Trẻ thông minh hay không, do ai quyết định?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiễm sắc thể X chứa các gen IQ. Vì phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X và nam giới chỉ có một, nên các gen IQ của trẻ em có nhiều khả năng đến từ mẹ.

Ai cũng muốn con mình thông minh lanh lợi, nhưng thực tế chỉ số IQ còn chịu ảnh hưởng của gen và hơn nữa còn do gen của người mẹ quyết định. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá căng thẳng. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất của IQ, có lẽ nó chỉ chiếm 40-60%, còn lại là do các yếu tố môi trường.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiễm sắc thể X chứa các gen IQ. Vì phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X và nam giới chỉ có một, nên các gen IQ của trẻ em có nhiều khả năng đến từ mẹ.

Một số gen được xếp vào loại "gen điều kiện" (conditioned genes), chúng phải được thừa hưởng từ mẹ mới có thể hoạt động được. Nếu gen tương tự được thừa hưởng từ bố thì sẽ không hoạt động. Chỉ số IQ là một trong những gen phải đến từ mẹ mới hoạt động.

Thông qua các thí nghiệm với chuột, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng trong vỏ não, nơi chủ yếu điều khiển các chức năng nhận thức quan trọng như suy luận, suy nghĩ và ngôn ngữ, người ta cũng tìm thấy các tế bào của gen mẹ, nhưng không tìm thấy tế bào của gen cha. Các tế bào của gen bố hầu hết xuất hiện trong hệ não rìa (hệ limbic) liên quan đến thức ăn, sự mạnh mẽ...

Các nhà nghiên cứu cũng áp dụng những suy luận từ thí nghiệm trên chuột với con người, và sử dụng một cách tiếp cận nhân văn hơn để khám phá chỉ số IQ. Bắt đầu từ năm 1994, họ phỏng vấn 12.686 thanh niên từ 14 đến 22 tuổi và nhận thấy rằng chỉ số IQ thực sự bị ảnh hưởng bởi gen của người mẹ. Tất nhiên, trình độ học vấn, dinh dưỡng... cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Trong các bài kiểm tra IQ, trẻ em sống trong gia đình an toàn, có tình yêu thương và được nuôi dưỡng tốt thường đạt kết quả cao hơn trẻ em sống trong môi trường xung đột và suy dinh dưỡng.

Mối quan hệ thân thiết với mẹ giúp trẻ phát triển
Chỉ số IQ là một trong những gen phải đến từ mẹ mới hoạt động. (Ảnh: Pixabay)

Mối quan hệ thân thiết với mẹ giúp trẻ phát triển

Ngoài ảnh hưởng về mặt di truyền, người mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với trẻ. Một nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và con là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển não bộ. Các nhà nghiên cứu đã dành 7 năm quan sát và phát hiện ra rằng những đứa trẻ 13 tuổi được đáp ứng nhu cầu trí tuệ và hỗ trợ tinh thần của mẹ có Hải Mã Hồi (Hippocampus) lớn hơn 10% so với những trẻ cùng tuổi không có mẹ.

Hải Mã Hồi là một khu vực kiểm soát liên quan tới trí nhớ, học tập và phản ứng với áp lực. Mỗi ngày, con người tiếp nhận nhiều thông tin và tạo ra nhiều trải nghiệm mới. Chúng sẽ đi vào các khu vực khác nhau của vỏ não và sau đó tập trung vào vùng Hải Mã Hồi để hình thành trí nhớ ngắn hạn, sau khi được chọn lọc sẽ quay trở lại vỏ đại não và trở thành ký ức dài hạn. Báo cáo nghiên cứu của Đại học San Francisco, California cũng chỉ ra rằng con người vào khoảng 13 tuổi, vùng Hải Mã Hồi dường như sẽ ngừng tạo ra các tế bào thần kinh. Điều này càng cho thấy rõ ảnh hưởng của mẹ đối với trẻ lớn như thế nào.

Nếu mối quan hệ chặt chẽ với mẹ có thể làm cho trẻ cảm thấy an toàn, sẽ giúp chúng có đủ can đảm để khám phá thế giới và có sự tự tin để giải quyết vấn đề. Đặc biệt là những người mẹ có trách nhiệm và cẩn thận thường có xu hướng giúp trẻ phát huy tiềm năng. Người xưa nói "phúc đức tại mẫu" cũng chính là như vậy.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ thông minh hay không, do ai quyết định?