Trẻ tự tin hay tự ti, phụ thuộc vào 4 điểm này của cha mẹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một loại bạo lực sẽ không để lại sẹo cho trẻ, nhưng có thể để lại một bóng đen sâu thẳm trong trái tim, thậm chí hủy hoại cuộc đời của trẻ. Đó là bạo lực ngôn ngữ!

Tất cả chúng ta đều thích những trẻ tự tin cư xử tích cực và đón nhận mọi thứ một cách thoải mái dù ở trong bất kỳ môi trường nào.

Ngược lại, những trẻ tự ti thường bướng bỉnh cố chấp, né tránh và rút lui khi sự việc xảy ra, luôn cảm thấy bản thân không thể làm được.

Đằng sau sự tự tin hay tự ti của trẻ là không tách rời khỏi sự giáo dục của gia đình.

1. Để trẻ tự lập

Không biết các bố các mẹ có gặp phải trường hợp như vậy không? Trẻ đang dần trưởng thành nhưng luôn mong cha mẹ giúp đỡ giải quyết nhiều việc, thiếu ý thức tự giác, ỷ lại quá nhiều vào cha mẹ.

Ngay cả trong học tập và cuộc sống hàng ngày, khi gặp khó khăn liền không muốn cố gắng mà nảy sinh tâm lý rút lui, thể hiện tính cách nóng nảy và thiếu tự tin.

Giải pháp là cha mẹ hãy dám buông tay, tùy độ tuổi và khả năng cho phép trẻ có cơ hội tự lập, đối mặt với những khó khăn và học cách tự đánh giá, tự lựa chọn, tự giải quyết. Dĩ nhiên vẫn không thể thiếu bóng dáng âm thầm quan sát của cha mẹ.

Trong những kỳ nghỉ dài hạn, thường có những lớp kỹ năng sống hoặc học kỳ quân đội ngắn ngày, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia, tại đây, các bé sẽ được gặp gỡ những người bạn mới, trải nghiệm những kỹ năng chưa từng được học ở trường và lưu lại rất nhiều kỉ niệm.

Trẻ tự do trải nghiệm những kỹ năng chưa từng được học ở trường và lưu lại rất nhiều kỉ niệm. (Ảnh: pexels)

2. Khen thưởng trẻ

Theo quan điểm của một số bậc cha mẹ, con của người khác tốt hơn con của họ và nóng lòng muốn thay đổi con mình. Mục đích của việc nói này là để động viên con cái của họ và muốn chúng trở nên tốt như con của người khác. Nhưng kết quả thường ngược lại, chỉ khiến con cái trong gia đình mình mất tự tin hơn.

Mỗi đứa trẻ đều có những yếu tố di truyền, môi trường trưởng thành và trải nghiệm riêng biệt, từ đó hình thành nên những đặc điểm tính cách và hành vi riêng, những yếu tố này quyết định mỗi đứa trẻ là một cá thể ‘độc nhất vô nhị’.

Là một bậc cha mẹ hiểu chuyện, bạn nên giỏi trong việc phát hiện ra những điểm mạnh và lợi thế của con mình, cho trẻ biết rằng bạn nhìn thấy và đánh giá cao điều đó. Điều này rất cần thiết đối với con cái, bởi cha mẹ là người quan trọng nhất trong mắt trẻ, quan điểm và sự hiểu biết của cha mẹ có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức của trẻ, đồng thời cũng vun đắp cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Cho trẻ biết rằng bạn nhìn thấy và đánh giá cao ưu điểm của trẻ. (Ảnh: pexels)

3. Tôn trọng mong muốn của trẻ

Khi một đứa trẻ lớn lên, từ cuộc sống hàng ngày, cuộc sống học đường đến việc kết hôn và bắt đầu một gia đình, chắc chắn chúng sẽ phải đối mặt với nhiều lựa chọn không còn đơn giản nữa.

Tính tự chủ của một đứa trẻ thường được phản ánh trong sự lựa chọn, nhưng cha mẹ ngại giao cho con quyền lựa chọn vì sợ trẻ sẽ lựa chọn sai. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không bao giờ được trao quyền lựa chọn, nó sẽ không bao giờ học được cách lựa chọn và không bao giờ có quyền tự chủ.

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta nuôi dưỡng để trẻ tự lựa chọn. Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ khác với những gì bản thân mong đợi, chúng ta cũng không nên tác động đến trẻ theo ý mình. Bạn có làm được điều này chăng?

Có nhiều lựa chọn tuyệt vời khác nhau cho tương lai của trẻ, trẻ cũng có những điều bất ngờ của riêng mình, và con đường đời độc lập. Hãy để trẻ cảm thấy bạn coi trọng chúng, điều đó sẽ làm tăng sự tự tin vào bản thân.

Một đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí này sẽ luôn cảm nhận được tầm quan trọng và trách nhiệm của chính mình, đây là bước khởi đầu của sự tự tin.

Hãy để trẻ cảm thấy bạn coi trọng chúng, điều đó sẽ làm tăng sự tự tin vào bản thân. (Ảnh: pexels)

4. Nói chuyện với trẻ

Có một loại bạo lực sẽ không để lại sẹo cho trẻ, nhưng có thể để lại một bóng đen sâu thẳm trong trái tim, thậm chí hủy hoại cuộc đời của trẻ. Đó là bạo lực ngôn ngữ!

Mỗi câu nói tiêu cực của cha mẹ cũng đủ khiến trẻ nghi ngờ bản thân: “Bố mẹ đều cảm thấy mình không làm được”. Câu nói này khiến trẻ ngày càng tự ti, ngày càng ít gần gũi cha mẹ.

Chấp nhận sự không hoàn hảo của con cái là một khóa học bắt buộc đối với mọi bậc cha mẹ. Cha mẹ nên học cách nói tốt và kiểm soát cảm xúc của mình mọi lúc. La mắng không chỉ không hiệu quả trong việc giáo dục và thay đổi trẻ, mà còn có thể gây lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cho trẻ.

Nên nhẹ dàng và tử tế với mỗi đứa trẻ, để xây dựng và vun đắp cho tâm hồn chúng, việc đầu tiên cần làm là hãy gạt bỏ bạo lực ngôn ngữ sang một bên và nói chuyện dịu nhẹ với trẻ ngay từ bây giờ.

Chấp nhận sự không hoàn hảo của con cái là một khóa học bắt buộc đối với mọi bậc cha mẹ. (Ảnh: pexels)

Khi trẻ có cảm giác được ‘yêu thương vô điều kiện’ từ nhỏ, trái tim của trẻ mới ngày càng dũng cảm và mạnh mẽ hơn, bất kể gặp phải chuyện gì trong tương lai, trẻ đều có thể tự tin đối mặt.

Tâm hồn của mỗi người ẩn chứa trong một cơ thể tràn đầy năng lượng. Cha mẹ càng dịu dàng tích cực bao nhiêu, sẽ mang lại cho trẻ ảnh hưởng phù hợp vững chắc bấy nhiêu, và thế giới của trẻ cũng tự nhiên nở rộ như hoa cỏ mùa xuân vậy.

Cao Nguyên
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ tự tin hay tự ti, phụ thuộc vào 4 điểm này của cha mẹ