Trí tuệ người xưa để lại, nhất định phải ghi nhớ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu bạn thực sự trân trọng một mối quan hệ, đừng để mối quan hệ đó liên quan đến tiền bạc; người ta nói rằng, nói chuyện tiền bạc mà phương hại đến cảm tình, cũng thật có đạo lý. 

1. Thân thích không chung tiền tài, chung tiền tài đoạn vãng lai.

Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Khi đối mặt với tiền bạc, con người rất dễ đánh mất mình, cho dù là mối quan hệ tốt đẹp cũng có thể đổ vỡ.

Nếu bạn thực sự trân trọng một mối quan hệ, đừng để mối quan hệ đó liên quan đến tiền bạc. Người ta nói rằng, nói chuyện tiền bạc thì phương hại đến tình cảm, quả thực cũng có đạo lý.

Khi giao lưu với người lạ, chúng ta luôn sòng phẳng và đặt rõ vấn đề trước, chuyện về sau lại chiểu theo quy ước mà phân xử.

Khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, chúng ta đều có thể tìm được người chịu trách nhiệm tương ứng, cũng không cần bận tâm đến chuyện tình cảm, chúng ta có thể nói ra trước mặt và giải quyết ngay lúc đó.

Đối với người thân và bạn bè, khi không liên quan đến tiền bạc, về cơ bản chúng ta vẫn giữ được sự bình hoà và tôn trọng lẫn nhau.

Một khi mối quan hệ có liên quan đến tiền bạc và lợi ích, bạn phải xử lý hết sức thận trọng, bởi vì con người ít nhiều đều có tư tâm.

Mà mọi người đều vì tình cảm mà ngại nói về tiền bạc, khi xảy ra vấn đề lại không có ai có thể chịu trách nhiệm, rất phiền phức.

2. Mượn gạo không mượn củi, mượn áo không mượn giày.

Ý tứ của câu này dễ hiểu, nhưng tại sao lại có thể mượn gạo mượn áo mà không thể mượn củi mượn giày?

Vì ngày xưa nhà ai cũng đều nghèo khó, gạo là thứ xa xỉ, không phải nhà nào cũng có. Nhưng ở vùng nông thôn trước đây thì khắp nơi đều có củi.

Nếu thậm chí ngay cả củi cũng không có, thì xác thực rằng người đó là một người lười biếng, người khác đương nhiên sẽ không nguyện ý cho người đó mượn.

Đối với quần áo cũng theo đạo lý đó, vì nó là nhu yếu phẩm của cuộc sống, nhưng ở nông thôn trước đây hầu hết mọi người đều đi dép rơm, ai cũng có thể tự mình đan dép, chỉ cần không lười là có thể có giày để đi.

Hơn nữa mượn gạo là để cứu tế người, là để tích phúc cho mình nên hầu hết mọi người sẽ không từ chối. Không mượn giày, vì kích cỡ chân của mỗi người đều khác nhau, rất khó để tìm được đôi vừa chân.

Kỳ thực ý nghĩa của câu này cũng giống như câu "cứu trợ người nguy cấp chứ không cứu trợ người nghèo".

Con người sống ở trên đời, làm một người tốt, chúng ta làm người nên giúp đỡ nhau, nhưng chúng ta cần hiểu rằng, không phải việc gì cũng phải giúp đỡ.

Một số người lười biếng, bạn giúp anh ta chính là bạn đang khiến anh ta ỷ lại, thay vì để anh ta cứ mãi sa đọa, tốt hơn là bạn nên mặc kệ anh ta và để anh ta tự lực cánh sinh.

3. Không sợ Quan Công mặt đỏ, chỉ sợ Bồ Tát chụm môi.

Quan Công mặt đỏ là chỉ người ngay thẳng, lòng dạ thản đãng, không cần phải phòng bị, vì người này là người có đạo nghĩa và khoan dung.

Tuy nhiên, đối với “Bồ Tát chụm môi" giả bộ từ bi, mặt thì cười còn chân lại ngáng trở, thì bạn phải hết sức đề phòng, vì người này lòng dạ hẹp hòi, có thù tất báo.

Chính là nói rằng: “Thà cùng quân tử kết oán, còn hơn kết bạn cùng tiểu nhân.”

Không sợ người thẳng thắn, chỉ người dở trò sau lưng. Có câu “gặp Diêm vương thì dễ mà dây dưa với bọn tiểu quỷ thì khó”, ý tứ cũng giống như thế.

Vì vậy, khi kết giao với người khác, việc quan sát nhân phẩm của họ trước là vô cùng quan trọng.

3. Làm người đối nhân xử thế cần biết nể mặt người khác

Chim quý bộ lông, hổ quý bộ da; làm người xử thế cần biết nể mặt người khác.

Đây là câu ngạn ngữ nói về việc đối nhân xử thế, ý tứ là kể cả loài thú như chim, hổ cũng biết trân quý bộ lông, bộ da của mình.

Cũng vậy người ta khi đối nhân xử thế trong cuộc sống cũng muốn được giữ thể diện và danh dự của bản thân.

Cho nên, người cần thể diện như thân cây cần có vỏ, con người sống trên đời cần sống có tôn nghiêm, bất chấp tất cả tuy có thể được lợi nhiều hơn, nhưng lại khiến người ta xem thường.

5. Roi đánh thì đau da thịt, nói lời ác độc thì làm đau tâm can

Hàng ngày chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ, nhưng không phải ai cũng biết rằng sức mạnh của ngôn ngữ là rất lớn.

Điều này dẫn đến việc chúng ta thường làm tổn thương người khác một cách cố ý hay vô ý, mặc dù thẳng thắn không phải là một điều xấu, nhưng đôi khi chúng ta nên biết tùy mặt gửi lời tùy cơ ứng biến thì tốt hơn.

Những vết thương trên thân thể thì dễ lành, nhưng những vết thương do lời nói gây ra thì không dễ gì xóa nhòa. Vậy nên khi giao tiếp với người chúng ta cần biết lựa lời mà nói, không nên nói lời quá thẳng thừng, và cũng không ai thích nghe người khác giáo huấn.

Lam Sơn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Trí tuệ người xưa để lại, nhất định phải ghi nhớ