Trí tuệ đến từ giấc mộng: Những câu thơ văn tuyệt tác từ giấc mộng bước vào cuộc sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cảnh trong mộng hư ảo tái hiện trong thế giới hiện thực. Những trí tuệ đến từ trong giấc mộng này hoặc là đã giải quyết trước vấn đề khó khăn, hoặc tiên đoán con đường công danh, quan lộ.

Đại thần triều Minh phụng mệnh đi sứ, mộng thấy một đám trẻ đang ca hát, ông ghi nhớ lời ca, thật trùng hợp thành vế đối tuyệt tác cho câu đối mà vua đất di đưa ra. Một bài thơ Đường vượt trước thời gian đi vào giấc mộng, ông cho rằng, giấc mộng không đáng tin cậy. Mãi cho đến nhiều năm sau, khi ông du ngoạn một ngôi chùa cổ mới than rằng, cảnh trong mộng hoàn toàn chân thực, không phải là hư ảo.

Năm Thành Hóa thứ 14 triều nhà Minh, Phó Khải thi đỗ tiến sĩ "Tăng Ngạn bảng". Năm đó, Tăng Ngạn người Giang Tây đỗ trạng nguyên. Bởi vì ông đứng đầu bảng, do đó gọi là Tăng Ngạn bảng. Phó Khải là tiến sĩ cùng bảng với Tăng Ngạn.

Phó Khải làm Cận thị Đại thần của thiên tử, đi xứ đất di để truyền đạt chiếu mệnh. Trên đường đi, ông đi qua đền Cửu Tiên huyện Tiên Du, nghe nói điện đường ở đây xưa nay rất linh nghiệm. Thế là ông đến điện đường cầu nguyện, hỏi Thần linh về chuyện họa phúc trong chuyến đi sứ lần này.

Đêm mộng nghe câu đồng dao thật khéo làm vế đối

Đêm hôm đó, trong mộng ông nghe thấy trẻ em đang ca hát. Lời ca rằng: "Thanh thảo lưu sa lục lục loan" (Cỏ xanh cát chảy sáu sáu vịnh). Phó Khải sau khi tỉnh dậy ngẫm nghĩ mãi, trong lòng mù mịt, hoàn toàn không hiểu lời ca rốt cuộc là có ý nghĩa gì.

Sau khi đến đất người di, các quan lại nước di nhiệt tình và long trọng chiêu đãi ông. Trong bữa tiệc, vua đất di đưa ra một câu đối, mời tân khách từ phương xa đến đối. Vế đối là: "Hoàng Hà trạc thủy tam tam khúc" (Hoàng Hà nước rửa ba ba khúc).

Phó Khải bỗng nhiên nhớ tới lời ca trong giấc mộng, ý tứ hoàn toàn ứng hợp với cảnh tượng trước mắt, thế là ông buột miệng trả lời vế đối: "Thanh thảo lưu sa lục lục loan".

Vua đất di nghe xong thì vừa kinh ngạc lại vừa khâm phục, tặng ông rất nhiều châu báu quý hiếm, và đích thân đưa tiễn ông trở về một quãng đường.

Thì ra "ba ba là chín", ý nghĩa là sông Hoàng Hà có 9 khúc uốn cong. Nước di có 36 vịnh (sáu sáu là ba mươi sáu vịnh). Vua đất di ra câu đối "Hoàng Hà Trạc thủy tam tam khúc", ý nghĩa là: Tuy ta là đại vương đất di, nhưng ta biết các vùng đất danh lam thắng cảnh ở Trung Nguyên các ngươi.

Phó Khải vì có giấc mộng lạ mà đã biết trước được vế đối "Thanh thảo lưu sa lục lục loan", vì vậy ông đã tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ nói ra những danh lam thắng cảnh của đất di. Là sứ giả của Thiên triều (Hoàng triều vùng Trung Nguyên xưng là Thiên triều, sứ thần đi sứ các nước xung quanh được gọi là sứ giả của Thiên triều, còn gọi tắt là Thiên sứ) đã đối đáp như thế này, đã không làm hổ thẹn sứ mệnh mà Thiên triều giao phó.

Thơ Đường vào giấc mộng, từ không tin trở thành tín phục

Đồ Phó sứ người huyện Phong Thành, Giang Tây, khi còn là tú tài đã từng cầu nguyện trong đền Tiên Từ ở hồ Cửu Lý. Đêm đó, ông mộng thấy mình đến một ngôi chùa cổ, chỉ thấy cây cối hoa lá phản chiếu lên rèm cửa sổ, nước suối trong róc rách lúc nào cũng véo von bên tai. Trong thế giới trong giấc mộng này, ông còn thấy trên bức tường có viết một bài thơ Đường, là bài thơ tuyệt cú "Lữ xá ngộ vũ" (Quán trọ gặp mưa) do thi nhân đời Đường Đỗ Tuân Hạc (846-904) sáng tác:

Nguyệt hoa tinh thải tọa lai thâu
Nhạc sắc giang thanh ám kết sầu
Bán dạ đăng tiền thập niên sự
Nhất thời như vũ đáo tâm đầu

Dịch thơ (bản dịch của Nguyễn Minh)

Ngồi lặng ngắm trăng sao lấp lánh
Cảnh núi sông dường gánh nỗi buồn
Nửa đêm trước ngọn đèn con
Chợt mưa, chuyện cũ bỗng tuôn tâm đầu

Sau khi tỉnh dậy, trong lòng ông cảm thấy rầu rĩ, tự cho là đăng khoa sẽ không thành, công danh vô vọng. Nhưng mấy năm sau, Đồ tú tài đỗ tiến sĩ, làm chức quan Ngự sử. Vì vậy ông cho rằng, giấc mộng ở đền Tiên Từ chỉ là giấc mộng mà thôi, không đáng tin cậy.

Sau này khi ông đến Quảng Đông nhậm chức Phó sứ, một hôm ông đi tuần biển, đến một ngôi chùa cổ trên núi. Nhìn cảnh quan xung quanh, ông thấy giống như những gì đã trông thấy trong giấc mộng năm xưa. Khi ngẩng đầu lên, ông kinh ngạc thấy trên bức tường là bài thơ tuyệt cú "Lữ xá ngộ vũ" được viết bằng những hàng chữ lớn với nét mực đậm. Khi đó, trong tâm ông kinh hoàng, kinh ngạc nghi hoặc mãi khôn nguôi, đến nỗi thông đêm đến sáng ông cũng không thể nào chợp mắt nổi.

Ngày hôm sau, ông nhận được tin bị bãi quan. Quan lộc đã bị thu mất rồi, trong lòng tự nhiên ưu sầu. Cảnh tượng tinh tế mà bài thơ Đường miêu tả, hoàn toàn chính xác ứng với tình cảnh trong tâm ông.

Cảnh tượng trong giấc mộng hư ảo lại tái hiện trong cuộc sống hiện thực, hoặc là giải quyết trước vấn đề khó khăn, hoặc là dự đoán trước tiền đồ quan lộ. Trong không gian mà con người không trông thấy, vị Thần tạo giấc mộng đã diễn trước cho con người thấy, hơn nữa lại triển hiện chi tiết cảnh tượng trong tâm.

Tài liệu tham khảo: "Nghiêu Sơn đường ngoại kỷ" - Quyển 88.

Tường Hòa
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trí tuệ đến từ giấc mộng: Những câu thơ văn tuyệt tác từ giấc mộng bước vào cuộc sống