Trong mộng giải án tham ô bị lãng quên hàng chục năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc mình làm, mình biết nhưng ông Trời, Thần Phật cũng đều tỏ tường, vậy nên chớ làm chuyện khuất tất, tận sức hành thiện mới có thể có cuộc đời bình yên.

Trong những năm Càn Long thời nhà Thanh có xảy ra một trận cháy lớn, nó thiêu rụi một hộ gia đình và một cỗ quan tài. Trận hỏa hoạn này đã hé mở ra những nghi vấn các vụ án của nhiều năm về trước. Nghiêm Quân đã đi qua hai giới âm dương và kể về câu chuyện đằng sau…

Năm Càn Long thứ 32 (năm 1757) trấn Giang xây dựng miếu Hoàng Thành. Ba người họ Nghiêm, Cao, Lữ đã lập sổ sách để ghi chép việc gây quỹ từ thiện.

Một buổi sáng sớm nọ đúng lúc trời đang mưa, có một người phụ nữ ngồi trên một chiếc kiệu đến quyên góp tiền. Từ trong tay áo bà ấy rút ra một phong bao tiền, đưa cho Nghiêm Quân và nói: “Đây là 50 lượng bạc để tu sửa miếu, làm phiền ngài ghi vào”. Nghiêm Quân hỏi danh tính và địa chỉ của bà để ghi chép vào sổ sách. Người phụ nữ đáp: “Đây chỉ là một chút lòng thành, hà tất gì phải lưu lại danh tính? Ngài cứ ghi rõ số tiền là được rồi". Nói xong người phụ nữ liền rời đi.

Khi hai người họ Cao và Lữ đến, Nghiêm Quân đã kể cho họ về câu chuyện này, hỏi họ nên ghi như thế nào, Lữ Mỗ cười nói: “Còn cần ghi chép vào sổ sách để làm gì? Dù sao thì bây giờ cũng không có ai biết, hay là chúng ta chia ba đi, xem ra cũng không phải là chuyện gì lớn”. Cao Mỗ đồng ý ngay lập tức, Nghiêm Quân cảm thấy làm như vậy không phù hợp với đạo đức, vội vàng ngăn cản hai người họ, nhưng hai người họ không nghe, Nghiêm Quân thực sự không còn cách nào, sau khi ông rời đi khoản tiền từ thiện đó đã bị Đường Cao và hai người họ Lữ chia đều cho nhau.

Trải qua ròng rã tám năm, tới năm Càn Long thứ 40 ( năm 1775), Cao Mỗ chết. Năm sau Lữ Mỗ cũng chết, hai người họ không hé răng nửa lời về câu chuyện chia tiền từ thiện đó, Nghiêm Quân cũng không nói cho bất kỳ ai.

Vài năm sau, đến năm Càn Long thứ 43 (năm 1778), mùa xuân năm đó Nghiêm Quân mắc bệnh, trong cơn mê sảng ông đã nhìn thấy hai vị quan sai nhận lệnh đến bắt ông ấy. Họ nói có một người phụ nữ đến Thành Hoàng tố cáo, vậy nên đến tìm ông để đối chất thanh minh. Nghiêm Quân hỏi người phụ nữ đã tố cáo chuyện gì, quan sai lạnh lùng trả lời: “Không biết".

Nghiêm Quân đi cùng hai người quan sai đến trước cửa miếu Hoàng Thành, ở đây thường ngày đều là nơi những thầy bói xem quẻ cho người dân, đông đúc tấp nập, nhưng lần này ông lại không thấy ai, chỉ thấy khung cảnh sân miếu vô cùng yên ả nghiêm trang. Ba người họ đi qua một cây cầu tiên tới cổng thứ hai, lúc này một tù nhân đeo xiềng xích vừa nhìn thấy Nghiêm Quân liền lập tức hét lên: “Nghiêm huynh, anh đến rồi ư?” Nghiêm Quân giật mình nhìn lại, thì ra là Cao Mỗ.

trong cơn mê sảng ông đã nhìn thấy hai vị quan sai nhận lệnh đến bắt ông ấy. Họ nói có một người phụ nữ đến Thành Hoàng tố cáo, vậy nên đến tìm ông để đối chất thanh minh.
trong cơn mê sảng ông đã nhìn thấy hai vị quan sai nhận lệnh đến bắt ông ấy. Họ nói có một người phụ nữ đến Thành Hoàng tố cáo, vậy nên đến tìm ông để đối chất thanh minh. (Ảnh: Zhangzhugang/Wikimedia Commons)

Cao Mỗ nói với ông ấy, năm Càn Long thứ 40 ông mất cho đến tận hôm nay ngày nào cũng phải chịu khổ cực, bởi vì ở dương gian đã làm một vài việc sai trái nên phải chịu trừng phạt. Khi phải chịu đựng hết những hình phạt đó, có thể sẽ được đầu thai một lần nữa. Nhưng thật không ngờ rằng tại dương gian vì tham ô số tiền tu sửa miếu mà lại bị bắt xuống đây đợi thẩm vấn tra khảo.

Nghiêm Quân không hiểu và hỏi lại: “Việc đó đã qua hơn 10 năm rồi, sao đến giờ mới đột nhiên bị phát hiện vậy? Có phải là người phụ nữ nọ đã đến tố cáo không?”

Cao Mỗ nói: “Không phải. Người phụ nữ đó đã già yếu và qua đời vào tháng hai năm nay, phàm là ma quỷ, người thiện người ác, trước tiên đều sẽ bị áp giải tới phủ Thành Hoàng, người phụ nữ đó là một người lương thiện, vì vậy đi tới cùng những người hành thiện, khi bị thẩm vấn, Thần Thành Hoàng hỏi bà ấy rằng: ‘Bà một đời tận tâm hành thiện tích đức, trước đây miếu Thành Hoàng này được sửa chữa, tại sao bà không ra sức giúp đỡ?’”.

Người phụ nữ ấy nghe xong đã kể lại những gì đã trải qua vào năm đó, ngày 20 tháng 6 năm xưa, bà đến miếu Thành Hoàng quyên tặng 50 lượng bạc, có một người họ Nghiêm đã thu nhận cho bà. Bà cảm thấy đó chỉ là một chút tâm ý nhỏ nhoi không đủ để nhắc tới, vì vậy đã không muốn ghi lại tên mình. Thần Thành Hoàng thấy vậy lập tức cho điều tra tận tường ngọn nguồn sự tình và biết rằng hai người họ Cao và Lữ đã tham ô khoản tiền từ thiện đó.

Năm đó, Nghiêm Quân đã khuyên họ không nên lấy tiền từ thiện của người phụ nữ đó bỏ túi riêng, nhưng hai người đó khăng khăng không nghe, vì vậy mà quan sai bắt nguyên thần của Nghiêm Quân đến để đối chất. Tại đó, Nghiêm Quân lúc này vẫn chưa rõ người họ Lữ đang ở nơi đâu. Kỳ thực vì lúc còn sống Lữ Mỗ đã tạo nghiệp rất nặng nên đang bị giam cầm nơi địa ngục khổ ải.

Thần Thành Hoàng sau khi thẩm vấn tra hỏi cuối cùng nói với phán quan rằng: “Chuyện này liên quan tới việc tu sửa quần thự Thành Hoàng. Ta không thể tự ý quyết định, cần phải trình báo tỉ mỉ kỹ càng vụ án này cho Đông Nhạc Đại Đế, ngươi nhanh chóng chuẩn bị văn án để trình lên Ngài”.

Thành Hoàng ra lệnh cho hai đứa trẻ tiễn người phụ nữ lương thiện trở về và lệnh cho hai quan sai áp giải ba người họ Nghiêm, Cao và Lữ ra khỏi miếu. Khi đi qua Tây môn, trên đường nhìn thấy không ít những hình tượng, có đàn ông mặc đồ phụ nữ, có phụ nữ mặc đồ đàn ông, có những người trên đầu đội bao muối, có người thì khoác trên mình da cừu da chó. Thì ra năm Càn Long thứ 36 ở Dương Châu Châu đã xảy ra một vụ án đốt tàu muối, những người này chính là những người bị thiêu chết năm đó. Đến nay họ đã chịu đựng đủ những nghiệt ngã khổ đau, có thể đầu thai chuyển kiếp được rồi.

Đông Nhạc Đại Đế sau khi thẩm vấn đã nhanh chóng đưa ra phán quyết. Cao Mỗ lén chia số tiền của người phụ nữ lương thiện, tội nhẹ hơn, dựa theo sự phán quyết trước kia của Thành Hoàng, xử phạt đeo gông. Lữ Mỗ khi còn sống là người chuyên kiện tụng hãm hại dân lành, vậy nên liệt vào trọng tội. Ngoài phạt đeo gông xiềng, còn lệnh cho Hỏa Thần thiêu hủy hài cốt của anh ta. Còn Nghiêm Quân là một quân tử, vì dương thọ chưa hết, Đại Đế lệnh cho quan sai nhanh chóng đưa ông ta hoàn dương. Nghiêm Quân nghe xong đột nhiên giật mình tỉnh giấc, phát hiện mình đang nằm trên giường, người nhà đều đã thay tang phục, theo lời người nhà nói, Nghiêm Quân đã chết ba ngày rồi, nhưng vì lồng ngực vẫn còn một chút hơi ấm nên họ không dám nhập liệm, vì vậy luôn chờ ở bên cạnh để trông coi ông ấy, khi nghe xong tường tận câu chuyện họ đều cảm thấy kinh ngạc và cảm thán không ngừng. Ai nấy đều khuyên nhủ nhau, việc mình làm, mình biết nhưng ông Trời, Thần Phật cũng đều tỏ tường, vậy nên chớ làm chuyện khuất tất, tận sức hành thiện mới có thể có cuộc đời bình yên.

Anh Kỳ

Theo: Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Trong mộng giải án tham ô bị lãng quên hàng chục năm