Trung Quốc thiên tai ôn dịch không ngừng, ám chỉ rằng một triều đại đã đến hồi kết thúc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ nhân từ lâu đã nói rằng: Thiên tai và Nhân họa là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thiên tai là từ nhân họa mà ra, và một nguyên nhân trọng yếu tạo thành 'nhân họa', đó chính là quân vương không coi trọng việc tu dưỡng đạo đức.

Lịch sử luôn luôn lặp lại, chỉ là nhân vật chính và bối cảnh được thay đổi. Ngoài bề nổi phức tạp, khi xem xét lý do diệt vong của từng triều đại, chúng ta không khỏi kinh ngạc và tò mò: Kể từ đầu thời nhà Hạ, tất cả các triều đại trong lịch sử Trung Quốc, khi mỗi triều đại sắp diệt vong thì thiên tai đều liên tiếp ập đến, hơn nữa còn kéo dài rất lâu. Qua đây, Thượng Thiên có ám chỉ điều gì cho nhân loại?

Đầu tiên chúng ta hãy quay về lịch sử, nhìn xem những tai họa nào đã xảy ra trong những năm cuối của triều đại.

Theo sách “Trúc thư kỷ niên” ghi chép, vào những năm cuối thời nhà Hạ, có hai trận động đất lớn: "Năm Đế Quý thứ 15, ban đêm, sao băng rơi xuống như mưa; Sau đó xảy ra động đất lớn, khiến sông Y, sông Lạc cạn khô". "Năm Đế Quý thứ 30, núi Cù bị sạt lở". “Mùa xuân năm Đế Tân thứ 43, núi Nghiêu sạt lở”. Mặt khác, theo “Hoài Nam Tử” ghi chép: “Thời Ân Trụ núi Nghiêu sạt lở, ba con sông đều khô cạn”.

Trong những năm cuối thời Tây Chu, kinh đô và các vùng lân cận khu vực 3 con sông Kính Thủy, Vị Thủy và Lạc Thủy đều xảy ra động đất. Hơn nữa còn xuất hiện khí hậu và hiện tượng tự nhiên dị thường. "Trúc thư kỷ niên" có ghi chép rằng: "Mùa đông năm U Vương thứ 3, xảy ra một trận động đất lớn. Vào tháng 6, mùa hè năm thứ 4, có sương giá".

Những gì được mô tả ở đây, trên thực tế là thời tiết khí hậu bất thường "đông ấm hạ lạnh". Mùa đông mà nóng thì có nhiều côn trùng gây hại, mùa hè lạnh thì làm tổn hại đến hoa màu.

Vào những năm cuối triều nhà Tần, xuất hiện một trận lụt hiếm thấy. Vào thời điểm đó, Sơn Đông, An Huy và nhiều nơi đã biến thành đầm lầy đầy nước do mưa kéo dài.

Vào cuối triều đại Tây Hán, kể từ thời Nguyên Đế, các thảm họa mấy năm liên tiếp không ngừng, mãi cho đến khi Tây Hán bị diệt vong. Các thảm họa bao gồm lũ lụt, hạn hán và nạn côn trùng…

Vào cuối triều đại Đông Hán, còn xảy ra nhiều trận đại dịch. Vào năm cuối của triều đại Đông Hán, tức năm 217, một dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng bùng phát khắp đất nước. Vào thời điểm đó, "nhà nhà thây chết khô, phòng thất kêu khóc thảm thiết. Hoặc đóng cửa mà chết, hoặc chết cả gia tộc".

Sự thảm khốc của dịch bệnh thật khó mà tưởng tượng được. Lúc ấy, ở nhiều nơi quan tài đều bán hết sạch, tiếng khóc thảm thiết tràn ngập khắp nơi, bất kể là người giàu có hay là người nghèo, đều bị nhiễm bệnh dịch. Người dân nghèo không có tiền mai táng người nhà, vì vậy nơi nào cũng là cảnh tượng "ra khỏi cửa chỉ toàn thấy xương trắng đầy đồng", "xương trắng phơi ở ngoài nơi hoang dã, ngàn dặm không có tiếng gà gáy".

Trong thời kỳ lịch sử đầy biến động Tam Quốc - Lưỡng Tấn, phát sinh 60 trận hạn hán, 56 trận lũ lụt, 54 trận cuồng phong, 53 trận động đất, 35 trận mưa đá và 17 đợt dịch bệnh, 14 đợt nạn châu chấu, 13 lần nạn đói vì mất mùa, 2 lần sương giá và bão tuyết.

Theo "Tấn Thư - Ngũ hành chí" ghi chép: Vào những năm cuối của triều đại nhà Tấn đã xảy ra động đất tại Tứ Xuyên. "Hai châu Tần, Ung gặp đại hạn và dịch bệnh, Quan Trung bị nạn đói, đấu gạo vạn tiền". “4 Châu là Thanh Châu, Từ Châu, U Châu và Tinh Châu bị hạn hán. Trong tháng 12, có 12 đợt hạn hán trong các quận cả nước" cùng với bão, sương giá và lũ lụt.

Vào cuối triều đại nhà Tùy, Sơn Đông và Hà Nam bị lũ lụt tấn công, bao phủ hơn 40 quận, không lâu sau lại xuất hiện dịch bệnh. Trong đó, tình hình dịch bệnh ở Sơn Đông đặc biệt nghiêm trọng, "rất nhiều người chết". Trong những năm cuối của nhà Tùy, dịch bệnh hoành hành ở khu vực Quan Trung, hơn nữa "hạn hán làm tổn hại mùa màng".

Từ cuối triều đại nhà Đường cho đến lúc diệt vong, cũng xuất hiện đại ôn dịch. Dịch bệnh ở Giang Hoài xảy ra tình huống là: "Vùng gần Giang Hoài, do lũ lụt và hạn hán, cùng với dịch bệnh, người đói khát lưu vong, 10 phòng thì có 9 phòng trống". Vào cuối triều đại nhà Đường, dịch bệnh xảy ra ở Hoài Nam khiến vô số quân nhân và dân thường tử vong.

Vào cuối triều đại Nam Tống, ở Vĩnh Gia, Chiết Giang phát sinh đại ôn dịch khiến rất nhiều người chết. Trận dịch này kéo dài rất lâu. Trong khi triều đại Nam Tống diệt vong, ôn dịch lại lần nữa giáng xuống. Trong thành Hàng Châu, "khí dịch bốc lên, số người bệnh và người chết không đếm xuể".

Vào thời Hoàng đế Thuận Đế, tức những năm cuối cùng của triều đại Nguyên, là thời kỳ dịch bệnh hoành hành nhiều nhất trong lịch sử của nhà Nguyên, sách sử ghi lại có hơn 12 lần. Cứ bình quân 3 năm phát sinh một trận ôn dịch, người chết vô số. Trong đó một trận đại dịch ở kinh đô kéo dài đằng đẵng hai năm.

Trong những năm cuối triều Minh, ôn dịch xảy ra liên tiếp khắp nơi. Vào năm Sùng Trinh thứ 14, khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân và Ngô Giang, Giang Tô, đều bị ôn dịch tấn công. Trong "Ngô Giang Chí" ghi chép: "Người nằm ngổn ngang, số người chết không xuể".

Vào năm Sùng Trinh thứ 16, 17, ôn dịch lại hoành hành ở Sơn Tây. Năm Sùng Trinh thứ 16, ôn dịch bùng phát ở huyện Hồn Nguyên, có rất nhiều người chết. Năm Sùng Trinh thứ 17, dịch bệnh lại tới phủ Đại Đồng, trong đó huyện Linh Khâu nặng nhất “hơn một nửa số người chết". Trong đại dịch ở Lộ An, "người bệnh nổi hạch, hoặc nôn đờm ra máu, không dám thăm hỏi phúng viếng, có gia đình chết hết cả nhà không có người đưa tang". Vào mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 17, Ngô Giang lại lần nữa bị ôn dịch hoành hành, kéo dài hơn một tháng và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Trong cùng năm đó, bệnh dịch hạch gây ra thảm cảnh "10 phòng có đến 9 phòng trống, thậm chí có gia đình tận tuyệt, không có người chôn cất".

Những năm cuối triều Thanh dường như cũng không thể thoát khỏi loại vận rủi này, dịch bệnh hoành hành liên tục. Trong 34 năm niên đại Quang Tự thì có đến 19 năm phát sinh dịch bệnh, trong 3 năm niên đại Tuyên Thống có 2 năm xảy ra dịch bệnh. Các dịch bệnh khi ấy chủ yếu là dịch tả, bệnh dịch hạch và sốt rét. Năm 1902, dịch tả hoành hành ở Bắc Kinh và Thiên Tân, người chết vô số. "Có người chết trong tích tắc, có người nửa ngày chết". Năm đó, An Huy, Hắc Long Giang cũng bị dịch tả nghiêm trọng. Nửa tháng sau, "cả thành phố không có bóng người, mặt đường gần như không thấy vết chân", mỗi ngày có đến 700-800 người chết. Năm 1910, bệnh dịch hạch hoành hành tại một số khu vực ở Đông Bắc, số người chết rất nhiều.

Chữ Hán là văn tự Thần truyền trong văn hóa truyền thống Á Đông, nội hàm vô cùng phong phú, ẩn chứa những đạo lý tinh thâm. Từ chữ Cộng “共”, chúng ta có thể hiểu bản chất thực sự, và thời điểm "hết mệnh" của ĐCSTQ. (Tổng hợp)
Chữ Hán là văn tự Thần truyền trong văn hóa truyền thống Á Đông, nội hàm vô cùng phong phú, ẩn chứa những đạo lý tinh thâm. Từ chữ Cộng “共”, chúng ta có thể hiểu bản chất thực sự, và thời điểm "hết mệnh" của ĐCSTQ. (Tổng hợp)

Tại sao vào cuối các triều đại, tai họa lại liên tiếp kéo đến và tàn khốc như vậy? Thượng Thiên rốt cuộc muốn nói với chúng ta điều gì?

Cổ nhân từ lâu đã nói rằng: Thiên tai và Nhân họa là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thiên tai là từ nhân họa mà ra, và một nguyên nhân trọng yếu tạo thành 'nhân họa', đó chính là quân vương không coi trọng việc tu dưỡng đạo đức.

Hạ Kiệt là vị vua cuối cùng của nhà Hạ, nổi danh là một bạo chúa. Ông ta không tu nhân đức, không quan tâm đến sống chết của bách tính, xa xỉ vô độ, hơn nữa tính tình hoang dâm tàn bạo, động một tí là giết người. Lúc ấy, người dân thường chửi mắng Hạ Kiệt rằng: "Ngươi khi nào diệt vong, ta tình nguyện diệt vong cùng ngươi". Còn Thương Trụ Vương cũng giống như Hạ Kiệt, tàn bạo, hoang dâm vô độ. Ông ta xây dựng cả một Tửu trì Nhục lâm (ao rượu rừng thịt) để vui đùa, phát minh ra đủ loại cực hình tra tấn.

Vị vua cuối cùng của thời kỳ Tây Chu là Chu U Vương, sủng ái phi tử mà không quan tâm quốc gia và bách tính, đồng thời trọng dụng người gian trá bội bạc, giỏi về a dua nịnh hót, ham tài lợi. Tần Nhị Thế cũng là quân ương tàn bạo, sử dụng hình pháp cực kỳ khắc nghiệt. Vào những năm cuối thời Tây Hán, Linh Đế cùng với những kẻ ngu ngốc vô năng, chỉ biết hưởng lạc.

Vào cuối thời Đông Hán, hoạn quan và ngoại thích tranh quyền, quân phiệt cát cứ, dẫn đến dân chúng lầm than. Những năm cuối triều Tấn, vương công quý tộc sống xa xỉ, tiêu tiền như nước, chính trị mục nát, nhân dân khổ không thể tả. Sau khi Tùy Dương Đế lên ngôi, thì lạm dụng sức dân, xây dựng rầm rộ và chiến sự, mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên.

Đến cuối thời nhà Đường, hỗn chiến trong nước không ngừng, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, nội bộ triều đình mâu thuẫn trùng điệp, Hoàng đế hèn nhát vô năng, Đại Đường thịnh thế một thời cuối cùng cũng bị phân rã.

Cuối thời nhà Nguyên, Thuận Đế tài trí tầm thường mù quáng, đại thần ngạo mạn ức hiếp bách tính, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Hoàng đế Sùng Trinh cuối triều Minh, tuy có tâm chỉnh đốn triều cương, tiếc rằng thói quen khó sửa, lúc ấy trật tự xã hội mười phần hỗn loạn, khởi nghĩa nông dân không ngừng. Cuối triều Thanh, Tây Thái hậu độc đoán chuyên quyền, triều chính ngày càng mục nát, thêm nữa ngoại tộc xâm lược, chiến sự tấp nập, cuối cùng đi đến diệt vong.

Có thể nói, chính là những vị quân vương cuối cùng này không xây dựng chính quyền nhân đức, không thuận Thiên ý, mới phải thụ nhận cảnh cáo từ Thượng Thiên.

Những vị quân vương cuối cùng này không xây dựng chính quyền nhân đức, không thuận Thiên ý, mới phải thụ nhận cảnh cáo từ Thượng Thiên. (Tranh vẽ: Zhiqing / Vision Times)
Những vị quân vương cuối cùng này không xây dựng chính quyền nhân đức, không thuận Thiên ý, mới phải thụ nhận cảnh cáo từ Thượng Thiên. (Tranh vẽ: Zhiqing / Vision Times)

Thiên tai, ôn dịch chính là cảnh cáo và trừng phạt của Thượng Thiên đối với người không tuân theo Thiên lý. Khi những vị quân vương này tàn bạo, mù quáng, vô năng, không thực thi nhân đức, phớt lờ cảnh báo của Thượng Thiên, thì mệnh vong quốc của họ cuối cùng cũng không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, các bậc quân vương tài đức sáng suốt, họ luôn coi thiên tai là lời cảnh báo của Thượng Thiên đối với mình, lấy làm cảnh tỉnh mà suy xét lại hành động của chính mình, từ đó hối lỗi sửa sai, tìm lại thái bình an vui cho bách tính.

Trung Nguyên
Theo Tâm Duyên - Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc thiên tai ôn dịch không ngừng, ám chỉ rằng một triều đại đã đến hồi kết thúc?