Trẻ không ngủ trưa trước tiểu học, có khoảng cách lớn về học lực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi nhập học, hầu hết giáo viên sẽ yêu cầu học sinh ngủ trưa, nhưng cũng có một số trẻ chưa hình thành thói quen ngủ trưa từ trước nên rất “phản kháng” yêu cầu ngủ trưa của giáo viên. 

Trên thực tế, cha mẹ cần rèn luyện cho con thói quen ngủ trưa trước khi nhập học, điều này không chỉ giúp trẻ thích nghi tốt hơn với nhịp sinh hoạt ở trường, mà còn có những lợi ích nhất định đối với kết quả học tập của trẻ.

Một loạt các thực nghiệm đã chứng minh rằng việc trẻ em ngủ trưa trước tuổi đi học có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập sau này của trẻ.

Trước đó, một số chuyên gia nghiên cứu nước ngoài đã chọn ngẫu nhiên một số trẻ mầm non, và chia trẻ thành hai nhóm: “nhóm ngủ trưa” và “nhóm không ngủ trưa” theo thói quen ngủ trưa của trẻ. Sau đó, các chuyên gia đã quan sát và ghi lại cuộc sống của những trẻ này trong một thời gian dài, cho đến khi chúng bước vào tiểu học.

Sau khi trẻ nhập học, qua phân tích so sánh kết quả học tập của trẻ, các chuyên gia có thể dễ dàng nhận thấy rằng những trẻ có thói quen ngủ trưa có nhiều lợi thế hơn, còn những trẻ nhất quyết không chịu ngủ trưa thì kết quả học tập của chúng không được lý tưởng.

Trẻ nhất quyết không chịu ngủ trưa thì kết quả học tập không được lý tưởng. (Ảnh: pexels)

Sau khi quan sát kỹ hơn, các chuyên gia nhận thấy rằng những trẻ không ngủ trưa có tình trạng khá tệ khi tham gia các giờ học vào buổi chiều, nhiều em còn lơ mơ, khó tập trung. Những trẻ chịu ngủ trưa vẫn có thể tập trung vào buổi chiều và hoạt động khá tích cực trong lớp.

Rõ ràng, việc trẻ có thói quen ngủ trưa trước khi nhập học sẽ tác động rõ rệt đến kết quả học tập sau khi nhập học. Trên thực tế, đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất nhanh chóng, lợi ích của việc ngủ trưa đối với chúng là không hề nhỏ.

Chuyên gia nhận thấy rằng những trẻ không ngủ trưa có tình trạng khá tệ khi tham gia các giờ học vào buổi chiều. (Ảnh: pexels)

Lợi ích của việc phát triển thói quen ngủ trưa là gì?

Học tập là hoạt động đòi hỏi trí não của trẻ rất lớn, nếu không được nghỉ ngơi hợp lý vào buổi trưa thì não bộ rất có thể rơi vào trạng thái khá mệt mỏi, điều này ảnh hưởng đến việc học của trẻ vào buổi chiều. Một giấc ngủ ngắn hợp lý có thể giúp trẻ duy trì hiệu quả học tập suốt cả ngày, điều này đương nhiên sẽ tốt cho hiệu suất của trẻ.

Ngủ trưa hợp lý cũng mang lại những lợi ích nhất định cho sự phát triển trí nhớ của trẻ. Đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn mầm non, trí nhớ đang trong tình trạng phát triển nhanh chóng, nếu trẻ có thể hình thành thói quen ngủ trưa vào thời điểm này, đương nhiên sẽ giúp cải thiện trí nhớ đáng kể.

Giấc ngủ ngắn hợp lý có thể giúp trẻ duy trì hiệu quả học tập suốt cả ngày. (Ảnh: pexels)

Ngoài ra, một giấc ngủ trưa hợp lý còn có thể giúp bảo vệ thị lực của trẻ, nếu trẻ mỏi mắt trong thời gian dài thì rất có thể trẻ đang bị suy giảm thị lực. Tuân thủ một giấc ngủ ngắn có thể giúp trẻ giảm bớt cường độ hoạt động của mắt, điều này đương nhiên hữu ích cho việc chăm sóc thị lực.

Một giấc ngủ ngắn còn có thể giúp điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Khi trẻ rơi vào trạng thái quá mệt mỏi, tâm tính sẽ trở nên cáu kỉnh, nếu trẻ được ngủ trưa hợp lý thì trạng thái cảm xúc tự nhiên cũng ổn định hơn, sẽ giúp trẻ tương tác tốt hơn với bạn bè và thầy cô.

Một giấc ngủ ngắn cũng có thể giúp điều chỉnh cảm xúc của trẻ. (Ảnh: pexels)

Trước khi nhập học, cha mẹ phải làm thế nào để rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ một cách đúng đắn?

Nửa tiếng sau khi ăn trưa, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ ngủ trưa đúng cách, lúc này thức ăn trong dạ dày của trẻ đã được tiêu hóa bước đầu, cảm giác no vừa phải sẽ khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Vì vậy, lúc này, nếu cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tạo môi trường thích hợp cho giấc ngủ trưa thì chắc chắn trẻ sẽ dễ dàng ngủ trưa hơn. Cha mẹ có thể kéo rèm để giảm độ sáng bên ngoài, tắt đèn trong nhà, trong môi trường thiếu sáng, trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn.

Cha mẹ nhớ kiểm soát thời gian ngủ trưa, nếu trẻ ngủ quá lâu rất có thể sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của buổi chiều, đồng thời cũng gây khó ngủ vào ban đêm. Nếu cha mẹ bỏ qua điều này thì theo thời gian rất có thể sẽ hình thành một vòng ‘tuần hoàn không tốt’.

Ngoài ra, cha mẹ nên cố gắng giữ thời gian ngủ trưa của trẻ từ 12:30 trưa đến 1 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của trẻ.

Mẹ ngủ trưa cùng con có thể giúp giảm cảm xúc đối kháng không thích ngủ trưa của trẻ. (Ảnh: pexels)

Nếu mẹ có nhiều thời gian, có thể cùng con ngủ trưa, ngay cả khi con chưa buồn ngủ trước đó, con sẽ có thể ngủ dưới sự tác động của mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn đầu rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ, mẹ có thể cố gắng cùng trẻ ngủ trưa, điều này giúp giảm cảm xúc đối kháng không thích ngủ trưa của trẻ.

Mặc dù hầu hết trẻ rất khó chịu ngủ buổi trưa vì ham chơi nhưng cha mẹ không thể chiều chuộng, nhất là khi nhận thấy con mình sẽ sinh hoạt uể oải vào buổi chiều, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ trưa càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, điều đáng nói là cũng có một số nhóm trẻ bẩm sinh năng động và có thể duy trì trạng thái tinh thần tốt hơn ngay cả khi chúng không chợp mắt vào buổi trưa. Vì vậy đối với những trẻ có tính cách và thể chất này, cha mẹ đừng quá miễn cưỡng, nếu không có thể làm rối loạn nhịp ngủ của trẻ.

Cao Nguyên
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ không ngủ trưa trước tiểu học, có khoảng cách lớn về học lực