tại viên tạp chí" của Lưu Đình Ky đời Thanh có chép về chuyện Chu Nguyên Chương vi hành.

Lại nói sau khi Chu Nguyên Chương có được thiên hạ, ông cũng không cả ngày ở trong cung, nửa đời người đánh trận đã quen, nên Chu Nguyên Chương thường cải trang vi hành, xem xét cuộc sống của bách tính, thuận tiện nghe ngóng ý dân.

Một buổi tối, Chu Nguyên Chương lại vi hành, trú trong nhà một người dân. Nhà này nghèo kiết xác, đến cái gối tươm tất cũng không có. Chu Nguyên Chương tìm mãi, bèn lấy đấu đong gạo làm gối. Sau khi nằm xuống, ông nghe thấy nhà hàng xóm còn có mấy người đang ngồi uống rượu trò chuyện. Chu Nguyên Chương lắng nghe xem họ nói những gì.

Vừa lúc đó, phía bên kia có người ra ngoài đi tiểu, sau đó trở về kinh ngạc nói với mấy người trong cuộc rượu, giọng thất sắc: "Đêm nay thiên tử vi hành, chúng ta nên cẩn thận".

Người khác liền hỏi: "Làm sao ông biết?"

Người này nói: "Ông không nghe thấy người ta nói rằng: 'Huỳnh Hoặc nhập Nam Đẩu, Thiên tử hạ điện tẩu' đó sao?" (Sao Huỳnh Hoặc tiến gần sao Nam Đẩu thì thiên tử ra khỏi cung điện).

Chu Nguyên Chương nghe đến đây thì kinh sợ, không ngờ chốn quê mùa này cũng có cao nhân ẩn tàng. Hoàng đế ý thức được sự nguy hiểm, vội vàng bỏ đấu gối đầu trở dậy, chuẩn bị hồi cung.

Lúc này Chu Nguyên Chương lại nghe thấy tiếng người đó nói: "Cách miệng đấu còn xa, lập tức quay về vị trí", ý nghĩa là Hoàng đế lập tức trở về cung.

Chu Nguyên Chương trong lòng kinh sợ, vội vã sợ trở về cung.
Chu Nguyên Chương trong lòng kinh sợ, vội vã sợ trở về cung. (Ảnh: Wikipedia)

Chu Nguyên Chương trong lòng kinh sợ, vội vã sợ trở về cung. Sáng hôm sau Hoàng đế vời Lưu Bá Ôn đến đàm luận về việc này. Lưu Bá Ôn nói: "Thần xem thiên tượng, cũng thấy đúng như thế".

Lúc này Chu Nguyên Chương chợt hiểu ra. Ông vốn cho rằng việc vi hành bí mật đến Thần không biết, quỷ không hay, nào ngờ có bao nhiêu người thông qua xem thiên tượng lại biết được cả đến mức này, trong tâm rất hoảng sợ. Thế là Hoàng đế hạ chiếu không cho phép người trong dân gian nghiên cứu thiên văn.

Thực ra những bộ sách tiên tri như "Mã tiền khóa" của Gia Cát Lượng, "Thôi bối đồ" của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang, “Thiêu bính ca" của Lưu Bá Ôn... đều là kết quả của việc xem thiên tượng mà suy ra. Có thể thấy người xưa quan sát thiên tượng biết trước mọi việc lớn nhỏ, quả thật là sự việc đáng tin cậy.

Trung Hòa

Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao Khổng Minh có thể tiên đoán trước được cái chết của mình, Chu Du và Bàng Thống?