Triển lãm tranh Chân - Thiện - Nhẫn khiến người xem ở Atlanta, Mỹ xúc động

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nữ hạ nghị sĩ của bang chia sẻ: “Triển lãm [tranh Chân - Thiện - Nhẫn] này thực sự có sức ảnh hưởng lớn… mọi người cần phải xem nó, bởi vì thế giới cần biết về cuộc đàn áp đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với những người chỉ đang thực hành đức tin của họ".

Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn (Art of Zhen Shan Ren International Exhibition) đã khai mạc tại Atlanta, Mỹ vào ngày 8/7, với sự chào đón nồng nhiệt của các quan chức chính quyền địa phương và tiểu bang.

Triển lãm nghệ thuật được tổ chức tại Tòa nhà James H. “Sloppy” Floyd cao 20 tầng liền kề với Tòa nhà Đại hội Bang Georgia, địa điểm làm việc trung tâm của hàng nghìn nhân viên bang Georgia. Lãnh đạo các cộng đồng địa phương và các nhà lập pháp bang Georgia đã tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu bày tỏ sự đánh giá cao và ủng hộ sự kiện này.

“Chân - Thiện - Nhẫn”, hiểu đơn giản là “trung thực, từ bi, khoan dung” - ba nguyên tắc chính của pháp môn thiền định tâm linh Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Hơn 60 bức tranh sơn dầu thực tế và tranh màu nước Trung Quốc được trưng bày, mô tả vẻ đẹp của Pháp Luân Công, cũng như nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của những học viên của Pháp Luân Công, những người đang đối mặt với cuộc bức hại liên tục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cả tội ác tàn bạo trong việc thu hoạch mổ cướp nội tạng sống của các học viên ở Trung Quốc.

Phát biểu trước một nhóm lớn những người tham dự lễ khai mạc, Thượng nghị sĩ bang Georgia Kay Kirkpatrick cảm ơn các nhà tổ chức và tình nguyện viên đã mang đến “cuộc triển lãm mạnh mẽ và quan trọng này” vào thủ phủ tiểu bang. Bà Kirkpatrick là nhà tài trợ cho cuộc triển lãm, và cũng là người đồng tài trợ cho một nghị quyết gần đây của Thượng viện bang Georgia nhằm lên án hành vi tàn ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Bà đánh giá: “Một bức tranh nói thay một nghìn từ, và nó thực sự tạo ra tác động to lớn để xem [thông qua] loại hình nghệ thuật về những gì đang thực sự diễn”.

Khách tham dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren) tại Tòa nhà James H. “Sloppy” Floyd vào ngày 8/7/2021. (The Epoch Times)
Khách tham dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren) tại Tòa nhà James H. “Sloppy” Floyd vào ngày 8/7/2021. (The Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện thân và tâm cổ xưa của Trung Quốc bao gồm các bài tập thiền đơn giản, chậm rãi và các bài giảng đạo đức kết hợp các nguyên tắc về Chân - Thiện - Nhẫn để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Pháp môn này đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc nhờ vào những lợi ích sức khỏe to lớn đã mang lại cho người dân nước này trong những năm 1990. Nhưng cũng chính vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới thời Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp các học viên, nhằm loại bỏ có hệ thống đối với Pháp Luân Công vào tháng 7/1999. Kể từ đó, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác, với hàng trăm người trong số hàng nghìn người bị tra tấn trong khi bị giam giữ, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center).

Một số nghệ sĩ có tác phẩm được trưng bày tại triển lãm đã bị giam giữ và tra tấn vì đức tin của họ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua những trải nghiệm của bản thân khi phải vượt qua những đòn bức hại tàn nhẫn, những nghệ sĩ này đã sử dụng kỹ thuật sơn dầu cổ điển của phương Tây để truyền tải quan điểm chung về Pháp Luân Công, cũng như cuộc bức hại.

Giáo sư Trương Côn Luân là một trong những nhà điêu khắc tài năng nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, người nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng tài hoa này đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại khi ông lên tiếng vì đức tin của mình. Vào tháng 11/2000, nghệ sĩ Trương bị kết án mà không cần xét xử, và phải chịu 3 năm khổ nạn trong một trại lao động ở Trung Quốc. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, trong thời gian bị giam giữ, ông bị tra tấn bằng roi điện và buộc phải xem các bộ phim tuyên truyền tà ác phiến diện, nhằm bóp méo Pháp Luân Công.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào năm 2019, ông Trương nói: “Mục đích [của ĐCSTQ] là buộc chúng tôi từ bỏ đức tin của mình và bất kỳ ai phản đối hoặc cố gắng thiền định đều phải đối mặt với một trận đánh dã man. Hai cảnh sát cùng lúc dùng roi điện giật điện cho tôi… da tôi bị bỏng, chân trái bị thương đến mức không thể cử động được, quần áo rách nhiều chỗ. Tôi có thể ngửi thấy mùi thịt của mình đang cháy. Đau đớn đến tột cùng”.

Do áp lực từ các nhà lập pháp Canada và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Ân xá Quốc tế, chế độ độc tài Trung Quốc đã trả tự do cho ông Trương sau 3 tháng.

Nghệ sĩ Trương hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ và trở thành người lựa chọn tranh cho triển lãm “Nghệ thuật của Chân Thiện Nhẫn”. Triển lãm đã lưu diễn hơn 50 quốc gia với hơn 1.000 buổi triển lãm trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt vào năm 2004.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với The Epoch Times, ông Trương cho biết: “Người tu luyện [học viên Pháp Luân Công] nhìn vấn đề từ góc độ sâu sắc và [vì vậy mà] nguồn cảm hứng tuôn trào như một suối nguồn".

Ông bày tỏ: “Là những nghệ sĩ, chúng tôi có nhiệm vụ trình bày giai đoạn lịch sử hào hùng này của nhân loại cho [thế hệ] tương lai".

Du khách xem các bức tranh từ Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật của Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren) tại Tòa nhà James H. “Sloppy” Floyd vào ngày 8/7/2021. (The Epoch Times)
Du khách xem các bức tranh từ Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật của Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren) tại Tòa nhà James H. “Sloppy” Floyd vào ngày 8/7/2021. (The Epoch Times)

Ông Ken Clark là một trong những người tham dự sự kiện đã. Ông cho biết bản thân đã rất sốc khi thấy mức độ nghiêm trọng và phạm vi của cuộc đàn áp. Ông nêu rõ: “Buổi triển lãm thật phi thường, và rõ ràng là mô tả điều gì đó rất cần thiết để nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc… nó [cuộc bức hại] phải được dừng lại".

Nhiều con em của các học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ lại do cuộc bức hại. Hoàn cảnh của những đứa trẻ mồ côi này cũng được khắc họa trong một số bức tranh.

Bức tranh “An Orphan’s Sorrow” (Nỗi thống khổ của em bé mồ côi) cho thấy một bé gái đang giữ những gì còn sót lại của cha mẹ em — là hũ tro cốt của họ. Chiếc áo khoác của cha em che đi vóc dáng bé nhỏ, và đó có thể là vật bảo vệ duy nhất của em trước mùa đông sắp tới. Lấy cảm hứng từ các sự kiện được ghi lại, bức tranh đã vẽ ra những cảm xúc thuần túy trong cái nhìn day dứt của đứa trẻ. Chữ viết trên tường xác định trại lao động cưỡng bức, nơi có khả năng cha mẹ em đã bị giết. (Được sự cho phép của The Art of Zhen Shan Ren)
Bức tranh “An Orphan’s Sorrow” (Nỗi thống khổ của em bé mồ côi) cho thấy một bé gái đang giữ những gì còn sót lại của cha mẹ em — là hũ tro cốt của họ. Chiếc áo khoác của cha em che đi vóc dáng bé nhỏ, và đó có thể là vật bảo vệ duy nhất của em trước mùa đông sắp tới. Lấy cảm hứng từ các sự kiện được ghi lại, bức tranh đã vẽ ra những cảm xúc thuần túy trong cái nhìn day dứt của đứa trẻ. Chữ viết trên tường xác định trại lao động cưỡng bức, nơi có khả năng cha mẹ em đã bị giết. (Được sự cho phép của The Art of Zhen Shan Ren)

Với tư cách là một người mẹ, Hạ nghị sĩ bang Shea Roberts cho biết, cô đặc biệt xúc động với bức tranh “An Orphan’s Sorrow” (Nỗi thống khổ của em bé mồ côi), vẽ một cô bé có cha mẹ bị bức hại đến chết.

Cô chia sẻ: “Triển lãm này thực sự có sức ảnh hưởng lớn… mọi người cần phải xem nó, bởi vì thế giới cần biết về cuộc đàn áp đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với những người chỉ đang thực hành đức tin của họ".

Một trong những khách mời đặc biệt của buổi triển lãm đã thúc giục công chúng đến với triển lãm nghệ thuật này để tìm hiểu về hiểm họa của chủ nghĩa cộng sản.

Bà Salleigh Grubbs là chủ tịch đảng Cộng hòa tại hạt Cobb nhận định: “Họ cần xem nghệ thuật và hiểu qua cuộc triển lãm tuyệt vời này rằng, nó [chủ nghĩa cộng sản] là có thật và nó đang ở trong thế giới này. Mỹ là bức tường thành cuối cùng cho tự do tôn giáo, và nếu họ nghĩ rằng điều đó không thể xảy ra ở đây, thì họ đang tự lừa dối mình".

Các tác phẩm tranh Chân - Thiện - Nhẫn sẽ được trưng bày tại đây cho đến hết ngày 22/7.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Triển lãm tranh Chân - Thiện - Nhẫn khiến người xem ở Atlanta, Mỹ xúc động