Tại sao Tưởng Giới Thạch khi rút về Đài Loan nhất định phải đem theo 3 người này?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi rút về Đài Loan vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch đặc biệt đem theo 3 nhân tài trong giới tinh anh của xã hội. Có thể nói là ba người nắm giữ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Họ là ai, và có ảnh hưởng văn hóa xã hội như thế nào?

Thất bại trong cuộc chiến Quốc - Cộng, Tưởng Giới Thạch buộc phải rút ra hòn đảo nhỏ bé phía đông là Đài Loan. Tuy nhiên ông đã chuẩn bị rất đầy đủ cho kế hoạch "Phục hưng Trung Hoa" trường kỳ gian khổ. Với tầm nhìn của một nhà tri thức, văn hóa lớn, ông đã đem theo rất nhiều văn vật và di sản quý báu cùng những người nắm giữ tinh hoa của nền văn hóa Trung Hoa 5.000 năm.

Trong số những báu vật và nhân tài mà Tưởng Giới Thạch đem theo ra Đài Loan gồm 6.800 bậc trí thức tinh anh trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học, và các chuyên gia chính trị, đạo đức, 60 vạn quân nhân, binh công, nhân sĩ và công thương nghĩa dân và 60 vạn văn vật quốc bảo.

Đặc biệt trong đó có 3 nhân tài trong giới tinh anh của xã hội, có thể nói là 3 người nắm giữ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.

1 - Khổng Đức Thành

Khổng Đức Thành (1920-2008) chính là cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Khi Khổng Đức Thành mới chào đời thì Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn phái binh lính đến nhà để bảo vệ. Khi Khổng Đức Thành tròn 100 ngày, Chính phủ Quốc Dân phong tặng tước hiệu Diễn Thánh Công. Sau này được Chính phủ Quốc Dân phong danh hiệu "Đại thành Chí Thánh Tiên sư phụng tự quan" (Quan chức phụ trách thờ cúng Đại thành Chí Thánh Tiên sư Khổng Tử).

Khổng Đức Thành (1920-2008) chính là cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Khi Khổng Đức Thành mới chào đời thì Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn phái binh lính đến nhà để bảo vệ.
Khổng Đức Thành (1920-2008) chính là cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Khi Khổng Đức Thành mới chào đời thì Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn phái binh lính đến nhà để bảo vệ. (Wikimedia Commons)

Đầu năm 1949, Tưởng Giới Thạch đưa ông cùng những văn vật của Khổng Phủ đến Đài Loan, sau đó phục hồi xây dựng miếu Khổng Tử ở Đài Bắc, và mời Khổng Đức Thành hoằng dương Nho học.

Hàng ngàn năm nay, các triều đại Trung Quốc, bất kể là người Hán, Mông Cổ, hay người Mãn, sau khi chiếm lĩnh được vùng Trung Nguyên, làm chủ thiên hạ, thì không triều đại nào không tôn sùng Nho giáo và sắc phong cho con cháu Khổng Tử tước vị. Tôn Nho là thuận theo ý Trời hợp với lòng người, và được đông đảo người dân, sĩ phu ủng hộ, công nhận sự hợp pháp chính thống của chính quyền. Thế nên tuy chính quyền Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch thất bại, rút lui về hòn đảo nhỏ Đài Loan, nhưng với hành động tôn Nho nên vẫn được coi là đại diện chính thống của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Khổng Đức Thành sau khi đến Đài Loan đã giúp Tưởng Giới Thạch xây dựng và chịu trách nhiệm điều hành buổi lễ Khổng Tử hiện đại được tổ chức hàng năm tại Đài Loan. Ngoài tước hiệu Phụng tự quan, ông còn giữ nhiều chức vụ trong chính phủ Đài Loan, bao gồm cả thành viên của Quốc hội từ năm 1946 đến 1991, Chủ tịch của Khảo thí viện Trung Hoa Dân Quốc từ 1984 đến 1993, và cố vấn cao cấp cho Tổng thống Đài Loan từ 1948 đến 2000. Ông giữ chức giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Công giáo Phụ Nhân, và Đại học Đông Ngô.

Khổng Đức Thành nghiên cứu sâu về Tam Lễ, chữ Kim văn, và đồ đồng thời Thương, Chu. Ngoài ra ông còn viết hàng chục tác phẩm, tạp chí về Khổng Tử và Nho giáo, là người có công lao lớn hoằng dương Nho giáo và văn hóa truyền thống Trung Hoa tại Đài Loan và các nước Á Đông khác. Ông đã nhiều lần đến thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, và Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao giữa Đài Loan với các nước.

Trong khi đó, vào thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, mộ của cha mẹ Khổng Đức Thành bị đào lên phơi thi hài và bị nhục mạ. Cháu gái của Khổng Đức Thành là Khổng Thùy Mai hồi tưởng kể lại rằng, năm 1990 "một hôm tôi thấy ông nội đang xem báo, bỗng nhiên thốt ra một câu: 'ngay cả mộ của mẹ tôi cũng bị hồng vệ binh đào rồi'. Sau đó thở dài 'ôi chao...'"

Khổng Đức Thành có công lao lớn hoằng dương Nho giáo và văn hóa truyền thống Trung Hoa tại Đài Loan và các nước Á Đông khác.
Khổng Đức Thành có công lao lớn hoằng dương Nho giáo và văn hóa truyền thống Trung Hoa tại Đài Loan và các nước Á Đông khác. (Miền công cộng)

2. ​Phật sống Chương Gia thứ 7

Phật sống Chương Gia (Janggya hotogtu) thứ 7 là Phật sống chuyển sinh tối cao quản lý Phật giáo Tạng truyền thời kỳ nhà Thanh, có danh tiếng và uy tín rất lớn trong Phật giáo Trung Quốc. Thời Trung Hoa Dân Quốc, ông là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. Chính phủ Dân Quốc sắc phong cho ông là "Hộ quốc Tịnh giác Phụ giáo Đại sư". Tưởng Giới Thạch rút về Đài Loan và đưa ông đi. Ở Đài Loan, Phật sống Chương Gia thứ 7 tiếp tục làm Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc ở Đài Loan, giúp Giáo hội Phật giáo hoạt động ổn định sau chiến tranh, có công hoằng dương Phật giáo ở Đài Loan, góp phần khiến Đài Loan trở thành một trung tâm Phật giáo lớn trên thế giới.

Từ khi giành được quyền lực năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Đó là phong trào Đại Cách mạng Văn hoá năm 1966, bao gồm việc Phá tứ cựu (phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ). Hàng loạt văn vật bị phá bỏ, tôn giáo bị đàn áp, chữ phồn thể biến mất, thay vào đó là chữ giản thể. Họ phá hủy các đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục. Nhiều quyển sách quý độc nhất vô nhị, các bức thư pháp, và những bức họa do các nhà trí thức sưu tập đã bị quẳng vào lửa hoặc nghiền vụn thành bột giấy; họ còn bắt những người theo đạo Hồi phải ăn thịt lợn; Hồng Vệ binh thậm chí còn bắt Đức Đệ Nhị Đại Hoạt Phật, Lạt Ma Ban Thiền ở Tây Tạng, phải ăn phân người.

3. Trương Ân Phổ

Thiên Sư Đạo còn gọi là Chính Nhất Đạo do Tổ sư Trương Đạo Lăng đời Đông Hán sáng lập, có lịch sử truyền thừa hơn 2.000 năm. Thiên Sư Đạo truyền đến Trương Ân Phổ là đời thứ 63. Năm 20 tuổi ông được kế thừa ngọc ấn và Pháp kiếm làm người đứng đầu Thiên Sư Đạo, ẩn cư ở núi Long Hổ tỉnh Giang Tây, tín đồ theo ông rất đông.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch đưa ông cùng với ngọc ấn và Pháp kiếm đến Đài Loan. Năm 1950 Trương Ân Phổ sáng lập Hiệp hội Đạo giáo Đài Loan, hoằng dương văn hóa Đạo giáo, là một bộ phận chính trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc tàn phá văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống Trung Hoa với 3 bộ phận chính là Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo cấu thành và bổ trợ lẫn nhau, đã có lịch sử truyền thừa lâu đời trên 2.000 năm, đã ăn sâu vào tâm linh mỗi người dân. Thế nên bất cứ vương triều nào thống trị mảnh đất Trung Hoa cũng đều coi trọng phát triển Tam Giáo này, chỉ khác nhau là tùy thời kỳ mà bộ phận nào được chú trọng hơn hai bộ phận kia mà thôi. Văn hóa truyền thống dựa trên tín ngưỡng tu luyện của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo, đã giáo hóa con người lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính.

Năm 1966, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động Cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng Vệ Binh ở Đại Lục giương cao khẩu hiệu “Phá tứ cựu, lập tứ tân”, đi khắp nơi đánh đập, cướp đoạt người dân và phá hủy, đốt cháy các di tích đền chùa, miếu mạo. Văn hóa Trung Hoa phải đối mặt với một kiếp nạn lớn chưa từng thấy. Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính của Hồng Vệ binh.

Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính của Hồng Vệ binh
Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính của Hồng Vệ binh. (Epoch Times)

ĐCSTQ đã tịch thu các tài sản của chùa, bắt các tăng ni phải nghiên cứu chủ nghĩa Mácxít-Lêninnít để tẩy não họ, và thậm chí còn bắt họ phải lao động cưỡng bức. Ví dụ, có một “công trường Phật giáo” ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Hơn 25.000 tăng ni đã từng bị bắt phải làm việc ở đó. Điều lố bịch hơn là ĐCSTQ khuyến khích các tăng ni lập gia đình để làm cho Phật giáo tan rã. Ví dụ, ngay trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh cho tất cả các ni cô trong tỉnh phải quyết định lập gia đình trong một vài ngày. Hơn nữa, các hòa thượng trẻ khỏe đã bị bắt phải nhập ngũ và bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn!

Mao Trạch Đông không chỉ đã giết các trí thức mà còn hủy diệt cả tâm trí họ, ông ta tuyên bố: "Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ".

Tưởng Giới Thạch bảo vệ và phục hưng văn hóa truyền thống

Ngay còn trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, chính quyền Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã rất chú ý bảo vệ những người là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Ví dụ như Trường Đại học Liên hợp Tây Nam đã 4 lần tổ chức phong trào tòng quân cùng đất nước chống Nhật, nhưng ba lần đầu đều bị chính phủ cự tuyệt. Nguyên nhân vì chính phủ Quốc Dân Đảng đương thời nhận định học sinh là tương lai của đất nước, không ai có thể thay thế vai trò của học sinh, sinh viên được. Động viên học sinh ra trận là tự hủy diệt đi tương lai của mình. Tưởng Giới Thạch đã từng nói: Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt”.

Ngay còn trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, chính quyền Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã rất chú ý bảo vệ những người là tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Ngay còn trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, chính quyền Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã rất chú ý bảo vệ những người là tinh hoa văn hóa của dân tộc. (Getty)

Chính tầm nhìn xa trông rộng của chính phủ Quốc Dân Đảng, sự coi trọng giáo dục, hiền tài của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng đã từng nói: "Quốc phụ của chúng ta (tức Tôn Trung Sơn) cả đời dốc sức cho cách mạng quốc dân, vốn là muốn cứu văn hóa Trung Hoa từ gốc rễ, để tái tạo một nước Trung Quốc mới trang nghiêm và hoa lệ. Thế nên Quốc phụ nói: 'Trung Quốc có một tư tưởng chính thống, từ thời các vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thương, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công đến Khổng Tử. Tư tưởng của tôi chính là kế thừa tư tưởng đạo đức chính thống này, để hoằng dương phát triển rực rỡ".

"Chúng ta dám nói rằng, văn hóa Trung Hoa là không kẻ nào có thể hủy diệt được. Người cuối cùng tiêu diệt được tên giặc Mao và ĐCSTQ ắt phải biểu hiện ra văn hóa Trung Hoa của chúng ta, biểu hiện ra đại nghĩa chính khí của tính cách và năng lực độc lập dân tộc".

Trái ngược với việc Mao Trạch Đông "phê phán Đạo của Khổng Mạnh", phá hủy "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" đã ăn rễ sâu trong lòng người dân, Đài Loan may mắn đã bảo lưu được tư tưởng đạo đức chính thống, trở thành nơi hoàn chỉnh nhất kế thừa văn hóa Trung Hoa trên toàn thế giới.

Đài Loan dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5.000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở đại lục“.

Trung Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Tưởng Giới Thạch khi rút về Đài Loan nhất định phải đem theo 3 người này?