Trịnh Bản Kiều luận về Thiên Đạo: Phúc thiện, họa dâm.

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trịnh Bản Kiều có viết trong bức thư nhà rằng: "Đạo Trời ban phúc cho người thiện, giáng họa cho kẻ dâm". Ông cho rằng, tích đức hành thiện thì Trời sẽ ban cho phúc báo, được an khang, còn người hành ác chất chồng thì ắt sẽ bị Trời trừng phạt. Thế nên việc đối nhân xử thế thì nhất định chớ có dối lòng, nhất định phải xem xét kỹ lưỡng, nếu không thì cuối cùng sẽ làm hại chính mình, hơn nữa con cháu cũng bị liên lụy, gặp tai ương, xui xẻo...

Trịnh Bản Kiều vốn tên là Trịnh Tiếp, tự Khắc Nhu, hiệu Lý Am, Bản Kiều, Bản Kiều Đạo Nhân. Ông là nhà thư họa, văn hào nổi tiếng đời Thanh, đứng đầu trong "Dương Châu Bát Quái" (8 người quái kiệt đất Dương Châu), thi, thư, họa của ông được thế nhân ca ngợi là "Tam Tuyệt" (3 lĩnh vực đều là tuyệt tác).

Sinh thời, Trịnh Bản Kiều được rất nhiều người mến mộ, ông đã được mời đề chữ cho nhiều tấm biển, trong đó có hai bức được lưu truyền rộng rãi và được mọi người ca ngợi nhất là "Nan đắc hồ đồ" (Khó được hồ đồ) và "Ngật khuy thị phúc" (Chịu thiệt là phúc), hai tác phẩm này đã ảnh hưởng đến rất nhiều người đời sau.

Trịnh Bản Kiều là văn nhân có cốt cách rất cao, chính trực thiện lương, kiên trì chính nghĩa, mưu cầu phúc cho người dân không sợ cường quyền. Ông đã từng đảm nhiệm chức tri huyện huyện Duy và huyện Phạm tỉnh Sơn Đông, làm quan thanh liêm sáng suốt, yêu dân như con. Khi làm tri huyện huyện Duy gặp đúng năm mất mùa, bất chấp người khác ngăn cản, ông mở kho lương cho bách tính vay, đã cứu được hơn một vạn người khỏi chết đói. Trịnh Bản Kiều còn cho xây dựng sửa sang thành trì để chiêu mộ những dân công đói có cơ hội làm việc kiếm ăn. Năm đó đến mùa thu, lại thất thu, Trịnh Bản Kiều đem những giấy vay nợ của bách tính ra châm một mồi lửa đốt hết, đã cứu sống vô số bách tính.

Trịnh Bản Kiều là văn nhân có cốt cách rất cao, chính trực thiện lương, kiên trì chính nghĩa, mưu cầu phúc cho người dân không sợ cường quyền.
Trịnh Bản Kiều là văn nhân có cốt cách rất cao, chính trực thiện lương, kiên trì chính nghĩa, mưu cầu phúc cho người dân không sợ cường quyền. (Miền công cộng)

Năm Càn long thứ 18 (năm 1753), Trịnh Bản Kiều 61 tuổi, vì thỉnh cầu cứu tế vùng thiên tai khiến thượng cấp tức giận, thế là ông liền từ chức. Khi ông rời đi, bách tính huyện Duy kéo đến chật kín đường để níu kéo ông ở lại. Để cảm tạ ân đức của ông, bách tính nhà nhà đều treo chân dung ông, thành kính bái lạy, đồng thời tự phát lập sinh từ cho Trịnh Bản Kiều ở chùa Hải Đạo trong thành Duy. Trịnh Bản Kiều yêu dân, chính sự xử lý công chính, trong 12 năm không có một án oan nào.

Trịnh Bản Kiều thiện lương và cốt cách cương trực như sắt thép, phong thái này cũng được thể hiện trong các tác phẩm thơ ca của ông. Thơ văn Trịnh Bản Kiều có nội hàm rất cao thâm, ngụ ý sâu sắc. Trong lịch sử có rất nhiều văn nhân nổi tiếng cũng đồng thời là người tu luyện. Đọc thơ Trịnh Bản Kiều có thể cảm thụ được ông là một "người trong Đạo", là người tu hành.

Trịnh Bản Kiều có viết trong bức thư nhà rằng: "Đạo Trời ban phúc cho người thiện, giáng họa cho kẻ dâm". Tích đức hành thiện thì Trời sẽ ban cho phúc báo, được an khang, còn người hành ác chất chồng thì ắt sẽ bị Trời trừng phạt. Thế nên việc đối nhân xử thế thì nhất định chớ có dối lòng, nhất định phải xem xét kỹ lưỡng, nếu không thì cuối cùng sẽ làm hại chính mình, hơn nữa con cháu cũng liên lụy, bị tai ương, xui xẻo.

"Đạo Trời ban phúc cho người thiện, giáng họa cho kẻ dâm". Tích đức hành thiện thì Trời sẽ ban cho phúc báo, được an khang, còn người hành ác chất chồng thì ắt sẽ bị Trời trừng phạt.
"Đạo Trời ban phúc cho người thiện, giáng họa cho kẻ dâm". Tích đức hành thiện thì Trời sẽ ban cho phúc báo, được an khang, còn người hành ác chất chồng thì ắt sẽ bị Trời trừng phạt. (Pexels)

Một số đoạn trong bức thư của Trịnh Bản Kiều gửi cho em trai có nội dung như sau:

Trên đời ai không phải là con cháu của Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn? Nhưng đến nay, rất nhiều người đã trở thành nô bộc, tì thiếp của người khác, trở thành những người thấp kém, ở vào cảnh khốn cùng không lối thoát, áo không đủ che thân, cơm không đủ no bụng, nhưng lại không có cách nào thoát khỏi cảnh khốn cùng. Những người này không phải là tổ tiên mấy chục đời trước đã trở thành nô bộc, tì thiếp của người ta. Nếu một ngày nào đó họ nỗ lực cố gắng tiến thủ, chuyên tâm quyết chí cần cù làm việc, thế thì có người sẽ vì thế mà trở nên giàu có, có người có thể đến đời con cháu thì giàu có. Vương hầu khanh tướng lẽ nào sinh ra đã là con cháu người phú quý?

Cũng có con em danh gia vọng tộc không cố gắng tiến thủ, khiến gia môn suy bại, sống cuộc đời nghèo khổ. Họ nhờ danh vọng tổ tiên mà ức hiếp người, mượn vinh quang của tiền nhân mà tự khoe khoang. Họ khoe khoang công đức, vinh diệu tổ tiên, tự cho mình là ghê gớm lắm. Họ động tí là nói: "Ông ta là người nào vậy? Xuất thân thấp kém mà lại ở ngôi vị cao. Chúng tôi xuất thân cao quý như vậy, thế mà bị rơi vào vực sâu muôn trượng, sống cuộc sống thấp kém thế này. Ôi chao, quả là lẽ Trời chẳng thể làm chuẩn mực được, thế sự chẳng thể nào liệu trước được.

Than ôi, quả là đáng buồn. Họ không biết điều họ nói chính là lẽ Trời và thế sự. Lẽ Trời chính là ban phúc cho người thiện lương và người hành thiện, và giáng họa cho người hành ác đa đoan. Hành thiện tích đức thì được Trời ban phúc, ban cho phú quý, bình an. Người làm ác thì Trời sẽ giáng họa, khiến họ nghèo khó, chịu khổ. Đây chính là lẽ Trời, có gì phải thương cảm đâu?

Hành thiện tích đức thì được Trời ban phúc, ban cho phú quý, bình an. Người làm ác thì Trời sẽ giáng họa, khiến họ nghèo khó, chịu khổ. Đây chính là lẽ Trời, có gì phải thương cảm đâu?
Hành thiện tích đức thì Trời ban phúc, ban cho phú quý, bình an. Người làm ác thì Trời sẽ giáng họa, khiến họ nghèo khó, chịu khổ. Đây chính là lẽ Trời, có gì phải thương cảm đâu? (Miền công cộng)

Lẽ Trời là tuần hoàn trong họa có phúc, trong phúc có họa. Có người tổ tông họ nghèo hèn, ngày nay họ phú quý. Có người tổ tông họ phú quý, ngày nay họ nghèo hèn. Đó là lẽ Trời, có gì phải thương cảm?

Lẽ Trời là như vậy, thế sự cũng ở trong đó. Khi ta đỗ tú tài, tìm trong thư tịch cũ của gia đình thấy có giấy bán thân của nô bộc của các cụ đời trước, bèn đốt đi, cũng không tìm đến những người ấy. Ta sợ người ta thấy những giấy đó thì lại thêm chuyện, khiến họ thấy được thân thế mình, khiến họ cảm thấy hổ thẹn khó chịu, không có mặt mũi nào mà đối diện với ta.

Khi sử dụng nô tỳ, chưa bao giờ ta yêu cầu họ làm giấy bán mình, cảm thấy hợp thì giữ họ lại, không hợp thì để họ đi. Tội chi phải giữ tờ giấy làm gì, để con cháu đời sau của ta lấy đó làm cái cớ đi gây khó khăn cho người khác. Ta làm như thế là nghĩ cho người khác, cũng là nghĩ cho mình. Nếu một người việc gì cũng muốn bắt thóp người, dùng phương thức này để khống chế người khác, để người ta không thể nào thoát khỏi mưu kế của mình, thế thì người này càng bức bách tính toán người khác thì họa hoạn của bản thân họ cũng không còn xa nữa. Hoàn cảnh của họ cũng sẽ rất nhanh chóng trở nên xấu đi, con cháu họ cũng sẽ gặp những tai nạn không thể nào dự đoán được, không thể nào tránh khỏi được. Hãy xem những người tính toán mưu mô trên thế gian này, họ có bao giờ tính toán chút gì cho người khác không? Cuối cùng Họ vẫn tự mình tính cho mình, tự mình hại mình. Thật đáng buồn thay, đáng thương thay. Ta mong hiền đệ hãy ghi nhớ kỹ những đạo lý này.

Hãy xem những người tính toán mưu mô trên thế gian này, họ có bao giờ tính toán chút gì cho người khác không? Cuối cùng Họ vẫn tự mình tính cho mình, tự mình hại mình.
Hãy xem những người tính toán mưu mô trên thế gian này, họ có bao giờ tính toán chút gì cho người khác không? Cuối cùng Họ vẫn tự mình tính cho mình, tự mình hại mình. (Miền công cộng)

Bức thư của Trịnh Bản Kiều gửi em trai có thể xứng là kinh điển, chứa đầy trí huệ, khiến người ta tỉnh ngộ sâu sắc. Người xưa nói: "Muôn sự khuyên người đừng che giấu, trên đầu ba thước có Thần linh". - Thần linh không nơi nào là không có, tất cả suy nghĩ, hành vi của con người đều không thoát khỏi Pháp nhãn của Thiên Thần. Làm nhiều việc thiện, tích thiện tích đức thì mới có tiền đồ và tương lai tươi sáng. Việc ác làm nhiều rồi thì ác báo sẽ đến theo, ngày trả nợ nghiệp cuối cùng cũng sẽ đến.

Quả đúng là:

Làm người chớ có tự dối lòng
Quỷ Thần thấy rõ trốn chẳng xong
Thiện ác cuối cùng rồi sẽ báo
Nhân quả xoay vòng trả sạch bong

Trong trước tác "Tây du ký" cũng có một đoạn văn khá kinh điển, viết rằng: "Thiện tai, thiện tai. Hành thiện chẳng tai ương. Thiện tâm thường tha thiết, đường thiện mở thênh thang. Chớ nảy sinh niệm ác, chớ tập thói điêu gian. Chớ nói không báo ứng, Thần quỷ có an bài".

Trung Hòa
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Trịnh Bản Kiều luận về Thiên Đạo: Phúc thiện, họa dâm.