Tránh‌ ‌sắc‌ ‌như‌ ‌tránh‌ ‌tên,‌ ‌người‌ ‌xưa‌ ‌tu‌ ‌thân‌ ‌dưỡng‌ ‌tính‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào?‌ ‌

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa, đặc biệt là những người đọc sách thường rất chú trọng phép tắc lễ nghĩa. Họ luôn luôn nhắc nhở bản thân tu tâm dưỡng tính, hơn nữa rèn mình rất nghiêm. Dưới đây là 10 ví dụ như vậy.

Tự hối cải khi xét xử sai án

Vào thời nhà Minh, Mẫn Đình Gia đảm nhận chức quan phán ở Thường Châu, chuyên cai quản các nhà tù của toàn phủ, và nổi tiếng với sự minh mẫn và kinh nghiệm.

Ông từng tâm sự: "Lần đầu tiên đến đây làm quan xét xử, tôi đã phán sai một vụ án, và đến giờ tôi vẫn hối hận, luôn luôn cảnh giác. Từ đó, tôi hy vọng sẽ không mắc sai lầm nữa".

(Theo "Quảng Dư Ký")

8 cây thông thẳng

Vào những năm Nguyên Phong thời Tống Thần Tông, Tống Sư Hồi giữ chức vụ tổng trấn quân ở Nam Khang. Ông có tính cách ngay thẳng, khi xây dựng đình viện, ông đã trồng 8 cây thông và đặt tên là "Khí tiết chính trực".

Ông nói: "Tôi nguyện đứng thẳng như những cây thông cao lớn này, duy trì khí phách của bản thân".
(Theo "Tính Phổ")

Giữ nguyên tắc làm quan của Dương Đỉnh

"Minh sử" có ghi chép: Dương Đỉnh, tự Tông Khí, là người thành phố Hàm Ninh, tỉnh Thiểm Tây.

Sau khi Dương Đỉnh được thăng làm Hộ bộ thị lang, sợ mình không đủ tài năng gánh vác nên đã viết "Mười điều suy nghĩ" ở một góc chỗ ông ngồi để tự nhắc nhở bản thân mình:

"Cân nhắc mức hình phạt cần khoan dung nhân từ, có kẻ xâm phạm cần nghĩ tới dung nhẫn, công việc cần nghĩ cố gắng làm trước tiên, khi lập công cần nghĩ tới nhường nhịn, khi ngồi cần nghĩ đến ngồi ở vị trí thấp hơn, khi đi cần nghĩ đến việc đi ở phía sau, có danh tiếng rồi cần nghĩ tới khiêm tốn, đối với vị trí quan chức cần nghĩ nó nhỏ bé, giữ tiết tháo cần nghĩ tới có thủy có chung, nghỉ hưu cần đề xuất sớm".

(Theo "Kiến văn lục")

Mỗi ngày quăng đậu để tự xem xét

Trong căn phòng của Khánh Tĩnh Công Triệu Khái ở, có ba món đồ dùng nhất định phải có: một lọ để đựng đậu nành, một để đựng đậu đen, và một để trống. Ông thường ném một vài hạt đậu vào lọ trống.

Người thân, bạn bè hỏi ông: "Tại sao lại làm như thế?.

Ông nói:“Ngày thường, hễ có suy nghĩ tốt là tôi ném một hạt đậu tương vào, khi có suy nghĩ xấu, tôi ném một hạt đậu đen để tự răn mình. Lúc đầu, đậu đen nhiều hơn đậu tương, sau này đậu tương nhiều hơn đậu đen. Gần đây các suy nghĩ xấu/tốt, thiện/ác biến mất nên tôi không còn ném hạt đậu nữa”.

"Tống sử" ghi chép: Triệu Khái, tự là Thư Bình, quê ở Ngu Thành, Nam Kinh. Ông thường xuyên tu dưỡng tâm tính và rất nghiêm khắc với bản thân, ngày nào ông cũng ném đậu để ngẫm lại mình.

(Theo Khước Tảo Biên")

Bốn vị thuốc hay

Tô Đông Pha nghe nói có một đơn thuốc tốt trong “Chiến quốc sách" rất hiệu nghiệm, đơn thuốc này có bốn vị:

Một là coi vô sự là cao quý.

Thứ hai đi ngủ sớm là phú.

Thứ ba đi chậm rãi như ngồi xe.

Thứ tư là coi việc ăn muộn (chịu đói) như ăn thịt.

(Theo "Đông Pha đề tựa")

Chân dung Tô Đông Pha. (Ảnh: Wikipedia)

Phép tắc giữ mình, cẩn thận biết dừng

Ông Thiệu Đồng Nguyên từng viết bốn chữ "nhẫn, mặc, thứ và thoái" (có nghĩa là nhẫn nhịn, im lặng, tha thứ và thoái lui) rồi dán chúng lên bàn.

Để bảo vệ mình, nên nói cẩn thận chính là phép tắc làm người. Biết dừng chân mới là đàn ông.

Bốn chữ nhẫn, mặc, thứ và thoái, ẩn chứa những nội hàm sâu sắc, cũng là nguyên tắc sống.

(Theo "Xuyết Canh lục")

Ngày thường ở nhà, phẩm hạnh cao quý

Chu Nhiên, tự Nghĩa Phong, người Đan Dương, Cố Chương. Ông cao chưa đến bảy thước (khoảng 1.6m), nhưng có thái độ quang minh chính đại. Thường ngày ở nhà cũng cư xử cao thượng.

Chỉ có các loại binh khí được trang trí bằng hoa văn và màu sắc, còn lại các vật dụng rất mộc mạc. Mỗi ngày đều rất chú ý, cẩn thận.

Nhưng trên chiến trường, thường đối mặt với nguy hiểm, can đảm bình tĩnh, chống lại kẻ thù và bảo vệ nhân dân. Người khác không sánh kịp.

(Theo "Ngô Chí - Chu Nhiên truyện")

Noi gương những người đức hạnh thanh cao

Trữ Quán, tự Tĩnh Phu, người ở Thái Châu. Ông có tính cách chính trực, chí công vô tư, có đức hạnh.

Ông giỏi thơ văn, nên được tiến cử vào nhóm những người danh tiếng. Tuy nhiên, nếu không phải là người lương thiện, ông sẽ tránh xa.

Tiến sĩ Cố Lân từng đến bày tỏ sự kính trọng với Thượng thư Thiệu Bảo, Thiệu Bảo nói với ông: "Nếu muốn có tín ngưỡng đạo đức của riêng mình, nên đi bái yết và noi gương Trữ Quán".

(Theo "Minh sử" - Tiểu sử của Trữ Quán")

Chạy trốn khỏi mỹ nhân bên cạnh

Tướng quân Phiên Trấn cảm thấy Vương Tiến Đức là người chính trực, thanh cao khác với mình, muốn khảo nghiệm hành vi của Vương.

Vì vậy, Phiên Trấn đã gọi Vương tới uống rượu, nhưng sau trướng vách của căn phòng bên cạnh, đã sắp đặt trước một mỹ nữ. Khi men rượu đã say, Phiên Trấn ​​dẫn Vương Tiến Đức sang gian cạnh và khóa cửa từ bên ngoài.

Sau khi Vương Tiến Đức vào căn phòng, thấy mỹ nữ, kinh hãi, hét to lên, không mở được cửa, liền dùng sức phá vỡ cửa, chạy vào chuồng ngựa rồi vội vàng cưỡi và chạy trốn.

Vương Tiến Đức là một thư sinh Thái học trong triều đại Hồng Vũ của Hoàng đế Minh Thái Tổ, và sau đó là đảm nhiệm chức Ngự sử giám sát và rất thành công.

(Theo "Kiến văn lục")

Viết "quả cảm" làm tên thư phòng để tự khích lệ bản thân

Lý Phương Tử, tự Công Hối, người Thiệu Vũ. Lần đầu tiên ông đến gặp Chu Hi, và Chu Hi đã nói với ông:

"Ta thấy ngươi là người trung hậu, tất nhiên là người có thể mắc ít lỗi hơn. Tuy nhiên, khoan dung cần phải có quy tắc, đối với cái ác, nịnh cần có quả cảm, hòa hoãn nhân đức".

Lý Phương Tử cảm thấy như được chỉ ra đúng khuyết điểm của mình. Sau khi trở về, ông đã dùng từ "quả cảm" làm tên thư phòng để khích lệ bản thân.

(Theo "Tống sử - Tiểu sử Lý Phương Tử")

Minh An

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tránh‌ ‌sắc‌ ‌như‌ ‌tránh‌ ‌tên,‌ ‌người‌ ‌xưa‌ ‌tu‌ ‌thân‌ ‌dưỡng‌ ‌tính‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào?‌ ‌