Trăng máu là điềm báo gì, Kinh Thánh tiên tri thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Máu" khiến hầu hết mọi người liên tưởng đến các thảm họa, từ góc độ lịch sử, "trăng máu" thường là sẽ liên quan một chuỗi các tai họa, thậm chí là thảm họa thay triều đổi đại. Hãy cùng điểm qua một vài thảm họa liên quan tới trăng máu.

Bề mặt của mặt trăng xuất hiện màu đỏ sẫm hoặc màu đồng, được gọi là "trăng máu". "Trăng máu" là hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, "trăng máu" cũng có thể xuất hiện vào thời điểm khác. Tại sao sau khi trăng máu xuất hiện thường sẽ có nhiều tai họa, hay thậm chí là xảy ra thảm họa thay triều đổi đại? Trong sử sách cổ đại, trăng máu được coi là hiện tượng rối loạn mặt trăng, và đã lưu lại nhiều ghi chép lịch sử. Kinh Thánh Khải huyền của phương Tây cho rằng trăng máu là điềm báo trước cho một sự việc trọng đại của thời mạt thế, và nó có liên quan tới mọi người. Vậy đó là sự kiện trọng đại nào?

Những thảm họa liên quan đến "Mặt trăng máu" bao gồm:

Đại dịch lây lan

Vào ngày 16/5/2003 xuất hiện nguyệt thực toàn phần, khi "trăng máu" xuất hiện ở Trung Quốc thì dịch bệnh SARS cũng bùng phát ở Quảng Đông. Tâm điểm ban đầu của dịch là thành phố Thuận Đức, tỉnh Quảng ĐôngĐến tháng 9 năm 2003, dịch đã lan ra 29 quốc gia và khu vực.

Vào ngày 26/5 năm nay, khu vực quanh Thái Bình Dương có nguyệt thực toàn phần. Đây là lần đầu tiên hiện tượng trăng máu xuất hiện kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu, và nó là "siêu trăng máu". Liệu nó có phải điềm báo trước xu hướng gia tăng của dịch bệnh không?

Trong “Đại chính tân tu đại tạng kinh” cho rằng, nguyệt thực cũng có thể liên quan tới dịch bệnh lây lan: “Nếu ở các nước xuất hiện nhật thực nguyệt thực… có thể có dịch bệnh lây lan rộng, quỷ thần bạo loạn, ngoại binh đạo tặc xâm lược đất nước”.

Hiện nay, virus viêm phổi Vũ Hán tăng thêm biến chủng đột biến và tỷ lệ tử vong cao hơn. Chúng ta càng phải thận trọng đối mặt với nó, không được lơ là.

Tình hình dịch Covid-19 ở Ấn Độ
Những người tử vong do dịch Covid-19 ở Ấn Độ đang chờ được hoả thiêu tại thủ đô New Delhi, ngày 30/4. (Ảnh: Getty Images)

Dấu hiệu của loạn thế: Loạn thay triều đại, Thần Châu thất thủ

Trong suốt 2 năm từ 1949 đến 1950, cứ 6 tháng lại xảy ra nguyệt thực toàn phần, đó là lần “trăng máu thứ 4 liên tiếp” hiếm gặp trong 500 năm qua. Mặt trăng máu xuất hiện vào ngày 6 tháng 10 năm 1949. Vào thời điểm này, xã hội Trung Quốc cũng có những thay đổi đáng kể, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được Liên Xô nuôi dưỡng, đã đánh cắp Trung Quốc và tắm máu Thần Châu. Kể từ đó, Trung Quốc đã trải qua những chuyển biến long trời lở đất. Người Trung Quốc đã đánh mất văn hóa Thần truyền, sinh mệnh chịu sự giày xéo của vô Thần luận tới tận ngày nay.

Cuộc nổi dậy Canh Tý: Khởi đầu quá trình triều Thanh diệt vong

Một năm trước cuộc nổi dậy Canh Tý, mặt trăng máu xuất hiện vào ngày 23/6/1899.

Vào tháng 7, tuần phủ của Sơn Đông Dục Hiền ủng hộ Nghĩa Hòa Quyền (tức Nghĩa Hòa Đoàn) thù hận nước ngoài, bài xích những thứ của nước ngoài, đưa Nghĩa Hòa Đoàn nhập vào tổ chức dân đoàn vũ trang của ông ta. Từ đó Nghĩa Hòa Đoàn ở Sơn Đông chính thức công khai mở rộng và cuối cùng đã dẫn đến cuộc nổi dậy Canh Tý

Ngày 15/5/1900 (ngày 17/4 Âm lịch), Nghĩa Hòa Đoàn tấn công và đánh chiếm khu tô giới Thiên Tân, đốt nhà thờ và giết chết binh lính nước ngoài. Bầu trời đêm hôm đó đã xuất hiện cảnh tượng trăng máu. Bài thơ "Canh Tý tiền ký sự" của tiến sĩ Hoàng Tăng Nguyên thời nhà Thanh (sinh năm 1858), một học giả thời nhà Thanh, đã ghi lại: "Bầu không trăng máu không ánh sáng, chỉ rõ Thần đăng (* Nhân vật đứng đầu Nghĩa Hòa Quyền tên là Chu Hồng Đăng) loạn Bắc phương".

Học giả Đới Ngu Am thời nhà Thanh (1887-1945, danh là Thiếc Canh) đã nhìn thấy mặt trăng đêm đó "lớn gấp mười lần bình thường, và màu của nó lúc đầu là màu vàng cam, sau đó là màu đỏ của máu". Ngày hôm đó không phải là ngày xảy ra nguyệt thực toàn phần mà lại có hiện tượng trăng máu. Ngày này là một bước ngoặt quyết định đối với sự bại vong của triều Thanh.

Những hành động thù hận và bài xích nước ngoài của Nghĩa Hòa Đoàn đã khiến lực lượng liên quân tám nước xâm lược Trung Quốc, và đánh vào thành phố Bắc Kinh ngày 14/8. Cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn đã châm ngòi cho sự sụp đổ của nhà Thanh, nhà Thanh bị đánh bại và chịu quốc nhục, cuối cùng đi đến diệt vong.

Binh biến và triều Nam Tề diệt vong

Năm Vĩnh Đài thứ nhất (năm 498) là năm cuối cùng Nam Tề Minh Đế tại vị, và mặt trăng máu xuất hiện vào tháng 4 năm đó. Ba ngày sau, Đại Tư Mã Vương Kính dấy binh tạo phản. Năm tháng sau, Tề Minh Đế chết.

“Nam Tề Thư - Sử ký thứ 4 · Thiên văn" ghi lại: "Năm Vĩnh Đài thứ nhất, tháng 4 năm Quý Hợi, nguyệt thực, màu đỏ như máu. Ngày thứ ba, Đại Tư Mã Vương Kính dấy binh".

Một năm sau, mặt trăng máu xuất hiện vào tháng 8 năm Vĩnh Nguyên thứ nhất đời Đông Hôn Hầu triều Nam Tề, Thủy An Vương Tiêu Diêu Quang dấy binh bị giết. Tuy nhiên, hai năm sau (năm 502), Đông Hôn Hầu cũng bị giết trong một cuộc binh biến khác, và lịch sử của Nam Tề cũng đi đến hồi kết.

Siêu trăng máu. (Hình ảnh ROBERTO SCHMIDT / AFP / Getty)

Quan điểm sử sách

Trong sử sách Trung Quốc, "trăng máu" được liệt vào loại "trăng biến đổi", trăng biến đổi màu sắc sẽ có tai họa. Khi trăng chuyển sang màu đỏ là dấu hiệu của chiến tranh, binh biến, bên dưới nổi dậy, và thảm họa nạn đói, hạn hán.

Đại sư Kinh Phòng của Tây Hán (năm 77 TCN -37 TCN) đã từng nói trong "Chu Dịch Yêu Chiêm" rằng: "Mặt trăng đổi màu... màu đỏ là chiến tranh và binh biến", "khí đỏ che mặt trăng, đại hạn, người dân ngàn dặm đói".

Vào thời nhà Đường, trong “Nguyệt Chiêm” của “Ất Tỵ Chiêm” cũng nói rằng trăng biến đổi màu sẽ có tai ương, khi nó đỏ là dấu hiệu của dấy binh chiến tranh. So sánh với những sự kiện của thời loạn thế mạt đại nói trên, ta có thể kiểm chứng được điều đó.

Thờ Trời bất cẩn, nhật nguyệt đỏ

Trong “Hậu Hán Thư - Ngũ hành lục” đã chỉ ra rằng “sự thiên bất cẩn, tắc nhật nguyệt xích” (Thờ Trời không cung kính, cẩn trọng, thì mặt trời, mặt trăng đỏ). Chính là nói khi nhân gian bất kính với Thần, làm người vi phạm Thiên Đạo, cũng sẽ xuất hiện nhật thực, nguyệt thực, xảy ra dị tượng mặt trăng, mặt trời biến thành màu đỏ. Thời cổ đại, thảm họa kinh thiên động địa vào thời tàn của triều đại Đông Hán cũng rất nổi tiếng trong lịch sử, sau đây xin được điểm qua.

Máu Mặt Trăng, Mặt Trăng, Nguyệt Thực, Ánh Trăng
Trăng máu (Ảnh: Pixabay)

Đông Hán mạt thế

Sau khi Linh Đế nhà Đông Hán lên ngôi, thiên tai liên tiếp xảy ra: nguyệt thực, động đất xảy ra thường xuyên, dịch bệnh hoành hành, bên cạnh đó mưa gió thất thường, gió mạnh bẻ gãy cây, sông Hoàng Hà và Lạc Thủy thai nghén nền văn minh Trung Hoa, bị ngập lụt trong nước, và tai họa bất thường xảy ra khắp nơi.

Linh Đế hạ chiếu hỏi các đại thần chuyện xảy ra là sao và cách giải quyết thế nào. Thái Ung trả lời: "Thần nghe nói khi dương khí, chính khí yếu sẽ xảy ra động đất, nếu âm khí thịnh hơn dương khí sẽ xảy ra nguyệt thực, ban ân thiên vị sẽ nổi lên gió loạn, hình dạng cử chỉ không đoan chính sẽ xảy ra mưa lớn, mù quáng nhìn không rõ chân tướng thì bệnh tật sẽ lây lan, bất kính với trời bất kính Thần linh sẽ xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán”.

Ông thành khẩn khuyên nhủ Linh Đế, chấn chỉnh trên dưới, sửa Thánh cung, ức chế âm, trợ giúp dương, thi hành chính nghĩa, vị công bỏ tư mới có thể được cứu. Thế nhưng người nghe đều chỉ coi thường. (Thái Trung lang tập - quyển 7)

Đối chiếu với ngày nay

Các thế hệ sau này biết rằng những dị tượng nói trên là dấu hiệu ông Trời cảnh báo về thời kỳ mạt thế. Chúng ta so sánh nó với xã hội ngày nay, giữa chúng có sự tương đồng thật đáng kinh ngạc, và những loạn tượng ngày nay còn tồi tệ hơn bao giờ hết khiến người ta phải rùng mình run sợ.

Từ năm 2020 đến nay, bệnh dịch từ Trung Quốc lây lan ra thế giới, và ở Trung Quốc đại lục, ngoài bệnh dịch, động đất thường xuyên, mưa gió thất thường, xuất hiện đủ loại dị tượng. Năm ngoái, cả Trung Quốc nước dâng cao kỷ lục, và đập sông Trường Giang đã biến đổi hình dạng. Bên cạnh đó còn có dịch châu chấu, dịch hạch và các bệnh dịch khác, mưa đá, tuyết tháng sáu, nhiều ngày có tiếng động lạ, gió mạnh và các hiện tượng bất thường khác.

Vào ngày 14/5 năm nay, một cơn lốc xoáy cấp 9 đã bùng phát tại quận Thái Điền của thành phố Vũ Hán. Gió thổi mạnh đã làm gãy cây và gây chết người. Gần đây, tòa nhà mang tính biểu tượng của Thâm Quyến, Tòa nhà Saige, bất ngờ rung lắc trong ba ngày liên tiếp mà không rõ nguyên nhân. Đây có phải là một sự “trùng hợp ngẫu nhiên” đáng ngạc nhiên với thời kỳ cuối của nhà Đông Hán?!

Với hiện tượng “siêu trăng máu” xuất hiện vào ngày 26/5, làm sao chúng ta có thể mang tâm thái ngắm “kỳ quan” cho được! “Sự thiên bất cẩn, tắc nhật nguyệt xích”. Kinh nghiệm và trí tuệ của người xưa đúc kết khiến chúng ta phải suy nghĩ và cảnh giác. Trong trận đại dịch bệnh này, liệu chúng ta có thể thực sự tìm cách thoát khỏi bệnh dịch và bình an không?

Máu Mặt Trăng, Mặt Trăng, Đêm, Trăng Tròn, Ánh Trăng
Ảnh: Pixabay

Tiên tri về trăng máu trong Kinh thánh

“Kinh Thánh - Khải Huyền” đề cập đến "Mặt Trăng Máu" (chương 6: mục 12): "Khi tôi nhìn thấy khải lục ấn, trái đất rung chuyển, mặt trời chuyển sang màu đen như vải bông, và mặt trăng tròn trở thành màu đỏ như máu".

Đây là vị Thần ngồi trên ngai vàng "Ngày chúng Thần thịnh nộ đã đến". “Đã đến lúc phải thẩm phán kẻ chết”, “Đã đến lúc những ai kính trọng danh Ngài, dù lớn hay nhỏ, đều được ban thưởng” (11:18).

“Kinh thánh. "Khải huyền" coi "Mặt trăng máu" là một trong những điềm báo về Ngày đại thẩm phán cuối cùng của Ngày tận thế. Trong đại thẩm phán của ngày tận thế, tất cả mọi người, dù là người sống hay người chết đều phải chịu trách nhiệm về những việc làm trong quá khứ của mình: ác phải chịu báo, thiện được ban thưởng. Tất cả sinh mệnh đều sẽ được xác định vị trí cuối cùng.

Xã hội nhân loại liệu sẽ có ngày tận thế? Nhiều người có những ý kiến ​​khác nhau, và một số người cho rằng thuyết ngày tận thế là "mê tín". Tuy nhiên, nhìn vào thực tế "ngày tận thế" từ những di tích của các nền văn minh tiền sử được tìm thấy trên trái đất và các nền văn minh nhân loại thuộc các thời kỳ khác nhau được tìm thấy dưới lòng đại dương, chúng ta không thể phủ nhận rằng nền văn minh nhân loại đã trải qua nhiều chu kỳ và quá trình thành trụ hoại diệt cũng giống như thủy triều lên xuống, liên tục dâng lên rồi lại hạ xuống. Nếu xã hội loài người chưa từng trải qua “ngày tận thế”, thì không nên có nhiều lỗi địa chất của các nền văn minh. Vả lại, trước khi có trái đất, loài người ở đâu?

Lời tiên tri về thẩm phán vào ngày tận thế đã cảnh báo mọi người: Tất cả sinh mệnh sẽ được “xác định vị trí cuối cùng! ” và “Trăng máu” thức tỉnh chúng ta: làm thế nào để lựa chọn hướng đi của sinh mệnh?

Tu đức để ứng hợp với Trời

Thiên tượng rõ ràng đã truyền lại, từ ngàn xưa đều như thế. Theo "Tân Đường Thư - Chí Hạ - Lịch tam hạ" ghi lại rằng trong suốt một năm, mặt trời và mặt trăng giao nhau mà xảy ra nhật nguyệt thực, thì đó là trạng thái bình thường của thiên Đạo. Trạng thái bình thường này cho thấy điềm báo về thảm họa. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ, "mặt trăng có thể thay đổi đường đi và tránh được" và “dù giao nhau mà không xảy ra nhật nguyệt thực” đều là thiện quả của “đức giáo” mang lại. Nghĩ ngược lại, vậy khi nhân tâm không còn chất phác, đạo đức thấp kém, hành vi bại hoại, thì sẽ như thế nào? Trời đất có thể không có phản ứng gì không?

Quay trở lại con đường của Thần đã chỉ, lấy sự tán thưởng của Thần làm quy pham, lấy đạo đức để noi theo mới là con đường tốt nhất để chúng ta tránh khỏi nguy hiểm.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trăng máu là điềm báo gì, Kinh Thánh tiên tri thế nào?