Tượng đài kỷ niệm Crazy Horse: dự án điêu khắc lớn nhất trong lịch sử liệu có được hoàn thành?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy rằng bức tượng vẫn còn đang trong quá trình chế tác và còn nhiều năm nữa mới có thể hoàn thiện nhưng ở một khoảng cách đủ xa nó đã hiện ra thật quyến rũ. Và đã thu hút hơn một triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.

Cách khu tưởng niệm quốc gia Mount Rushmore, Black Hill, bang South Dakota gần nửa giờ lái xe (khoảng 17 dặm), là một bức tượng điêu khắc núi khổng lồ - công trình điêu khắc lớn nhất trong lịch sử - theo năm tháng, nó đang dần được thành hình.

Công trình này đã được thành hình từ năm 1948. Và cho đến bây giờ vẫn còn dang dở, không ai biết được khi nào bức tượng mới được hoàn thành.

Tuy rằng bức tượng vẫn còn đang trong quá trình chế tác và còn nhiều năm nữa mới có thể hoàn thiện nhưng ở một khoảng cách đủ xa nó đã hiện ra thật quyến rũ. Và đã thu hút hơn một triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.

Hiện chỉ mới có phần đầu ba chiều là tương đối hoàn chỉnh, nó được đặt ở đỉnh núi cao 1991m in bóng lên bầu trời xanh. Công trình điêu khắc này thực sự rất lớn, nó dễ dàng chứa được bốn cái đầu điêu khắc khổng lồ của bốn vị tổng thống ở Rushmore.

SOUTH DAKOTA
Ý tưởng cho tượng đài Crazy Horse ra đời cuối năm 1939, khi mà gần đó khu Mount Rushmore đã mọc lên. (Fred J.Eckert)

Từ cằm lên đến trán có chiều cao tương đương chín tầng lầu - khoảng 26,6m và chỉ rộng 17,6m. Phần mũi dài khoảng 8,4m. Mỗi con mắt gồm cả phần mí cao khoảng 2,7m và rộng 5,5m.

Phần đầu tượng cao hơn tượng Nhân sư Great Sphinx khoảng 5,2m, tuy nhiên đây chỉ mới là một phần của đài tưởng niệm khổng lồ. Phần đầu của con ngựa mà ông ta cưỡi sẽ cao tương đương 22 tầng nhà.

Tượng điêu khắc ba chiều này sẽ cao khoảng 171,6m, dài 195m - tức là cao hơn đài tưởng niệm Washington khoảng 2,4m

SOUTH DAKOTA
Đầu của Crazy Horse cao hơn tượng Nhân sư Great Sphinx 5,2m

Điêu khắc một giấc mơ

Ý tưởng cho đài tưởng niệm Crazy Horse xuất hiện khoảng cuối năm 1939, khi người con 31 tuổi của những người nhập cư Ba Lan tên là Korczak Ziolkowski, người chưa bao giờ học qua nghệ thuật hay điêu khắc, đã giành được giải nhất về điêu khắc do các khách hàng bình chọn ở hội chợ thế giới New York năm 1939. Báo chí đưa tin về giải thưởng cũng đề cập rằng ông ấy đã dành một phần mùa hè ở Black Hill, bang South Dakota để trợ giúp cho nhà điêu khắc Gutzon Borglum trong dự án Mount Rushmore.

Thủ lĩnh của Oglala Lakota, Henry Standing Bear, đã viết thư mời ông ấy trở lại Black Hill và tạc một tượng đài Crazy Horse vào núi, Crazy Horse là vị tù trưởng và chiến binh vĩ đại của tộc Oglala ở Lakota Sioux, là người đã liên kết với Sitting Bull để đánh bại tiểu đoàn quân đội Hoa Kỳ do tướng George Armstrong Custer chỉ huy trong trận Little Big Horn.

Ông ấy đã viết: “Các thủ lĩnh của tôi, tôi muốn để người da trắng biết rằng người da đỏ cũng có những vị anh hùng vĩ đại”.

SOUTH DAKOTA
Mô hình bằng thạch cao nặng 16 tấn được tạo bởi nhà điêu khắc Korczak Ziolkowski đặt ở hành lang khu ngắm cảnh, giúp du khách mường tượng rõ hơn về tượng đài Crazy Horse (hậu cảnh được nhìn thấy cách đó khoảng một dặm) sẽ trông như thế nào khi hoàn thành. (Fred J.Eckert)

Tám năm trước, ông ấy cũng đã viết thư với đề xuất như vậy cho Borglum nhưng ông ta đã không có bất cứ phản hồi nào. Nhưng Korczak đã làm và công việc được tiến hành vào năm 1947 tại địa điểm mà ông và Standing Bear lựa chọn, đó là vùng đất gồ ghề với rất nhiều cây xanh. Ông ấy phải làm đường, đào giếng, kéo điện và dựng lều ở. Tất cả sống trong môi trường hoang dã và không tiền bạc như vậy.

Tháng 6 năm 1948, Korczak dâng tặng chính thức tượng đài với sự tham gia của năm trong số chín người da đỏ đã tham gia chiến đấu cùng Crazy Horse ở trận Little Bighorn. Khi đó, Korczak đã 40 tuổi.

Các công cụ ban đầu chỉ có một chiếc búa khoan nhỏ đã qua sử dụng và một máy nén khí chạy bằng xăng. Sau đó, ông ấy đã kiếm được chiếc xe ủi và sử dụng nó cho công việc. Các thiết bị càng ngày càng tốt hơn. Cho tới khi mất năm 1982 (được 74 tuổi), ông ấy đã dành hơn ba thập kỷ rưỡi để cống hiến cho đài tưởng niệm Crazy Horse.

Sự ám ảnh của ông ấy về dự án đã khiến cho người vợ đầu ly hôn ông. Sau đó, ông đã kết hôn với một cô gái độ tuổi 20, đó là một tình nguyện viên từ East Coast đến Black Hill khi dự án chỉ mới bắt đầu. Và cuối cùng họ đã có với nhau mười người con.

Theo thời gian, tất cả các công việc vất vả đã khiến cho ông ấy chịu tổn thất lớn. Ông đã phải phẫu thuật hết lần này đến lần khác, tất cả là bốn lần. Ông ấy đã trải qua hai cơn đau tim, một nhẹ, một nặng. Ông còn bị gãy ngón tay, cổ tay, xương sườn, rách dây chằng, đứt gân, bị mất thính lực, viêm khớp và các biến chứng do tuổi ngày càng cao. Tuy nhiên, ông ấy vẫn luôn kiên trì với dự án.

Dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng ông không bao giờ chấp nhận bất kì khoản lương hay hỗ trợ chi phí từ cá nhân nào. Để chu cấp cho bản thân và gia đình, ông đã nuôi gia súc và heo để lấy thức ăn và kinh doanh, và còn thiết kế, vận hành xưởng sản xuất sữa và gỗ. Vào các tháng mùa đông lạnh giá, không thể tiếp tục tạc tượng, thỉnh thoảng ông cũng nhận các khoản hoa hồng điêu khắc.

Ông ấy cũng từ chối tìm kiếm các quỹ liên bang hay tiểu bang - một chính sách mà tổ chức đài tưởng niệm Crazy Horse vẫn luôn tham gia. Ông ấy không tin tưởng nhiều vào việc người đóng thuế sẽ chi trả cho công trình của ông ấy. Ông ấy tin vào doanh nghiệp tự do và tư nhân hơn. Do đó mà ông cho rằng chính phủ sẽ không bao giờ hoàn thành giấc mơ của mình.

Bên cạnh tác phẩm điêu khắc núi khổng lồ, địa điểm này còn có các phần chính khác trong tầm nhìn của ông ấy như: Bảo tàng người da đỏ Bắc Mỹ, trung tâm giáo dục và văn hoá của người Mỹ bản địa, Đại học Indian Bắc Mỹ hoạt động liên kết với đại học South Dakota.

Ngay từ đầu, Korczak biết rằng ông có dành cả cuộc đời này thì cũng không thể hoàn thành dự án này được. Vì vậy ngay từ sớm, ông ấy đã xem xét mô hình, kế hoạch, phương pháp, các thông tin cần thiết để hoàn thành công trình của mình. Và những người sau đó sẽ kế nhiệm các công việc của ông.

Sau khi ông ấy mất và được chôn dưới chân tượng, thì bà Ruth - vợ của ông - đã tiếp quản công trình cùng với sự trợ giúp của bảy người con. Năm 2014, bà ấy qua đời khi được 87 tuổi. Hiện giờ, người con thứ tư Jadwiga Ziolkowski đang lãnh đạo và quản lý công trình. Monique Ziolkowski, người con thứ chín, chỉ đạo việc tạc khắc núi, xây dựng và bảo tồn công trình.

“Hãy làm chậm và đúng” Korczak đã khuyên Ruth như vậy. Có rất nhiều tranh cãi và phê bình xung quanh việc công trình Crazy Horse hoàn thành chậm một cách lạ thường. Một số nhà phê bình cho rằng nguyên nhân đa phần là do gia đình Ziolkowski chứ không phải do vị thủ lĩnh vĩ đại. Một số nhà phê bình khác làm bài toán nhân phí vào cửa của xe oto từ 12 đô đến 35 đô cho hàng triệu du khách mỗi năm cộng với 125 đô phí lên tới đỉnh núi, doanh thu bán quà tặng. Vậy tại sao tất cả số tiền đó đã không giúp gì cho việc đẩy nhanh tiến độ của công trình. Nó trông không khác gì nhiều so với lần đầu tôi đến cách đây hai thập kỷ.

Công trình này đã minh chứng rằng Korczak vừa kính trọng thổ dân da đỏ vừa cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh khó khăn của họ. Tôi rời khỏi cuộc thảo luận với bà Ruth Ziolkowski nghĩ rằng bà ấy cũng như vậy. Khi tôi đề cập với bà ấy rằng theo kinh nghiệm của tôi thì cho tới bây giờ phần lớn họ nhận biết theo bộ tộc mà họ thuộc về và rất ít người phản đối việc bị coi như là người Anh điêng và cũng chỉ một số ít còn gắn kết với các giá trị gọi là người Mỹ bản địa, bà ấy đã đồng ý và còn nói rằng “Rất nhiều là phụ thuộc vào cách bạn nói”.

SOUTH DAKOTA
Công trình đài tưởng niệm Crazy Horse chính thức bắt đầu năm 1948 và không ai biết khi nào sẽ hoàn thành. Những người phụ trách dự án nói rằng điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết và quỹ tiền cho dự án. Nó hoàn toàn được tài trợ thông qua phí tham quan từ du khách và các khoản đóng góp tư nhân. (Fred J.Eckert)

Câu chuyện của đá

Korczak xem mình như là một người kể chuyện qua các tảng đá và ông xem tượng đài này là để kỷ niệm vị lãnh tụ vĩ đại nhưng hơn hết là sự tôn kính đối với phẩm giá, sự vĩ đại và tinh thần của người da đỏ.

Standing Bear và các lãnh đạo đã chọn người chiến binh, vị lãnh tụ vĩ đại là Crazy Horse, vị anh hùng đã bị phản bội bởi chính người dân của mình, ông đã bị một người lính da trắng đâm vào lưng khi đang trong thời gian đình chiến, là vị lãnh tụ không bao giờ đầu hàng, không bao giờ ký bất kì thỏa hiệp nào và không bao giờ đặt chân vào vùng đất dành riêng cho người da đỏ.

Crazy Horse không bao giờ cho phép chụp hình ông ấy. “Ngươi muốn bỏ tù cả cái bóng của ta sao?”, ông ấy đã từng miệt thị một nhiếp ảnh gia như vậy. Vì vậy để mường tượng được khuôn mặt của Crazy Horse, Korczak phải dựa vào ký ức dần phai mờ của những thổ dân lớn tuổi đã từng biết ông ấy kết hợp với khả năng sử dụng trí tưởng tượng tuyệt vời.

Họ nói với Korczak rằng Crazy Horse thường đeo một viên đá lên tai và hẹn với các con dân của mình sẽ quay về trong hình tượng của đá. Họ đã kể cho ông ấy nghe về câu chuyện của Crazy Horse, từ đó ông ấy đã chuyển thể nó thành thiết kế cho tượng đài ngày nay.

Kể rằng rất lâu sau trận chiến Little Bighorn, hầu hết người da đỏ Sioux phải chuyển vào vùng đất dành riêng cho họ, một thương nhân da trắng đã gặp Crazy Horse trên đồng bằng và mỉa mai lại vị tù trưởng “đất đai bây giờ của ngươi ở đâu?”.

Crazy Horse đã nhìn xa xăm về đường chân trời và chỉ thẳng tay qua đầu con ngựa của mình hướng thẳng đến vùng đất xa xa. Trong niềm tự hào ông ấy nói rằng: “Đất của tôi chính là những nơi mà binh lính của tôi, con dân của tôi đã nằm xuống đó”.

Du Du

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tượng đài kỷ niệm Crazy Horse: dự án điêu khắc lớn nhất trong lịch sử liệu có được hoàn thành?