Trí tuệ cổ nhân: Lời khinh bạc thì chớ khuyên người, thân thấp kém thì chớ nói lý, cảnh khốn cùng thì chớ kết giao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trí tuệ cổ nhân quan sát và ứng đối nhanh nhạy sâu sắc đối với cuộc sống, khiến người đời sau vô cùng khâm phục. Có những câu nói rất thông tục, dễ hiểu, không có nét ưu nhã của thơ ca, từ phú, tuy ngôn ngữ đơn giản nhưng lại giảng thuật đạo lý to lớn, dễ được mọi người tiếp nhận và lý giải...

Câu nói trí tuệ cổ nhân: "Lời khinh bạc thì chớ khuyên người, thân thấp kém thì chớ nói lý, cảnh khốn cùng thì chớ kết giao", ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu nhưng chứa đựng đạo lý đối nhân xử thế sâu sắc, có thể khiến chúng ta thu được lợi ích vô cùng thiết thực.

Nhiều người cảm thấy khổ não về quan hệ xã giao, cho rằng nó phức tạp và khó hiểu, không biết làm thế nào để xây dựng được mối quan hệ tốt với người xung quanh. Nhưng thực tế, tuy nói rằng khó, nhưng nó cũng rất đơn giản. Sở dĩ chúng ta cảm thấy phức tạp là do chúng ta chưa nhìn thấu quy luật của nhân tính mà thôi.

Từ xưa đến nay, chuyện nhân tình thế thái, lúc tiến lúc lùi, khi cầm khi buông đều có nguyên tắc có thể tuân theo. Nhân sinh tại thế, mỗi người đều có đức hạnh riêng của mình, và cũng có vị trí nhất định trong con mắt người khác.

Xã hội rất thực tế, thông thường người nghèo rất thích nói chuyện tình cảm, nghĩa khí, còn người giàu thì coi trọng lợi ích, lựa chọn lấy hay bỏ. Do đó khi người giàu và người nghèo ở cùng một chỗ với nhau thì hay xảy ra tình huống ông nói gà bà nói vịt. Người nghèo có thể nghĩ người giàu thiếu tình người, không coi trọng tình cảm. Người giàu thì cảm thấy người nghèo nói chuyện trời ơi đất hỡi, không thiết thực.

Có một quyển sách bán rất chạy là Bí Mật Tư Duy Triệu Phú (Secrets of the Millionaire Mind), sau khi phát hành đã phổ biến toàn thế giới. Cuốn sách có lẽ cũng chưa phải toàn diện, nhưng lại khiến chúng ta phát hiện ra khác biệt giữa bản thân mình và người giàu. Xung quanh ta luôn có người động một chút là oán trách, ca cẩm nhân tình thế thái. Họ luôn sống không vui vẻ, có lẽ sống không vui vẻ mới nói thế. Đến ngày danh lợi đủ đầy, họ lại nhìn những người giống họ trước kia với con mắt khinh miệt.

Thế gian khó thoát khỏi chủ nghĩa công danh lợi lộc, hơn nữa xã hội hiện tại ai ai cũng bận rộn, bất kể là bận thật hay bận giả thì cũng rất ít người nguyện ý dừng bước, nhẫn nại lắng nghe tâm sự của chúng ta, cảm thông những đắng cay ngọt bùi, chuyện tương cà mắm muối của chúng ta.

Thế gian khó thoát khỏi chủ nghĩa công danh lợi lộc, hơn nữa xã hội hiện tại ai ai cũng bận rộn, bất kể là bận thật hay bận giả thì cũng rất ít người nguyện ý dừng bước, nhẫn nại lắng nghe tâm sự của chúng ta
Thế gian khó thoát khỏi công danh lợi lộc, xã hội hiện tại ai cũng bận rộn, dù bận thật hay bận giả thì cũng rất ít người nguyện ý dừng bước, nhẫn nại lắng nghe tâm sự của chúng ta... (Ảnh: Shutterstock)

"Lời khinh bạc thì chớ khuyên người, thân thấp kém thì chớ nói lý, cảnh khốn cùng thì chớ kết giao", nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm của cổ nhân.

Lời khinh bạc thì chớ khuyên người. Trọng lượng lời nói của người ta có liên quan chặt chẽ với địa vị, danh tiếng của người đó. Nếu không có địa vị hoặc danh tiếng nhất định thì dẫu nói ra đạo lý người ta cũng không nghe, huống hồ là khuyên người.

Tôi có một người thân, tính tình rất ôn hòa, nhưng anh có thói quen xấu là hay quản chuyện người khác. Ví dụ, hàng xóm cãi nhau, anh liền đến giảng hòa. Vợ chồng người ta cãi nhau, anh cũng nói lời phải trái. Thế là ai ai cũng ghét cái tính hay chọc mũi vào chuyện người khác của anh.

Một lần khi uống rượu tiệc cưới, anh cùng mấy người họ hàng làm ăn xa ngồi cùng bàn. Trong lúc rượu vào lời ra, người ta thấy anh đỏ mặt tía tai bỏ ra về. Sau này nghe nói tật cũ của anh tái phát, khi nghe người ta đang nói chuyện làm ăn rôm rả, anh chêm vào những lời bình luận. Không biết có câu nói nào đắc tội với người ta, khiến mọi người chê cười anh, chẳng coi anh ra gì: "Anh nghèo rớt mồng tơi, quanh quẩn xó nhà, biết gì mà chõ mõm vào!"

Quan hệ tương hỗ với người, cần nắm vững chừng mực, trước khi nói chuyện thì hãy xem xem người ta, ngẫm nghĩ bản thân, tìm ra khác biệt, nhận ra điểm chung, thì ắt nói chuyện sẽ tâm đầu ý hợp. Nếu trong mắt người ta, mình là người "lời nói khinh bạc, thân phận thấp kém, ở cảnh khốn cùng", thế thì nói chuyện phải thận trọng, nếu không, dẫu mình nói lời nào cũng là chân lý, là đạo lý đi chăng nữa thì người ta cũng coi như gió thoảng bên tai, chẳng lọt tai một lời nào, cuối cùng mình tự chuốc lấy kết quả thảm hại.

Hoàng Mai (biên dịch)
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Trí tuệ cổ nhân: Lời khinh bạc thì chớ khuyên người, thân thấp kém thì chớ nói lý, cảnh khốn cùng thì chớ kết giao