Từ tiết học xã hội, thấy được sự ưu việt của nền giáo dục Canada

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kỳ thực, con người không phải là cỗ máy làm việc, con người vẫn cần phải sống, giống như tiêu đề của cuốn sách "Sống và làm việc ở Ontario", công việc được xếp sau cuộc sống. Con người làm việc vì cuộc sống tốt đẹp hơn, không phải vì công việc mà sống.

Ở tiết xã hội học của lớp 3, bài tập trực tuyến mà giáo viên giao cho các em là vẽ tay bìa sách "Sống và làm việc ở Ontario". Chủ thể hình tượng chính được yêu cầu phải có các đặc điểm của tỉnh Ontario, còn có các chủ đề và khung. Ý nghĩ đầu tiên của đứa trẻ là vẽ một lá cờ Ontario.

Ở góc trên bên trái của lá cờ tỉnh Ontario là lá cờ Anh, phản ánh rằng Ontario trong lịch sử từng là thuộc địa của Anh, là được thành lập bởi những người nhập cư châu Âu chủ yếu là người gốc Anh. Màu nền đỏ là vì đây là màu nguyên lai của quốc kỳ Canada - "Hồng thuyền kỳ", năm 1965 Canada bỏ cờ hồng thuyền và đổi cờ lá phong thành quốc kỳ Canada, tuy nhiên nhiều cư dân Ontario vẫn yêu cờ hồng thuyền nên đã đem nó làm chủ thể của lá cờ Ontario. Huy hiệu tỉnh Ontario là một lá chắn xanh với những chiếc lá phong vàng, phản chiếu khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Canada. Quốc huy tỉnh Ontario được thêm vào lá cờ đỏ để trở thành quốc kỳ tỉnh Ontario, và Ontario vẫn là một phần của Khối thịnh vượng chung Anh.

Cờ của Ontario, Canada. (Nguồn ảnh: miền công cộng)
Cờ của Ontario, Canada. (Nguồn ảnh: miền công cộng)

Người mẹ nói với đứa trẻ: "Ý tưởng của con rất hay. Lá cờ của tỉnh Ontario phản ánh văn hóa và lịch sử của Ontario, nhưng tên cuốn sách là "Sống và Làm việc ở Ontario". Nó chỉ là một hình vẽ đơn giản của huy hiệu và lá cờ tỉnh, không thể phản ánh cụ thể tên của cuốn sách. Một lá cờ hình chữ nhật làm bìa cũng không đẹp, con nên thiết kế một bức tranh có câu chuyện. Ontario là tỉnh duy nhất ở Canada được đặt tên theo một vùng nước rộng lớn, những chiếc thuyền buồm trên hồ lớn rất đẹp. Cũng chính bởi vì nơi này có thể kéo dài đường thủy tiến vào Đại Tây Dương, mới trở thành một phần mở rộng của nền văn minh hải dương và lối sống của Anh. Chúng ta cũng có thể vẽ một bức tranh thuyền buồm trong hồ phản ánh địa danh, cuộc sống và công việc của Ontario. Hãy cùng thiết kế tất cả các yếu tố trong lá cờ của tỉnh".

Thế là, nền đỏ của cờ hồng thuyền được thiết kế làm nền của một vòng mặt trời đỏ, tượng trưng cho sự thịnh vượng kinh tế của Ontario - tỉnh công nghiệp lớn nhất Canada; Thiết kế cờ Anh ở góc trên bên trái của lá cờ tỉnh như hai cánh buồm; Hình chiếc khiên màu xanh lá của huy hiệu tỉnh phía bên phải đã được đơn giản hóa làm logo trên thân thuyền; màu vàng của lá phong trên huy hiệu tỉnh được sử dụng làm thân thuyền.

Người mẹ lại nói với đứa trẻ: "Con cũng nên thêm logo của chính quyền tỉnh, hoa duyên linh (trillium) rất đẹp, phản ánh sản vật độc đáo của địa phương và khiếu thẩm mỹ".

"Giáo viên yêu cầu thiết kế khung. Nếu em vẽ bốn cạnh thì quá cứng nhắc. Tốt hơn là con nên sử dụng biểu tượng của chính phủ Ontario - hoa trillium ba cánh, giới định ở bốn góc, các cánh hoa gọi mời lẫn nhau tạo cảm giác liên tục vô hình, viết thêm tiêu đề, tự nhiên tạo thành một khung".

Đứa trẻ vui vẻ vẽ, người mẹ vẫn giữ ý tưởng của mình, thiết kế một hình tượng sinh động, đồng thời thể hiện nội hàm phong phú hơn trong bức tranh đơn giản.

Tác giả đã tư vấn và truyền cảm hứng cho trẻ em thiết kế bìa sách. (Nguồn ảnh: do tác giả cung cấp).
Tác giả đã tư vấn và truyền cảm hứng cho trẻ em thiết kế bìa sách. (Nguồn ảnh: do tác giả cung cấp).

Nền giáo dục ở Canada rất khác so với một số quốc gia khác, ví như Trung Quốc. Học sinh Trung Quốc chỉ vẽ trong các lớp nghệ thuật, còn các lớp khác là những con chữ và con số nhàm chán. Nếu như có khóa học xã hội ở Trung Quốc, chắc chắn sẽ trở thành câu hỏi điền vào chỗ trống và câu hỏi tiểu luận. Rất nhiều trường học không chú trọng nhiều đến các lớp mỹ thuật, khiến học sinh Trung Quốc thiếu khả năng tư duy hình ảnh, khả năng diễn giải ngôn ngữ hình ảnh, sức sáng tạo và thẩm mỹ. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại rất coi trọng tuyên truyền văn học nghệ thuật, nhưng nội dung được tuyên truyền phổ biến bằng ngôn ngữ hình ảnh như tranh, ảnh... lại chính là thứ văn hóa hại người "giả, ác, đấu". Vì vậy, người Trung Quốc ngay từ khi còn nhỏ đã bị uống thuốc độc mà không biết.

Sách của Canada, thậm chí là sách toán, có đầy đủ các hình ảnh, trông rất sinh động và thú vị. Trong tất cả chương trình học, chẳng hạn như khóa học xã hội này, giáo viên sẽ cho học sinh sử dụng hình ảnh để thể hiện thành quả học tập và nghiên cứu của các em, hoặc đưa ra câu trả lời trực quan cho các câu hỏi của giáo viên. Điều này thực sự kích hoạt tư duy của hai bán cầu não cùng một lúc, cứ như vậy, chất lượng của học sinh sẽ ngày càng được nâng cao.

Nhiều người cho rằng trình độ môn Toán của Trung Quốc tiến bộ nhanh hơn Canada. Trên thực tế, học sinh Canada lớp dưới có kiến ​​thức toán kém hơn học sinh Trung Quốc, nhưng mấy năm sau các em liền đuổi kịp. Đến năm lớp 11 và lớp 12, với hình học giải tích được bổ sung, độ khó của các môn toán của Canada thậm chí vượt xa Trung Quốc.

Đối với cổ nhân Trung Quốc, "Cầm kỳ thi họa" là những điều cần thiết phải tu dưỡng của người đọc sách, nhưng đến nay chúng đã bị ĐCSTQ bóp nghẹt. Ở phương Tây, mọi người đều có thể vẽ tranh và vẫn duy trì được trạng thái bình thường của nhân loại. ĐCSTQ coi con người là lực lượng sản xuất, tựa như mục đích của nhân sinh là làm việc, lớn lên phải trở thành "một cái đinh vít trên cỗ máy cách mạng". Kỳ thực, con người không phải là cỗ máy làm việc, con người vẫn cần phải sống, giống như tiêu đề của cuốn sách "Sống và làm việc ở Ontario", công việc được xếp sau cuộc sống. Con người làm việc vì cuộc sống tốt đẹp hơn, không phải vì công việc mà sống.

Mỹ thuật cũng là một phương diện thiết yếu không thể thiếu của cuộc sống. Muốn trở về nhân loại bình thường, hy vọng mỗi chúng ta có thể cầm lấy bút vẽ, thử một chút niềm vui thú của tuổi thơ vốn đã bị tước đoạt.

Hòa An
Theo secretchina.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Từ tiết học xã hội, thấy được sự ưu việt của nền giáo dục Canada