Bậc thầy Nhật: Trung Quốc là 'quốc gia IQ thấp' điển hình, không có hy vọng phát triển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ nhân học hành gian khổ, mười năm như một ngày, mới có một Trung Hoa có nền văn hóa 5.000 năm bác đại tinh thâm, vậy mà người hiện đại thực sự đã bỏ qua trí tuệ này...

Một kỹ sư Ấn Độ đã có bài viết "Người Trung Quốc không đọc, thật đáng sầu lo", đã 'dậy sóng' trên mạng Internet. Ông nói rằng, có lẽ không nên quá hà khắc, nhưng ông chỉ lo lắng rằng nếu tiếp tục để linh hồn rời xa như vậy, Trung Quốc có thể phải trả giá đắt trong tương lai.

Toàn văn bài viết như sau:

Tôi đang trên máy bay đến Thượng Hải. Đó là thời gian ngủ trong chuyến bay đường dài và đèn cabin bị tắt. Tôi ngạc nhiên khi thấy những người không ngủ và chơi với iPad đa số là người Trung Quốc, và họ đang chơi game hoặc xem phim, không một ai đọc sách. Những hình ảnh này cứ ám ảnh trong tâm trí của tôi. Trên thực tế, trong khi chờ đợi tại sân bay Frankfurt, tôi nhận thấy hầu hết hành khách Đức đang đọc sách hoặc lặng lẽ làm việc. Còn hầu hết các hành khách Trung Quốc đều đang mua sắm qua xe đưa đón, hoặc là đang lớn tiếng mặc cả giá cả. Bây giờ, người Trung Quốc dường như không đủ kiên nhẫn để có thể ngồi xuống an tĩnh đọc một cuốn sách.

Bây giờ, người Trung Quốc dường như không đủ kiên nhẫn để có thể ngồi xuống an tĩnh đọc một cuốn sách. 
Bây giờ, người Trung Quốc dường như không đủ kiên nhẫn để có thể ngồi xuống an tĩnh đọc một cuốn sách. (Getty)

Có lần tôi đang đợi ở sân bay Hồng Kiều (Thượng Hải) với một người bạn Pháp. Người bạn này đến Trung Quốc lần đầu tiên, đột nhiên hỏi tôi: "Tại sao người Trung Quốc chỉ gọi hoặc chơi trên điện thoại di động, và không ai đọc sách?". Tôi nhìn quanh, xác thực là như vậy. Mọi người đều đang gọi điện thoại (lớn tiếng nói chuyện), cúi đầu gửi tin nhắn, lướt Weibo hoặc chơi game. Hoặc là một đám đông bận rộn náo động ồn ào, hoặc một mình cũng loay hoay bận rộn, duy chỉ thiếu một sự yên bình thỏa mãn.

Theo truyền thông đưa tin, trung bình mỗi người Trung Quốc đọc 0,7 cuốn sách mỗi năm, so với 7 cuốn sách mỗi người ở Hàn Quốc, 40 cuốn sách ở Nhật Bản và 55 cuốn sách ở Nga, người Trung Quốc đọc ít đến thương cảm. Ở các thị trấn vừa và nhỏ trên khắp Trung Quốc có ngành công nghiệp phát triển thì trò giải trí thịnh vượng nhất cũng chỉ là là mạt chược và quán cà phê Internet. Một thị trấn nhỏ với hơn 10.000 người, có hàng chục quán mạt chược và 5-6 quán cà phê Internet là bình thường. Người trung niên và người già chơi mạt chược, những người trẻ tuổi lên mạng và trẻ em xem TV.

Cuộc sống giải trí của người Trung Quốc gần như chỉ dừng lại ở mạt chược, lướt Internet và xem TV.
Cuộc sống giải trí của người Trung Quốc gần như chỉ dừng lại ở mạt chược, lướt Internet và xem TV. (Getty)

Cuộc sống giải trí của người Trung Quốc gần như chỉ dừng lại ở mạt chược, lướt Internet và xem TV. Cho dù trong một quán cà phê Internet hoặc trong phòng máy tính tại một trường đại học, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết trong số họ đang chơi game và một số nhỏ đang tán gẫu. Có rất ít sinh viên tìm đọc tài liệu trên mạng hoặc đọc sách trực tuyến, đọc sách trong thư viện thì lại càng hiếm. Nhìn lại một số nhà lãnh đạo của các bộ phận khác nhau, họ cả ngày bận rộn đối phó với các cuộc kiểm tra, giải trí và bữa tiệc. Đọc sách đã trở thành 'bằng sáng chế' của các học giả, và có lẽ nhiều học giả cũng đã ngừng đọc. Đây quả thực là điều rất đáng lo ngại.

Có bốn lý do khiến người Trung Quốc không thích đọc sách: Thứ nhất, chất lượng văn hóa quốc dân thấp; Thứ hai là họ không phát triển thói quen đọc sách tốt từ khi còn nhỏ; Thứ ba là "giáo dục thi cử" khiến trẻ em không còn thời gian và năng lượng để đọc sách; Thứ tư là ngày càng có ít sách hay.

Trẻ nhỏ Trung Quốc không được rèn thói quen đọc sách từ sớm.
Trẻ nhỏ Trung Quốc không được rèn thói quen đọc sách từ sớm. (Getty)

Cuốn sách "Xã hội IQ thấp" của bậc thầy quản lý Nhật Bản Kenichi Ohmae đã bất ngờ chạm đến những dây thần kinh nhạy cảm của người Trung Quốc. Ông nói trong cuốn sách của mình rằng: Khi đi du lịch ở Trung Quốc, ông thấy rằng có những cửa hàng mát-xa khắp thành phố, nhưng có rất ít hiệu sách. Một người Trung Quốc trung bình đọc không đến 15 phút mỗi ngày, chỉ bằng một phần mười so với người Nhật Bản. Trung Quốc là một "quốc gia có IQ thấp" điển hình và không có hy vọng trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai!

Có hai quốc gia trên thế giới này, nơi mọi người thích nghiên cứu nhất, một là Israel và hai là Hungary. Một người ở Israel trung bình đọc 64 cuốn sách mỗi năm. Khi đứa trẻ có chút hiểu chuyện, hầu như mọi bà mẹ sẽ nghiêm túc nói với con: Trí tuệ được giấu trong cuốn sách, quý giá hơn nhiều so với tiền hoặc kim cương, và trí tuệ là cho dù kẻ nào cũng không thể cướp đi. Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có mù chữ, ngay cả những người ăn xin Do Thái cũng không thể rời những cuốn sách. Trong mắt người Do Thái, yêu thích đọc sách và đọc báo không chỉ là thói quen, mà còn là mỹ đức được mọi người sở hữu.

Dưới đây là một ví dụ điển hình nhất. Vào ngày "Sa-bát" (ngày nghỉ và ngày thứ bảy trong Do Thái giáo), tất cả người Do Thái phải dừng mọi hoạt động kinh doanh và giải trí, cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và những nơi khác phải đóng cửa, xe buýt cũng phải tạm dừng hoạt động. Khi ấy, mọi người chỉ có thể ở trong nhà để "nghỉ ngơi và cầu nguyện", nhưng một việc được đặc cách, đó là, tất cả các hiệu sách trong nước có thể được mở để kinh doanh. Và vào ngày này, mọi người ghé thăm hiệu sách cũng đông nhất, họ đều lặng lẽ đọc sách ở đây.

Một người ở Israel trung bình đọc 64 cuốn sách mỗi năm. Trong mắt người Do Thái, yêu thích đọc sách và đọc báo không chỉ là thói quen, mà còn là mỹ đức được mọi người sở hữu.
Một người ở Israel trung bình đọc 64 cuốn sách mỗi năm. Trong mắt người Do Thái, yêu thích đọc sách và đọc báo không chỉ là thói quen, mà còn là mỹ đức được mọi người sở hữu. (Getty)

Và một quốc gia khác, Hungary, có diện tích và dân số không bằng 1% của Trung Quốc, nhưng có gần 20.000 thư viện, với trung bình cứ 500 người thì có một thư viện, còn ở Trung Quốc thì trung bình 459.000 người mới có một thư viện. Hungary cũng là quốc gia có bầu không khí đọc sách mạnh nhất thế giới, với hơn 5 triệu người đọc sách quanh năm, chiếm hơn 1/4 dân số.

Tri thức chính là sức mạnh, tri ​​thức chính là tài phú. Một đất nước tôn trọng việc đọc sách, đương nhiên sẽ có được hồi báo tốt đẹp. Israel nhân khẩu thưa thớt, nhưng nhân tài đông đúc; thời gian lập quốc mặc dù ngắn ngủi, nhưng có 8 người đạt giải thưởng Nobel thế giới (chiếm 20% tổng giải thưởng Nobel thế giới). Israel có môi trường khắc nghiệt và phần lớn đất đai là sa mạc. Tuy nhiên, Israel đã biến vùng đất của mình thành ốc đảo. Thực phẩm được sản xuất không những nước mình ăn không hết, mà còn liên tục xuất khẩu sang các nước khác.

Thời gian lập quốc ngắn ngủi, nhân khẩu thưa thớt nhưng Israel có đến 8 giải Nobel thế giới, cùng hàng ngàn nhân tài biến đất nước này trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển được kiến lập trên mảnh đất khắc nghiệt, cằn cỗi.
Thời gian lập quốc ngắn ngủi, nhân khẩu thưa thớt nhưng Israel có đến 8 giải Nobel thế giới, cùng hàng ngàn nhân tài biến đất nước này trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển được kiến lập trên mảnh đất khắc nghiệt, cằn cỗi. (Wikimedia Commons)

Hungary có 14 người đoạt giải Nobel, bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học... Nếu tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là xứng đáng là một "đại quốc Nobel". Họ cũng có rất nhiều phát minh, có thể nói là nhiều vô số kể, với các vật phẩm nhỏ, ngoài ra còn có sản phẩm mũi nhọn. Một đất nước nhỏ bé, có được trí tuệ và sức mạnh nhờ tình yêu dành cho việc đọc sách, đã dựa vào trí tuệ và sức mạnh đó để biến mình thành một "đất nước lớn" khiến mọi người phải kính nể.

Tôi nhớ một học giả đã nói: Lịch sử phát triển tâm linh của một người, hẳn là lịch sử đọc sách của người đó; và cảnh giới tinh thần của một quốc gia, quyết định bởi trình độ đọc của quốc gia đó; Một xã hội đến cùng là đi lên hay chìm xuống, nhìn xem văn hóa đọc cắm rễ sâu bao nhiêu, người của quốc gia đó đang đọc loại sách gì, sẽ quyết định tương lai của quốc gia đó.

Một xã hội đến cùng là đi lên hay chìm xuống, nhìn xem văn hóa đọc cắm rễ sâu bao nhiêu, người của quốc gia đó đang đọc loại sách gì, sẽ quyết định tương lai của quốc gia đó. (Getty)
Một xã hội đến cùng là đi lên hay chìm xuống, nhìn xem văn hóa đọc cắm rễ sâu bao nhiêu, người của quốc gia đó đang đọc loại sách gì, sẽ quyết định tương lai của quốc gia đó. (Getty)

Đọc sách không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến toàn dân tộc và xã hội. Cần phải ghi nhớ rằng: Một dân tộc không yêu đọc sách là một dân tộc đáng sợ; Một quốc gia không yêu đọc sách, là quốc gia không có hy vọng.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã xuất bản một cuốn sách rất nổi tiếng vào những năm 1980 có tên "1999: Thắng lợi không cần chiến tranh" (1999 - Victory Without War). Lý do là, Liên Xô cũ đã tự tan rã trước năm 1999 (tức năm 1991), đã ấn chứng lời tiên đoán của ông, cũng hoàn thành chiến lược của nước Mỹ đối với Liên Xô cũ. Đây là một trường hợp kinh điển về việc người Mỹ dùng trí tuệ Trung Hoa để đánh bại đối thủ.

Nixon nói trong phần cuối của cuốn sách rằng: "Đến một ngày, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc không còn tin vào lời dạy của tổ tiên và văn hóa truyền thống của họ, người Mỹ chúng ta sẽ không chiến mà thắng".

Quỳnh Chi
Theo kannewyork.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Bậc thầy Nhật: Trung Quốc là 'quốc gia IQ thấp' điển hình, không có hy vọng phát triển