Vận mệnh chữ Hán và sự nguy hại của chữ Hán giản thể (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự khác biệt về đạo đức, văn hóa của người Đài Loan và Trung Quốc có liên quan gì đến việc giản hóa chữ viết (chữ Hán giản thể)? Cội nguồn, quá trình và mặt lợi hại của việc giản hóa chữ Hán đã được học giả Bành Tiểu Minh trình bày súc tích, khoa học với những dẫn chứng thuyết phục...

Năm 2014, một hội nghị về chủ đề: "Lịch sử và văn hóa Trung Quốc" đã được tổ chức ở San Francisco - Mỹ, hội nghị quy tụ gần 100 nhân sĩ và học giả văn hóa khắp thế giới đến tham dự. Rất nhiều bài báo cáo, diễn văn chấn động và hết sức sâu sắc được thông qua tại buổi gặp mặt này. Trong đó có diễn văn của học giả Bành Tiểu Minh với tiêu đề "Vận mệnh chữ Hán và sự nguy hại của chữ Hán giản thể". Nội dung của bài diễn văn đó như sau:

Văn nhân thời Dân Quốc là Bạch Tiên Dũng có câu chân ngôn 8 chữ là: "Bách niên Trung văn, nội ưu ngoại hoạn", nghĩa là "Chữ Hán trăm năm, trong ưu lo, ngoài họa hoạn". Thứ nhất là nói về thể chữ bị Âu hóa, thứ hai là nói về hỗn loạn mạng Internet. Thực ra việc giản hóa chữ Hán mới là mối nguy hại lớn nhất cả trong lẫn ngoài. Giản hóa đã khiến văn tự tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa bị tàn phá thương tích đầy mình, tạo ra sự đứt đoạn của văn hóa.

Chỉ lệnh giản hóa chữ Hán từ Đảng Cộng Sản Liên Xô

Giáo sư Đại học Bắc Kinh Quý Tiện Lâm nói: "Chữ Hán đã sử dụng mấy nghìn năm chưa nghe thấy nói là khó, bỗng nhiên đến thời hiện đại biến thành khó". Nói chữ Hán khó là bắt đầu từ Nhật Bản. Fukuzawa Yukichi đề xướng thoát Á nhập Âu, phái Duy Tân không còn sùng bái văn hóa Nho gia nữa, nói rằng chữ Hán phức tạp, khó. Những trí thức du học ở Nhật như Tiền Huyền Đồng, Lỗ Tấn, Trần Độc Tú cũng theo đó cổ xúy. Người Nhật sáng tạo ra chữ "giả danh" (tức là loại chữ Nôm Nhật, trên cơ sở chữ Hán, giản lược đi thành chữ cái ghi âm Nhật, bao gồm cả chữ Hiragana - còn gọi là chữ mềm, và chữ Katakana - còn gọi là chữ cứng - ND). Tuy nhiên chữ Hán trong văn tự Nhật Bản vẫn không bị phế bỏ.

"Chữ Hán đã sử dụng mấy nghìn năm chưa nghe thấy nói là khó, bỗng nhiên đến thời hiện đại biến thành khó". Nói chữ Hán khó là bắt đầu từ Nhật Bản, do Fukuzawa Yukichi thuộc phái Duy Tân đề xướng.
"Chữ Hán đã sử dụng mấy nghìn năm chưa nghe thấy nói là khó, bỗng nhiên đến thời hiện đại biến thành khó". Nói chữ Hán khó là bắt đầu từ Nhật Bản, do Fukuzawa Yukichi thuộc phái Duy Tân đề xướng. (Ảnh: Wikipedia)

Một thuyết nói chữ Hán khó nữa là có nguồn gốc từ Nga Xô. Lê-nin đề xuất chữ viết các dân tộc thiểu số cần phải La-tinh hóa. Vùng Vladivostok khi đó có những người Hoa sử dụng chữ Hán. Nhưng điều dẫn đến người Bôn-sê-vích coi trọng và chú ý là, trước cách mạng Xô-viết đã có lượng lớn công nhân lao động Trung Quốc được chiêu mộ đến nước Nga, lúc nhiều nhất đã vượt qua con số 500.000 người. Ở nước Nga đất rộng người thưa thì đây không phải là con số nhỏ. Hơn nữa những người Trung Quốc này đều là những nam đinh cường tráng, là những công nhân nông nghiệp, đại đa số là mù chữ và nửa mù chữ. Họ chịu đựng được khổ cực vất vả, có tình có nghĩa, đều nghèo khổ không nhà cửa, phù hợp nhất với yêu cầu của hình thái ý thức của đảng Cộng sản Nga Xô. Người Bôn-sê-vích đã tuyên truyền cổ động, thế là có hơn 50.000 người Trung Quốc gia nhập Hồng quân, trong đó có trên 1000 người là chỉ huy. Họ đều anh dũng thiện chiến, đổ máu hy sinh, chiến công trác việt. Đội ngũ này tương đương với 5 sư đoàn, khiến những người Cộng sản Nga rất coi trọng. Lê-nin thậm chí còn học nói được những từ như "xin chào", "đồng chí" bằng tiếng Hoa. Nhưng họ phát hiện ra chữ Hán cực kỳ khó học. Để trao đổi với những người Hoa này, thì ngoài một số cá biệt người Hoa biết nói tiếng Nga ra, dường như là không có biện pháp nào.

Người Trung Quốc trong Hồng quân thiện chiến, lập nhiều chiến tích khiến lãnh đạo cộng sản Nga rất coi trọng. Lê-nin còn cố gắng học nói tiếng Hoa nhưng phát hiện chữ Hán rất khó học.
Người Trung Quốc trong Hồng quân thiện chiến, lập nhiều chiến tích khiến lãnh đạo cộng sản Nga rất coi trọng. Lê-nin còn cố gắng học nói tiếng Hoa nhưng phát hiện chữ Hán rất khó học. (Ảnh: Getty)

Nước Nga không phải là không có những nhà Hán học, nhưng họ hoặc là giáo sĩ truyền giáo, hoặc là quan chức ngoại giao, hoặc là giáo sư văn học cổ điển, tất cả đều không phù hợp với yêu cầu của những người Bôn-sê-vích. Quốc tế Cộng sản thâm nhập vào các quốc gia xung quanh cũng đều yêu cầu phái những cán bộ và đặc vụ thành thạo tiếng nước đó, nhưng đối với Trung Quốc thì trong thời gian dài vẫn không tìm được ứng cử viên biết Trung văn. Từ những người tổ chức thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc là Grigori Voitinsky và Henk Sneevliet (bút danh Maring) đến những người đàm phán với Tôn Trung Sơn như Adolph Joffe, cố vấn quân sự Borodin, Blyukhe, đại biểu quốc tế Rominaz, cố vấn Trường chinh Otto Braun (tên tiếng Hoa là Lý Đức), hiệu trưởng Đại học Trung Sơn Mátx-cơ-va Pavel Mif, đến đặc vụ Jakob Rudnik trú ở Thượng Hải,v.v. tất cả bọn họ không có ai biết một chút Trung văn nào. Chỉ có ở Diên An thời chiến tranh có một người là Peter Vladimirov (tên tiếng Hoa là Tôn Bình) được coi là biết một chút Trung văn. Những người không biết Trung văn này đã có ảnh hưởng tác động lớn đến những người như Stalin. Tất cả đều nói, chữ Hán vô cùng vô cùng khó học. Trong tâm lý ngôn ngữ học có một lý luận nổi tiếng gọi là "Thời kỳ then chốt học tập" (critical period), sau tuổi thanh xuân học ngôn ngữ khác thì khó khăn gấp bội. Những người Bôn-sê-vích này đều 30, 40 tuổi rồi, đương nhiên là khó học. Hơn nữa theo phân tích giai cấp của Mác-Lê thì chữ Hán trở thành một công cụ mà giai cấp bóc lột dùng để lũng đoạn văn hóa, áp bức nhân dân lao động.

Quốc tế Cộng sản thâm nhập vào các quốc gia xung quanh yêu cầu những cán bộ và đặc vụ thành thạo tiếng nước đó, nhưng trong thời gian dài vẫn không tìm được người thạo tiếng Trung.
Quốc tế Cộng sản thâm nhập vào các quốc gia xung quanh yêu cầu những cán bộ và đặc vụ thành thạo tiếng nước đó, nhưng trong thời gian dài vẫn không tìm được người thạo tiếng Trung. (Ảnh: Getty)

Bắt đầu từ năm 1928, ở Liên Xô đã tiến hành Cách mạng Văn hóa. Đương nhiên không tiến hành đến mức nổ ra bạo lực đường phố, bạo lực trường học như chính sách của Mao Trạch Đông thi hành tại Trung Quốc, nhưng cũng đủ để khiến cho kiến trúc thượng tầng của Liên Xô trải qua một cuộc thay đổi quyền lực triệt để. Vốn ban đầu những người học thuật lãnh đạo đều bị đánh đổ, có những người được gọi là 'giáo sư đỏ', tức những cán bộ đảng viên xuất thân công nông có tư tưởng cấp tiến tiếp quản những cương vị học thuật. Nicholas Yakovlevich Marr, giáo sư ngôn ngữ học người Gruzia bước lên diễn đàn Đại hội, thay mặt các trí thức cách mạng bày tỏ trung thành với Stalin. Tác phẩm “Ngôn ngữ giai cấp luận” của Marr phổ biến thịnh hành một thời. Học thuyết của Marr và học thuyết của Michurin đều là trò cười trong giới học thuật. Năm đó đúng lúc Đại hội lần thứ 6 đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức ở Liên Xô, thành viên đoàn đại biểu Cù Thu Bạch đến Mátx-cơ-va. Ngoài tham gia Đại hội ra, ông ta còn cùng với nhà Hán học Liên Xô nghiên cứu xuất bản "Phương án La-tinh hóa Hán ngữ". Sau đó không lâu, phương án này đã được Ủy ban văn tự toàn Liên Xô phê chuẩn.

Việc học chữ Hán quá khó khăn, do đó để tiếp cận và dễ dàng thâm nhập vào Trung Quốc, cộng sản Liên Xô đã cùng Cù Thu Bạch lên phương án Latinh hóa chữ Hán.
Việc học chữ Hán quá khó khăn, do đó để tiếp cận và dễ dàng thâm nhập vào Trung Quốc, cộng sản Liên Xô đã cùng Cù Thu Bạch lên phương án La-tinh hóa chữ Hán. (Ảnh: baike.baidu.com)

Năm 1931 tại Vladivostok tổ chức Đại hội đại biểu La-tinh hóa chữ Hán lần thứ nhất, đã tiếp nhận phương án này, đồng thời thúc đẩy trong cộng đồng người Hoa. Văn kiện hội nghị mang những nội dung sai lầm về giai cấp luận một cách rõ rệt. Ví dụ như Hán ngữ phải trừ bỏ những từ ngữ có hại về chính trị, không chính xác về tư tưởng. Hơn nữa, nó còn quy định rằng, phải thực hiện bính âm hóa (phiên âm La-tinh), tức là phải phế bỏ chữ Hán. Thậm chí nó còn quy định rằng, không thể xóa bỏ chữ Hán một lần được, mà phải trước tiên giản hóa, sau đó mới xóa bỏ.

Nhìn lại phong trào giản hóa chữ Hán những năm niên đại 1950 có thể thấy rất rõ ràng rằng, tất cả những cách làm trên, thực tế dường như đều thực hiện từng bước từng bước theo kế hoạch của Stalin năm xưa. Stalin cũng nói trực tiếp với Mao Trạch Đông rằng: "Chữ Hán của các anh quá khó học, do đó mù chữ nhiều, tốt hơn là cải cách thành chữ bính âm (phiên âm La-tinh)" (Theo Hồi ức của Trần Bách Đạt).

Văn kiện hội nghị tại Vladivostok vào năm 1931 quy định rằng, không thể xóa bỏ chữ Hán một lần được, mà phải trước tiên giản hóa, sau đó mới xóa bỏ.
Văn kiện hội nghị tại Vladivostok vào năm 1931 quy định rằng, không thể xóa bỏ chữ Hán một lần được, mà phải trước tiên giản hóa, sau đó mới xóa bỏ. (Ảnh: Shutterstock)

Năm 1930, Cù Thu Bạch đem tư tưởng sai lầm của "Ngôn ngữ giai cấp luận" về Thượng Hải. Thế là ở Trung Quốc nổi nên phong trào nguyền rủa chữ Hán. Ông ta coi chữ Hán là nhà xí bẩn thỉu nhất thời Trung thế kỷ. Lỗ Tấn còn nói "Chữ Hán không bị tiêu diệt thì Trung Quốc tất diệt vong". Sau khi học thuyết của Marr đã trở thành tai nạn rộng khắp, năm 1950, Stalin buộc phải ra mặt làm rõ, viết bài có tên là "Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học". Ở Trung Quốc, do Mao Trạch Đông luôn nhất quán phản đối Thuyết dập tắt đấu tranh giai cấp, do đó chữ Hán đã không bị thanh toán triệt để, mà trở thành cái gọi là 'chữ phồn thể là cơ sở tư tưởng của thuyết pháp công cộng đàn áp nhân dân lao động'.

Hai đảng Quốc - Cộng và quá trình giản hóa chữ Hán

Phong trào Ngũ Tứ (khởi đầu từ ngày 4 tháng 5 năm 1919) đã xuất hiện tư tưởng chủ nghĩa chống truyền thống. Giới trí thức bên ngoài cánh tả, ví dụ như "Đệ tam chủng nhân" với đại biểu là Tô Vấn, Hồ Thích, Bác Tư Niên, Chu Tác Nhân cũng tham gia công kích chữ Hán, họ chủ trương giản hóa chữ Hán, đã ảnh hưởng đến giới giáo dục. Năm 1935, chính phủ Quốc dân đồng ý áp dụng thí điểm phương án giản hóa chữ Hán trong trường học. Trên báo chí cũng đã đăng tải 324 chữ Hán giản thể. Mục đích là tạo thuận lợi cho quần chúng viết chữ, quy phạm thể chữ thông tục trong dân gian, nhưng không phải là phế bỏ chữ Hán. Trong thời gian không đầy nửa năm, một mặt quân Nhật xâm phạm, toàn dân kháng chiến, một mặt khác là sự vấp phải sự phản ứng từ xã hội, do đó trong hội nghị thường kỳ của Quốc Dân Đảng, nguyên lão của Quốc Dân Đảng là Đới Quý Đào bỗng nhiên quỳ xuống, nước mắt lã chã nói: "Chữ Hán là mạch sống, là gốc rễ của văn hóa Trung Hoa, không được khinh suất làm tổn hại". Quá trình giản hóa chữ Hán của Quốc Dân Đảng đã chấm dứt như thế.

Đới Quý Đào nói: "Chữ Hán là mạch sống, là gốc rễ của văn hóa Trung Hoa, không được khinh suất làm tổn hại".
Đới Quý Đào nói: "Chữ Hán là mạch sống, là gốc rễ của văn hóa Trung Hoa, không được khinh suất làm tổn hại". (Ảnh: baike.baidu.com)

Sau kháng chiến, 3 năm nội chiến và hai bờ eo biển Đài Loan chia cắt tự trị. Trong Đại Lục có kế hoạch cải cách văn tự. Năm 1954 Đài Loan cũng thử giản hóa chữ Hán. Tưởng Giới Thạch nói rõ rằng, giáo dục binh sĩ khó khăn, học sinh học tập quá khó, có thể giản hóa. Nhưng lại lần nữa bị Viện trưởng Viện Khảo thí Hồ Xuân Nguyên kịch liệt phản đối. Ông có cơ hội can gián ở Lập pháp viện, việc giản hóa lại lần nữa bị gác lại. Tưởng Giới Thạch 2 lần phát động, thấy khó nên đã lùi bước. Điều này đã nói rõ, Quốc Dân Đảng còn có dân chủ khá cao.

Ngược lại, phong trào giản hóa chữ Hán do Mao Trạch Đông đạo diễn đã diễn ra tàn bạo hơn. Đảng cộng sản Trung Quốc đan xen việc phá hủy chữ Hán vào phong trào đấu tranh chống phái hữu đẫm máu. Hàng loạt những trí thức đưa ra ý kiến không đồng ý về cải cách văn tự đã bị coi là phái hữu, bị đấu tố. Học giả văn tự nổi tiếng là Trần Mộng Gia là một trong số đó, ông đã phải tự sát trong Cách mạng Văn hóa.

Phong trào giản hóa chữ Hán do Mao Trạch Đông đạo diễn đã diễn ra tàn bạo hơn. Hàng loạt những trí thức đưa ra ý kiến không đồng ý về cải cách văn tự đã bị coi là phái hữu, bị đấu tố.
Phong trào giản hóa chữ Hán do Mao Trạch Đông đạo diễn đã diễn ra tàn bạo hơn. Hàng loạt những trí thức đưa ra ý kiến không đồng ý về cải cách văn tự đã bị coi là phái hữu, bị đấu tố. (Ảnh: Epoch Times)

Có một số bằng hữu trong nước (Trung Quốc) nói với tôi rằng, nói về chữ Hán thì chớ nói đến vấn đề chính trị. Tôi nói với họ rằng, Chương Bá Quân bị Đại hội đại biểu toàn quốc điểm danh phê phán là cánh hữu, ngôn luận của cánh hữu khi đó chính là vấn đề văn tự không nên chính trị hóa. Ông ấy đã nói rằng: "Cải cách văn tự đã không phải là cơ mật quốc phòng, lại không phải là vấn đề đấu tranh giai cấp, mà là một vấn đề mâu thuẫn nội bộ nhân dân... Nếu cải cách văn tự đồng nghĩa với Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản thì tôi không có ý kiến, tôi cũng không thể phản đối. Nếu là vấn đề văn hóa thì nên triển khai thảo luận ở trong và ngoài Đảng, nên triển khai thảo luận về học thuật, chính trị và đạo lý". Chính vì ý kiến như thế này mà ông ấy đã trở thành 'phần tử phái hữu hàng đầu' toàn quốc.

Về hiện trạng giản hóa chữ Hán ở Trung Quốc Đại Lục, mọi người đều đã biết rõ, tôi cũng không nói nữa, chỉ xin được giới thiệu mấy quan điểm cơ bản:

1. Trong cuộc tranh luận giữa chữ giản thể và phồn thể (chính thể) có nói:

Ái vô tâm (chữ Ái không có chữ Tâm - yêu không có trái tim - chữ Ái chính thể là )

Chữ Hán giản thể: Yêu không có trái tim

Thân bất kiến (chữ Thân không có chữ Kiến - người thân không gặp nhau - chữ Thân chính thể là )

Chữ Hán giản thể: Thân bất kiến

Đoàn nội hữu tài (trong chữ Đoàn có chữ Tài - trong đoàn thể phải có tài - chữ Đoàn chính thể là )

Chữ Hán giản thể: Đoàn nội hữu tài

Quốc hữu bảo ngọc (trong chữ Quốc có chữ Ngọc - Quốc gia chỉ có của quý báu ngọc ngà - chữ Quốc chính thể là )

Chữ Hán giản thể: Quốc gia

Vậy nên nhìn nhận như thế nào? Nếu chỉ dừng ở bề mặt thì chữ "Love" trong tiếng Anh, chữ "любить" trong tiếng Nga, chữ "lieben" trong tiếng Đức, cũng là chữ yêu không có chữ tâm.

Nhưng văn tự không chỉ là công cụ ghi lại ngôn ngữ mà nó còn là tải thể truyền thừa văn hóa. Các nước phương Tây đều coi trọng Từ nguyên học (Etymology), từ điển đều chú thích rõ nguồn gốc. Cái mà chữ giản thể cắt bỏ đi chính là thông tin về từ nguyên.

Ái hữu tâm (chữ Ái chính thể có chữ Tâm - yêu bằng trái tim) đã nói rõ người xưa đã nghĩ rằng, tình yêu là hoạt động của tâm hồn, chặt chữ Tâm (trái tim) đi thì chính là vứt bỏ tư duy văn hóa của người xưa, vứt bỏ mật mã di truyền văn hóa mà ngành Văn hóa nhân loại học coi trọng, đã vứt bỏ di sản văn hóa.

Chữ Quốc truyền thống biểu thị đất đai có biên giới, trong chữ Vi (- phạm vi) là Nhất Khẩu Nhất Qua (一口一戈 - mỗi người cầm một ngọn giáo bảo vệ quốc thổ). Còn chữ Quốc dị thể được sử dụng thời Thái Bình Thiên Quốc (), trong chữ Vi là chữ Vương ( - vua cai quản), biểu thị vương quyền chuyên chế. Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy chữ Vương quá lộ liễu nên tùy tiện thêm một chấm thành chữ Ngọc .

(Còn tiếp)...

Trung Dung

Tác giả: Bành Tiểu Minh
Theo ntdtv.com.



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Vận mệnh chữ Hán và sự nguy hại của chữ Hán giản thể (Phần 1)