Từ nhỏ đã nói chuyện đời trước: Kỳ nhân 2 đời cảm thán "làm người khó"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Anh là một người có lòng hiếu nghĩa và không ích kỷ, tại sao kiếp trước anh ấy còn trẻ đã bị giết như vậy mà kiếp này lại phải chịu nhiều đau khổ như vậy? Tại sao ký ức tiền kiếp của anh lại sâu đậm như vậy?

Kiếp này anh tên là Đường Giang Sơn, kiếp trước anh tên là Trần Minh Đạo, dân làng gọi anh là "Người 2 đời". Đường Giang Sơn nói: "Tôi không biết tại sao tôi biết người đó (Trần Minh Đạo) và nhớ mọi thứ về người đó". Cả hai đều sinh ra tại đảo Hải Nam, hai nơi cách nhau hơn 160 dặm. Người hai nơi không thể hiểu tiếng địa phương của nhau, nhưng Đường Giang Sơn từ khi còn nhỏ đã có thể nói tiếng địa phương của quê hương của đời trước.

Vợ của Đường Giang Sơn là Lương Trạch Tân nói rằng, họ đã nhìn thấy bức ảnh của đời trước của Giang Sơn (Trần Minh Đạo) trong lần gặp đầu tiên. Anh ấy cao lớn và to béo, còn Đường Gian Sơn hiện nay thì khá thấp bé, nhưng khuôn mặt có nhiều điểm giống nhau. Trần Minh Đạo tốt nghiệp trung học cơ sở, Đường Giang Sơn chỉ đọc tiểu học được hai năm, bỏ học vì nghèo nhưng lại biết rất nhiều chữ. Đường Giang Sơn nói rằng, anh có thể nhận ra một số chữ trong nháy mắt, có lẽ là trước đây anh đã học những chữ này rồi.

Trần Minh Đạo

Tháng 9 năm 1967, Trần Minh Đạo chết trong một trận ẩu đả ở làng Hoàng Ngọc, thị trấn Tân Anh, Đan Châu. Lúc đó anh là bí thư chi đoàn kiêm đại đội trưởng dân quân, anh hy sinh mới ngoài đôi mươi. Anh bị tấn công bằng một nhát dao vào sau đầu, một nhát dao vào bụng trái và một phát súng, anh bị thương nặng nên nhảy xuống sông bơi thoát thân, lên được bờ và chạy được hơn một km thì do bị thương nặng mà chết.

Cha của Trần Minh Đạo là Trần Tán Anh chỉ có người con trai duy nhất này. Khi con trai mất, ngày nào ông cũng nước mắt đầm đìa, một thời gian dài không ăn không uống, lang thang khắp nơi. Không ngờ mười sáu năm sau, con trai ông trở lại nhận ông và hiếu kính với ông, nhưng con trai ông lại có tên khác là Đường Giang Sơn.

Đường Giang Sơn

Đường Giang Sơn sinh ngày 21 tháng 11 năm 1976 âm lịch, kiếp trước kiếp này cách nhau chín năm. Đường Giang Sơn kể cho mọi người nghe về kiếp trước của mình:

Một ngày tháng 9 năm 1967, tôi là Bí thư chi đoàn Thanh niên Cộng sản kiêm cán bộ dân quân trong thôn. Vì nhà máy xay lúa ở thôn chúng tôi không có dầu nên 8 người chúng tôi đi mua dầu diesel. Lúc quay lại thì tôi bị một người thôn lân cận chém chết. Tôi bị chém một nhát vào sau đầu, một nhát vào bụng trái, và bị một viên đạn xuyên từ lưng trái sang sát vết chém ở bụng trái.

Những gì anh nói trùng khớp với tình hình lúc Trần Minh Đạo qua đời (vào thời điểm đó, có ghi chép chi tiết trong các tài liệu khiếu nại của làng xx và làng Hoàng Ngọc của xã Tân Anh huyện Đan). Phóng viên đài truyền hình Hải Nam đến phỏng vấn anh và thấy bụng bên trái của anh có vết dao mờ mờ! Mặc dù Đường Giang Sơn nhớ được người đã giết mình ở kiếp trước, nhưng anh hy vọng hai làng bỏ qua mối thù cũ, chung sống hòa thuận.

Những người tin vào tâm linh cho rằng, linh hồn con người vẫn luôn trường tồn khi thể xác chết đi. Đã có khá nhiều trường hợp về các hiện tượng đầu thai, trải nghiệm cận tử hay nhớ lại tiền kiếp minh chứng cho việc đó. (Tổng hợp)
Những người tin vào tâm linh cho rằng, linh hồn con người vẫn luôn trường tồn khi thể xác chết đi. Đã có khá nhiều trường hợp về các hiện tượng đầu thai, trải nghiệm cận tử hay nhớ lại tiền kiếp minh chứng cho việc đó. (Tổng hợp)

Tìm người thân

Đường Giang Sơn sinh ra ở làng Bất Ma, thị trấn Cảm Thành, huyện Đông Phương, tỉnh Hải Nam, cha là Đường Sùng Tiến và mẹ là Lâm Thuận Lưu. Khi lên 3 tuổi, cậu đột ngột nói với cha mẹ: "Con không phải là con của cha mẹ. Kiếp trước của con tên là Trần Minh Đạo, còn cha kiếp trước của con được gọi là ông Tam (là người thứ ba trong số các anh em). Nhà con ở Đan Châu, gần cảng. Con đã bị giết bằng dao và súng”. Đường Giang Sơn lúc lên ba, bốn tuổi, không tự học mà có thể nói tiếng Đan Châu trôi chảy. Phương ngữ Đan Châu này hoàn toàn khác với phương ngữ Phúc Kiến ở huyện Đông Phương.

Đường Giang Sơn nói: "Những ấn tượng (kiếp trước) này thì khoảng ba, bốn tuổi đã có rồi, nhưng khi tôi năm, sáu tuổi, tôi linh cảm rằng mẹ tôi không còn sống nữa, nhưng cha tôi vẫn còn sống và trở thành một ông già cô đơn. Vì tôi có hai chị gái và hai em gái, tôi mình tôi là trai, lúc này hai chị gái đều đã lập gia đình, tôi thấy bố tôi rất khó khăn nên tôi quyết định đi tìm ông, lúc này tôi nhớ rất rõ ràng tình hình hoàn cảnh ở quê cũ".

Khi cậu lên năm, sáu tuổi, một người phụ nữ bán hàng rong từ làng Bất Ma đến làng cậu, đó là người Đan Châu. Khi Đường Giang Sơn nghe cô ấy nói tiếng Đan Châu, cậu đã nói với cô ấy bằng phương ngữ Đan Châu rằng, cậu là người Tân Anh, Đan, nhà ở làng Hoàng Ngọc, và yêu cầu cô ấy đưa cậu đến làng Hoàng Ngọc, nhưng người phụ nữ không đồng ý. Đường Giang Sơn vẫn không cam chịu, đã đuổi theo cô ấy đi ra khỏi làng.

Sau khi người phụ nữ Đan Châu rời đi, Đường Giang Sơn càng thêm nhớ thương ông Tam, người cha kiếp trước. Cậu yêu cầu cha đưa đến làng Hoàng Ngọc để tìm người ông Tam, nhưng cha cậu mắng rằng: “Làm sao con nhận ra đường đi được?” Đường Giang Sơn nói rằng cậu biết đường, nhưng cha cậu vẫn không chịu. Đường Giang Sơn thất vọng đến mức giở chứng, buồn bã khóc lóc trong nhà không ăn, không nói. Mẹ cậu nói rằng cậu rất cứng đầu, gia đình không thể thuyết phục được. Chỉ vài ngày sau, cha cậu đồng ý đưa cậu đến làng Hoàng Ngọc, tức là ngay sau Tết Trung thu năm 1982.

Gia đình của kiếp trước

Đường Giang Sơn "đưa" cha mình đến làng Hoàng Ngọc. Sau khi họ đi xe đến Bát Sở, cậu đã bảo cha mua vé đi Đan Châu, và khi họ đến Đan Châu, cậu bảo cha mua vé đến Tân Anh. Khi xuống xe ở Tân Anh, cậu dẫn cha đi bộ đến làng Hoàng Ngọc. Đường Giang Sơn đưa cha đi một đoạn đường dài đến một con sông (sông Bắc Môn). Xưa kia Trần Minh Đạo đã chết ở đó. Khi vừa đến đó, Đường Giang Sơn liền sợ hãi và bảo cha mau chóng đi thuyền qua sông.

Con đường từ làng đến nhà họ Trần dài hơn 500 mét ngoằn ngoèo, Đường Giang Sơn nhanh chóng tìm được nhà của ông Tam. Vừa bước vào nhà, cậu liều dùng phương ngữ Đan Châu gọi "cha". Ông Tam không thể tin vào tai mình và nhìn cậu đầy nghi ngờ.

Đường Giang Sơn ngay lập tức nói với ông Tam già nua rằng: "Con là Trần Minh Đạo, con trai của cha. năm đó bị đánh chết, và sau đó thác sinh ở làng Bất Ma, thị trấn Cảm Thành, huyện Đông Phương. Bây giờ con đến tìm cha". Ông Tam chết lặng, đứng trâng trâng không nói lên lời.

Đường Giang Sơn biết ông Tam không tin những gì đứa nhỏ trước mặt nói, thế nên cậu vừa đi vào trong nhà vừa nói chuyện. Cậu nói trước đây cậu đã ngủ ở phòng nào, giường nào, đồng thời đem những đồ dùng trước kia cậu đã sử dụng ra, từng cái, từng cái một. Cậu ôn bài vị mà nhà họ Trần lập cho Trần Minh Đạo ra, và nói với ông Tam rằng: đây là bài vị của con, bây giờ con đã sống lại rồi, đừng đặt nó lên nữa.

làm việc thiện
Thiện ác liên quan đến đời trước, phúc hoạ cũng ảnh hưởng đến đời sau. (Ảnh: Shutterstock)

Nhận người thân

Nhận dạng của Đường Giang Sơn không sai chút nào, vì vậy ông Tam phải tin rằng cậu chính là đứa con đã chết của ông, Trần Minh Đạo. Ông Tam bế con lên, cả hai cùng khóc. Cha Đường Giang Sơn ở bên không khỏi rơi lệ. Tiếng kêu của họ khiến ngôi làng nhỏ náo động, dân làng đổ xô đến xem chuyện gì đang xảy ra.

Sau khi hai cha con nhận ra nhau, Đường Giang Sơn nhìn thấy những người xung quanh họ, bao gồm người bác thứ 2 và con trai bác là Trần Quân Trợ (anh họ), và những người bạn cũ của cậu. Cậu nhận ra từng người một, bước tới gọi tên họ và lần lượt nói những việc đã làm cùng nhau trước đây, khiến họ phải tin rằng Trần Minh Đạo đã "sống lại".

Đường Giang Sơn cho biết: "Lần đầu tiên tôi đến làng Hoàng Ngọc, bà con trong làng đã chào đón chúng tôi rất nồng nhiệt và chính thức xác nhận mối quan hệ cha con của tôi với người cha kiếp trước của tôi. Lúc này, mẹ tôi đã qua đời, hai chị và hai em gái đã lấy chồng, người cha trở thành hộ neo đơn (hộ nghèo), khi tôi đến, ông được vỗ về bằng tình cảm gia đình. Nhưng khi tôi chưa đến mười tuổi, thì mỗi lần đến ông đều ôm tôi và khóc, cảm thương mãi".

Sau đó, cậu đã trở lại làng Hoàng Ngọc nhiều lần. Đường Giang Sơn cũng đã nhận người thân với hai chị gái của và hai em gái của Trần Minh Đạo. Chị cả của Trần Minh Đạo tên là Trần Mộc Thái, cô ấy nói: “Tôi chỉ có một người em trai là Trần Minh Đạo, Đường Giang Sơn đã đến nhận người thân. Khi tôi hỏi là em trai tôi trên thân thể có đặc điểm gì ở kiếp trước, cậu ấy nói rằng Trần Minh Đạo có một nốt ruồi lớn ở nách trái. Dựa vào điểm này, tôi đã nhận cậu ấy là chính là em trai tôi... "

Trong một lần trở về làng, Đường Giang Sơn nhìn thấy một phụ nữ khoảng 30 tuổi ở trong đám đông đang nhìn trộm cậu. Cậu liền gọi tên cô ấy. Người phụ nữ nghe gọi thì kinh hoàng thất sắc. Đường Giang Sơn bước đến nắm lấy tay cô và nói: "Cô là Tạ Thụ Hương. Trước đây chúng ta là bạn tốt của nhau. Đừng sợ, tôi rất nhớ cô". Tạ Thụ Hương là bạn gái của Trần Minh Đạo. Họ đã lên kế hoạch sẽ kết hôn vào năm 1968. Đường Giang Sơn kể về tình tiết như những nơi cậu đã cùng cô đi dạo trước kia… Những sự việc chân thật trong quá khứ đó khiến Tạ Thụ Hương ​​rơi lệ, ôm cậu mà khóc, Đường Giang Sơn cũng khóc theo.

Ý nghĩa thực sự của cuộc đời?

Sau khi nhận người thân, Đường Giang Sơn cùng cha thường xuyên đi gặp người cha kiếp trước. Hàng năm vào Tết Nguyên Đán, Đường Giang Sơn đến thăm ông, ông Tam cũng đến thôn Bất Ma thăm Đường Giang Sơn, người thân ở đó cũng thường xuyên tới. Người cha kiếp trước năm 1998. Một tuần trước ông Tam khi mất, Đường Giang Sơn vẫn mang tiền đến để trang trải sinh hoạt cho ông. Vài ngày sau anh nhận được thông báo từ thôn Hoàng Ngọc rằng, người cha kiếp trước của anh đang ốm nặng và có thể sẽ sớm qua đời. Vì vậy, anh đã đưa vợ và con trai là Đường Minh về để lo hậu sự.

Đường Giang Sơn cho biết: "Người cha kiếp trước qua đời, vợ chồng tôi rất đau buồn. Mọi việc tang lễ đều được thực hiện theo đúng phong tục ở đó. Tôi lấy thân phận là Trần Minh Đạo, con trai ruột của ông Tam đứng ra làm tang lễ. Sau tang lễ, chúng tôi không có lòng nào trở về làm việc ở Đông Phương nữa, ở lại thôn Hoàng Ngọc hơn 3 tháng liền".

Sau khi Trần Tán Anh qua đời, ông để lại một ngôi nhà cũ nát và một khu vườn nhỏ. Người dân trong làng tin rằng Đường Giang Sơn chính là Trần Minh Đạo và muốn giao những tài sản này cho anh. Đường Giang Sơn nói rằng hành trình hàng trăm dặm đó, anh cần những thứ này làm gì, nên giao hết lại cho anh trai thứ hai của tôi Trần Quân Trợ (con trai của người bác thứ 2). Trần Quân Trợ nói: "Đường Giang Sơn không thừa kế một xu từ ông ấy (chú ba của tôi), và chăm sóc nuôi dưỡng ông ấy trước khi ông ấy qua đời".

Gia đình mà Đường Giang Sơn chuyển sinh rất nghèo, anh cùng cha mẹ, anh chị em chăm chỉ làm ruộng, làm ruộng cả ngày nhưng không kiếm được tiền, hơn nữa trong nhiều năm liền anh liên tục trồng cây gì thì lỗ cây ấy, khiến tất cả tài sản gia đình mất hết. Đường Giang Sơn nói: "Tôi không biết tại sao làm người lại khó đến vậy. Bất hạnh kiếp trước của tôi ở làng Hoàng Ngọc đã mang lại nỗi cô đơn tuổi già cho người cha kiếp trước của tôi. Kiếp này lại sa sút đến mức này rồi. Bố mẹ già rồi hai con cũng lớn rồi, con muốn đi học nhưng chẳng có biện pháp gì. Nếu như lại có kiếp sau, tôi nguyện làm chim, không làm người nữa".

Anh là một người có lòng hiếu nghĩa và không ích kỷ, tại sao kiếp trước anh ấy còn trẻ đã bị giết như vậy mà kiếp này lại phải chịu nhiều đau khổ như vậy? Tại sao ký ức tiền kiếp của anh lại sâu đậm như vậy? Điều ước "Nếu có kiếp sau, tôi nguyện làm chim" của anh thật đau đớn, suy cho cùng, đây không phải là lối thoát thực sự của cuộc đời. Nếu con người không chỉ nhớ kiếp trước, mà còn nhớ thêm nhiều kiếp trước nữa, hoặc có thể tu Đạo đắc Đạo, thế thì chúng ta sẽ có thể thấy được nghiệp báo và nhân duyên của thời gian và không gian lớn hơn, để không rơi vào trong cõi mê của sinh mệnh, bị mê lạc đường trở về nhà.

Nếu con người không chỉ nhớ kiếp trước, mà còn nhớ thêm nhiều kiếp trước nữa, hoặc có thể tu Đạo đắc Đạo, thế thì chúng ta sẽ có thể thấy được nghiệp báo và nhân duyên của thời gian và không gian lớn hơn, để không rơi vào trong cõi mê của sinh mệnh, bị mê lạc đường trở về nhà. (Ảnh học viên môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp)
Nếu con người không chỉ nhớ kiếp trước, mà còn nhớ thêm nhiều kiếp trước nữa, hoặc có thể tu Đạo đắc Đạo, thế thì chúng ta sẽ có thể thấy được nghiệp báo và nhân duyên của thời gian và không gian lớn hơn, để không rơi vào trong cõi mê của sinh mệnh, bị mê lạc đường trở về nhà. (Ảnh học viên môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp)

Tường Hòa
Theo Hoài Nhẫn Nhẫn - Epoch Times

Nguồn tài liệu:

  1. "Điều tra đặc biệt về người hai đời Đường Giang Sơn" của Chu Tất Tùng, đăng trên tạp chí "Phụ nữ phương Đông", tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, số 7 năm 2002.
  2. Tiết mục "Gặp gỡ chuyện thời sự" của Đài truyền hình Hải Nam: Đầu thai chuyển kiếp? Kiếp trước của Đường Giang Sơn tên là Trần Minh Đạo tái sinh ở Hải Nam
  3. "Phỏng vấn Đường Giang Sơn - kỳ nhân chuyển thế" của Lý Thư Quang



BÀI CHỌN LỌC

Từ nhỏ đã nói chuyện đời trước: Kỳ nhân 2 đời cảm thán "làm người khó"