‘Tồn tại hay không tồn tại?’ - Câu hỏi lớn của nhân loại

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Tồn tại hay không tồn tại?” (To be or not to be?) - đây có lẽ là một trong những dòng nổi tiếng nhất văn học Anh, cũng được cho là một trong những điều bí ẩn nhất, khi hàng trăm năm qua nhân loại vẫn mãi đi tìm câu trả lời...

Cốt truyện Hamlet xoay quanh nhân vật trung tâm là Hamlet, hoàng tử nước Đan Mạch. Chàng gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: vua cha vừa qua đời được hai tháng thì mẹ chàng, hoàng hậu Gertrude tái giá lấy Claudius, chú ruột của chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình để chiếm đoạt ngai vàng và hoàng hậu, và đòi Hamlet phải trả thù. Hamlet từ đó lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm, chán ghét cuộc đời và mong muốn báo thù.

Trong cái bát nháo của một xã hội đầy rẫy "sự bẩn thỉu", và "phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện", sự giằng xé trong tâm hồn của Hamlet với trăn trở “tồn tại hay không tồn tại”, chính là những suy tư sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh. Bi kịch khiến Hamlet đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, oán hận; và "chịu đựng hay vùng lên chống lại", “sống hay không sống”, “báo thù hay không báo thù”, “buông xuôi hay đương đầu với một biển rắc rối”, “để cái Ác tấn công tâm hồn hay dũng cảm giữ lấy sự thiện lương”, đó đều là những câu hỏi “nhức nhối” của Hamlet, và của cả nhân loại.

Bi kịch khiến Hamlet đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, oán hận; và “báo thù hay không báo thù”, “để cái Ác tấn công tâm hồn hay dũng cảm giữ lấy sự thiện lương”,
Bi kịch khiến Hamlet đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, oán hận; và “báo thù hay không báo thù”, “để cái Ác tấn công tâm hồn hay dũng cảm giữ lấy sự thiện lương”... (Pixabay)

Những câu hỏi lớn về ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời được đặt ra. Vậy việc tiếp tục tồn tại với những nỗi đau có ý nghĩa gì? Phải sống như thế nào khi mà cuộc đời là “một biển trời rắc rối - những ná bắn và cung tên – và hàng ngàn những cú sốc”? Tại sao những người khốn khổ vẫn phải tiếp tục sống và đi tìm lẽ sống? Liệu cuộc sống có phải là một trận chiến mệt mỏi để chống lại cái ác xuất phát từ mọi hướng? Liệu có điều gì cao quý trong khi phải chịu đựng tất cả những điều khủng khiếp này?

Xã hội nhân loại ngày nay có thể coi là đã đạt đến “đỉnh cao về công nghệ và sáng tạo vật chất”, dù vậy đó cũng là thời đại của sự lo lắng. Khi vật chất không thiếu thốn, nhưng những giá trị đạo đức ngày càng suy đồi, và sâu thẳm trong tâm hồn con người là nỗi bất mãn, mơ hồ, bất an, trống rỗng. Những nỗi sợ hãi và sự “nhồi sọ văn hóa biến dị” như xã hội “khủng bố” trong 1984 dường như quanh quẩn đâu đây.

Tác giả Frahkry đã mô tả: “Đó là sự thiếu vắng hoàn toàn cảm nhận rằng bạn sẽ lại vui vẻ, đó là sự thiếu vắng hy vọng, cảm giác rất chết chóc. Đó là bản chất của quỷ”.

Câu hỏi nhức nhối “tồn tại hay không tồn tại?” đã và đang vang lên rất nhiều lần và ở nhiều nơi, qua những cuộc áp bức, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, nhân tính, văn hóa… Chủ đề “vượt thời gian này” có lẽ được nhìn thấy rõ ràng nhất trong tình hình bất ổn chính trị thời nay, liệu nhân loại đã tìm ra câu trả lời?

Câu hỏi nhức nhối “tồn tại hay không tồn tại?” đã và đang vang lên rất nhiều lần và ở nhiều nơi, qua những cuộc áp bức, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, nhân tính, văn hóa…
Câu hỏi nhức nhối “tồn tại hay không tồn tại?” đã và đang vang lên rất nhiều lần và ở nhiều nơi, qua những cuộc áp bức, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, nhân tính, văn hóa… (Pikrepo)

Đài Loan: ‘tồn tại hay không tồn tại?’

Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách gây áp lực về các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự… nhằm “thâu tóm” Đài Loan, và luôn coi Đài Loan là một "tỉnh nổi loạn" của mình, bỏ qua thực tế lịch sử rằng Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đã hoạt động như một thực thể chính trị độc lập trong bảy thập kỷ qua.

Trong bài phát biểu mừng chiến thắng tái tranh cử chức tổng thống của mình vào tối ngày 11/1/2020, Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên bố: “Đảng Dân Tiến thắng cũng là dân chủ. Quốc Dân Đảng thắng cũng là dân chủ. Thân Dân Đảng thắng cũng là dân chủ”.

Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý đồ vượt qua eo biển Đài Loan 180 km, thì họ sẽ không chỉ phải đối mặt với tên lửa đạn đạo, tàu ngầm và hệ thống phòng không phức tạp của Đài Loan, cùng sự hậu thuẫn quân sự mạnh mẽ cho quốc đảo này từ phía Hoa Kỳ; mà còn với tinh thần “không khuất phục” của những con người Đài Loan tự do và tôn trọng dân chủ.

Nếu ĐCSTQ có ý đồ vượt qua eo biển Đài Loan 180 km, thì họ sẽ không chỉ phải đối mặt với dàn tên lửa đạn đạo, cùng sự hậu thuẫn từ phía Hoa Kỳ; mà còn với tinh thần “không khuất phục” của người Đài Loan tự do và tôn trọng dân chủ. 
Nếu ĐCSTQ có ý đồ vượt qua eo biển Đài Loan 180 km, thì họ sẽ không chỉ phải đối mặt với dàn tên lửa đạn đạo, cùng sự hậu thuẫn từ phía Hoa Kỳ; mà còn với tinh thần “không khuất phục” của người Đài Loan tự do và tôn trọng dân chủ. (Getty)

Ông Michael Mazza thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nói: "Điều này đặt sự dối trá cho khái niệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng văn hóa Trung Quốc, nền văn minh Trung Quốc, không phù hợp với nền dân chủ. Đó là một ánh sáng tiềm năng tỏa sáng trên ngọn đồi cho những người ở Trung Quốc quan tâm đến một tương lai tự do hơn".

Đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi: “Đài Loan, tồn tại hay không tồn tại?”, khi tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh tuyên bố: "Chúng tôi là một quốc gia độc lập. Chúng tôi có một bản sắc riêng và chúng tôi là một quốc gia của riêng mình. Chúng tôi xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ Trung Quốc".

Lễ nhậm chức của Tổng thống Thái Anh Văn diễn ra chỉ 1 ngày trước khi Bắc Kinh khai mạc các hội nghị lãnh đạo của ĐCSTQ, còn gọi là kỳ họp của “Lưỡng Hội”. Trong khi bà Thái Văn Anh nhận được lời chúc mừng nồng nhiệt từ các nước đối với việc tái đắc cử của bà, kỳ họp của “Lưỡng Hội” mở màn bất ngờ với việc bầu trời Bắc Kinh chuyển sang màu đen kịt, ban ngày trở thành như đêm khuya. Ông Trần Bỉnh Trung (Chen Bingzhong), cựu quan chức y tế cấp cao ở Bắc Kinh và là cựu Viện trưởng Viện Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc cho rằng: “Đó cũng là lời cảnh báo từ ông Trời dành cho chính quyền”.

Hong Kong không bao giờ ‘lùi bước’

Anh tiếp quản Hong Kong vào năm 1842, sau khi đánh bại Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến Thứ Nhất. Vào năm 1982, Trung Quốc nhận lại Hong Kong từ Vương quốc Anh và đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một đất nước, hai hệ thống". ĐCSTQ cam kết rằng thành phố này sẽ được hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho đến 50 năm sau.

Tuy vậy, ĐCSTQ đã bao giờ thật sự giữ lời? Năm 2014, Bắc Kinh “manh nha” can thiệp vào nền dân chủ Hong Kong, khi nói rằng Trung Quốc sẽ cho phép Hong Kong bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu, nhưng chỉ từ danh sách ứng viên đã được chuẩn thuận trước. Năm 2019, Bắc Kinh áp đặt dự luật dẫn độ lên Hong Kong; đến năm 2020, Luật An ninh quốc gia được Bắc Kinh đưa ra, với mục tiêu hoàn toàn thâu tóm Hong Kong, phá vỡ “lời hứa” của mình.

Câu hỏi “Hong Kong, tồn tại hay không tồn tại?” một lần nữa được đặt ra, khi thế giới biết rằng ĐCSTQ sẽ không từ một thủ đoạn nào với tham vọng chính trị của mình. Đáp lại, người Hong Kong kiên quyết không lùi bước.

Vào ngày 4/6 hàng năm, hàng ngàn người Hong Kong tụ họp để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện “Lục Tứ”, bất chấp sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc.

Vào ngày 4/6 hàng năm, hàng ngàn người Hong Kong tụ họp để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện “Lục Tứ”, bất chấp sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc. 
Vào ngày 4/6 hàng năm, hàng ngàn người Hong Kong tụ họp để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện “Lục Tứ”, bất chấp sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc. (Getty)

Vào ngày 15/6 năm ngoái, Lương Lăng Kiệt (Liang Lingjie), một người dân Hong Kong, đã dùng cái chết để phản đối Dự luật dẫn độ của ĐCSTQ áp đặt lên Hong Hong. Ngày 16/6/2019, hơn 2 triệu người dân Hong Kong đã xuống đường diễu hành.

Trong nửa đầu năm 2020, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra khi chính quyền Trung Quốc gây sức ép nhằm áp đặt Luật An ninh quốc gia lên Hong Kong, và câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại?, tiếp tục hay không tiếp tục?” vẫn luôn là chủ đề hệ trọng đối với người Hong Kong.

Người Hong Kong sẽ tiếp tục biểu tình để thế giới biết rằng Bắc Kinh đã ban hành một luật lệ tà ác, đầu hàng không phải là một lựa chọn cho chúng tôi", nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong tuyên bố.

Nhà văn BaLan Henryk Sienkiewicz, người từng đoạt giải Nobel văn chương năm 1905 cũng đã đặt “câu hỏi lớn” cho nhân loại trong chính tựa đề cho tác phẩm văn học bất hủ “Quo Vadis?” (Đi về đâu?) của mình. Câu hỏi ấy được “đúc rút” từ một điển tích trong Kinh Thánh: Trong lúc hoảng loạn trốn chạy khỏi sự khủng bố đàn áp của chính quyền La Mã đối với những người theo Đạo Kitô, thánh Peter bỗng thấy Chúa Jesus hiện ra. Peter hỏi: “Con biết đi đâu bây giờ?”. Chúa phán rằng: “Hãy đi về phía có ánh sáng trên trời”.

“Người Hong Kong sẽ tiếp tục biểu tình để thế giới biết rằng Bắc Kinh đã ban hành một luật lệ tà ác, đầu hàng không phải là một lựa chọn cho chúng tôi",
“Người Hong Kong sẽ tiếp tục biểu tình để thế giới biết rằng Bắc Kinh đã ban hành một luật lệ tà ác, đầu hàng không phải là một lựa chọn cho chúng tôi". (Getty)

Vào ngày 16/6, cầu vồng đôi khổng lồ đã xuất hiện trên bầu trời Hong Kong. Trong văn hóa phương Đông, cầu vồng đôi tượng trưng cho cuộc cải cách quy mô lớn sắp xảy ra và cũng được coi là dấu hiệu của sự may mắn. Đó chính là: "Điềm lành, Trời phù hộ Hong Kong!".

Đạo sĩ Hong Kong "Hương Sơn Tịch Dương" cho biết cầu vồng là một sợi giây giao ước giữa Thần và con người, vậy nên cầu vồng đôi lại càng có ý nghĩa đối với người dân Hong Kong, đó thực sự là một sự khích lệ to lớn.

Trong văn hóa phương Đông, cầu vồng đôi tượng trưng cho cuộc cải cách quy mô lớn sắp xảy ra và cũng được coi là dấu hiệu của sự may mắn.
Trong văn hóa phương Đông, cầu vồng đôi tượng trưng cho cuộc cải cách quy mô lớn sắp xảy ra và cũng được coi là dấu hiệu của sự may mắn. (Getty)

Lối thoát nào dành cho những khu ‘tự trị’?

Khi Shakespeare viết Hamlet, nước Anh đã trải qua những cải cách tôn giáo, hầu hết người dân bị buộc phải chuyển đổi từ đạo Công giáo sang đạo Tin lành hoặc có nguy cơ bị xử tử. "Trở thành một người Công giáo hay không trở thành một người Công giáo?" trở thành câu hỏi “hóc búa” với câu trả lời mang tính “sống còn”.

Chúng ta được nuôi dưỡng để tin vào một đức tin, và rồi đột nhiên một ngày bạn được thông báo rằng nếu tiếp tục đức tin cao quý của mình, bạn có thể bị giết; và việc bị buộc phải thay đổi hệ thống niềm tin không chỉ gây ra sự hỗn loạn và bất an bên trong tâm hồn, mà còn có thể là mũi dao giết chết giá trị tinh thần của một con người.

Cố vấn Nhà trắng Navarro từng nhận xét trong cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China) của mình như sau: Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương – ba tỉnh được gọi đầy mỉa mai là 'tự trị’ của Trung Quốc, nhưng đây là một bức tranh rộng hơn về việc thanh lọc sắc tộc”.

Xâm chiếm và đàn áp Tây Tạng từ những năm 1950, chính quyền Trung Quốc vẫn không ngừng ra sức phá bỏ Phật giáo Tây Tạng, phá trừ các giá trị sắc tộc và xâm phạm nhân quyền của người dân Tây Tạng. Chính quyền Trung Quốc phá hoại 3.225 phòng xá ở Học viện Phật giáo Larung Gar, Tây Tạng. Các tăng ni bị cưỡng chế viết giấy “tự nguyện” rời bỏ tu luyện, phải cam kết “ủng hộ chính sách của chính phủ”, tham gia những khóa “cải tạo ái quốc”. Một video của tổ chức phi chính phủ Free Tibet cho thấy các ni cô bị buộc mặc quân phục trong khi hát những bài khẳng định Trung Quốc và Tây Tạng là “những người con của cùng một Mẹ Tổ quốc”.

“Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương – ba tỉnh được gọi đầy mỉa mai là 'tự trị’ của Trung Quốc, nhưng đây là một bức tranh rộng hơn về việc thanh lọc sắc tộc”. 
“Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương – ba tỉnh được gọi đầy mỉa mai là 'tự trị’ của Trung Quốc, nhưng đây là một bức tranh rộng hơn về việc thanh lọc sắc tộc”. (Getty)

Để đáp lại câu hỏi “tu Phật giáo Tây Tạng hay không tu Phật giáo Tây Tạng?”, chỉ trong vòng sáu năm từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 4 năm 2015 đã có 138 tu sĩ và thường dân Tây Tạng tự thiêu tại nhiều nơi để phản đối chính sách diệt Phật giáo Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc.

Tin tức về “một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các nhà tù của Trung Quốc ở Tân Cương” không còn là điều mới mẻ với cộng đồng thế giới. Người Duy Ngô Nhĩ thuộc một cộng đồng Hồi giáo có trụ sở tại Khu tự trị Tân Cương của vùng Tây Bắc, Trung Quốc. Tờ DW Investigates cho biết, lý do mà chính quyền Trung Quốc “vô cớ” đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là vì tôn giáo và văn hóa. ĐCSTQ sẽ tống những người Duy Ngô Nhĩ vào các "Trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp" để chống lại "những ý tưởng cực đoan" và cung cấp cho họ những "kỹ năng quý giá"; thực ra, đó là những trại "cải tạo" nhằm tra tấn, tẩy não, chuyển hóa đức tin, văn hóa, tín ngưỡng của những người này.

Các tài liệu chính thức của BBC Panorama cho thấy các tù nhân này bị nhốt, bị chuyển hóa và trừng phạt theo những hình thức “địa ngục trần gian”, và tin theo đạo Hồi hay không tin theo đạo Hồi? không còn là một câu hỏi đơn giản nữa, mà là sự lựa chọn giữa việc “bị tra tấn hay không bị tra tấn”, “được sống tiếp hay là đối mặt với cái chết”?

Trung Quốc: ‘Tồn tại hay không tồn tại?’

Ngày nay, có nhiều nhóm bị tước đoạt nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm các nhà hoạt động dân chủ, người Tây Tạng, Kitô hữu, cũng có các blogger, luật sư, doanh nhân, và gồm cả người dân Trung Quốc.

Ngày nay, có nhiều nhóm bị tước đoạt nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm các nhà hoạt động dân chủ, người Tây Tạng, Kitô hữu, cũng có các blogger, luật sư, doanh nhân, và gồm cả người dân Trung Quốc. 
Ngày nay, có nhiều nhóm bị tước đoạt nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm các nhà hoạt động dân chủ, người Tây Tạng, Kitô hữu, cũng có các blogger, luật sư, doanh nhân, và gồm cả người dân Trung Quốc. (Getty)

Theo một báo cáo của The Globe and Mail, tỉ lệ người cao tuổi ở Trung Quốc tự tử đang ở mức báo động. Nền kinh tế phát triển thần tốc của Trung Quốc đã gây ra những hệ luỵ đau buồn cho xã hội. Những người trẻ ở nông thôn đổ xô đến các thành phố, thế hệ những người già phải “vật lộn” với sự cô đơn, sức khỏe giảm sút và kinh tế khó khăn.

Tại một số vùng nông thôn nước này, gần ⅓ người già đã tự tìm đến cái chết. Trong hàng thập kỉ, việc bàn luận về những vụ tự tử ở Trung Quốc là một điều cấm kỵ, vì cái chết của dân chúng ám chỉ rằng chính quyền không có khả năng lo cho dân.

Giáo sư Jia Shuhua ở trường đại học Y tế Dalian cho rằng trong lòng người Trung Quốc trống rỗng đến lạ thường, đặc biệt là những người già, “trái tim họ không đủ đầy, trái tim họ vẫn rất nghèo nàn", bởi vì họ luôn cảm thấy cuộc đời này chẳng có nghĩa gì cả; họ lâm vào bước đường cùng, và tỉ lệ tự tử tăng cao…

Khi giáo sư Jia hỏi một phụ nữ Trung Quốc: “Bà có đức tin gì không?”

“Tôi không tin vào điều gì hết. Tôi nghĩ ông Trời không có mắt", cụ bà đáp lại.

Trong lòng người Trung Quốc trống rỗng đến lạ thường, đặc biệt là những người già, “trái tim họ không đủ đầy, trái tim họ vẫn rất nghèo nàn", bởi vì họ luôn cảm thấy cuộc đời này chẳng có nghĩa gì cả.
Trong lòng người Trung Quốc trống rỗng đến lạ thường, đặc biệt là những người già, “trái tim họ không đủ đầy, trái tim họ vẫn rất nghèo nàn", bởi vì họ luôn cảm thấy cuộc đời này chẳng có nghĩa gì cả. (Getty)

Trong khi với thế hệ trẻ, nhân cách của họ bị méo mó đến đáng thương. Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đã từng đăng một bài viết có tựa đề Tính cách đói khát của người Trung Quốc”. Bài viết chỉ ra cái gọi là “tính cách đói khát”, chủ yếu biểu hiện ở chỗ chỉ biết “chiếm hữu”, nếu như không thể chiếm hữu nhiều hơn một chút, thì sẽ cố sức phá hoại. Đối với cá thể mà nói đặc trưng tâm lý thể hiện ra rõ như sự nóng giận, tham lam, keo kiệt, hèn nhát, tàn bạo, v.v.

Tinh thần của người Trung Quốc đã bị dập tắt hoàn toàn. Bởi vì họ đã có quá nhiều câu trả lời đau đớn cho những câu hỏi về lẽ sống của đời người.

Với câu hỏi “muốn tự do, dân chủ hay không muốn tự do, dân chủ?”, họ có câu trả lời là sự kiện Lục Tứ với cuộc thảm sát Thiên An Môn đẫm máu khi ĐCSTQ dùng xe tăng đàn áp các sinh viên kiến nghị cho quyền dân chủ của Trung Quốc, ước tính cuộc thảm sát đã giết chết hơn 1.000 người.

Với câu hỏi “muốn nhân quyền hay không muốn nhân quyền?”, họ có câu trả lời là các luật sư lên tiếng vì nhân quyền như ông Wang Quanzhang - luật sư bảo vệ quyền lợi cho người nghèo và các học viên Pháp Luân Công, đã bị tống vào tù trong 4,5 năm; luật sư Yu Wensheng bị tuyên án 4 năm tù (sau 900 ngày tạm giam) vì “dám” đưa ra một số gợi ý về cải cách hệ thống chính trị Trung Quốc, chẳng hạn như việc tiến hành bầu cử lãnh đạo Trung Quốc một cách dân chủ.

Tinh thần của người Trung Quốc đã bị dập tắt hoàn toàn. Bởi vì họ đã có quá nhiều câu trả lời đau đớn cho những câu hỏi về lẽ sống của đời người.
Tinh thần của người Trung Quốc đã bị dập tắt hoàn toàn. Bởi vì họ đã có quá nhiều câu trả lời đau đớn cho những câu hỏi về lẽ sống của đời người. (Getty)

Với câu hỏi “muốn sự thật hay không muốn sự thật?”, họ có câu trả lời là các bác sĩ, nhà báo công dân lên tiếng cho tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán đều bị “bịt miệng” hoặc “biến mất bí ẩn”. Riêng bác sĩ Lý Văn Lượng - “người hùng” cảnh báo sớm về virus Corona Vũ Hán, đã bị cảnh sát triệu tập và bị buộc phải “im lặng”, sau đó anh đã qua đời vì bị nhiễm virus này, làm dấy lên làn sóng người dân Trung Quốc đòi quyền minh bạch thông tin và tự do ngôn luận.

Với câu hỏi “tin vào Chân Thiện Nhẫn hay không tin vào Chân Thiện Nhẫn? tu luyện Pháp Luân Công hay không tu luyện Pháp Luân Công?”, thì điều chờ đợi họ cho câu trả lời ”, có thể là những bản án tù vô lý, bị tra tấn, bức hại, thậm chí bị cướp mổ nội tạng... Hơn 21 năm qua, ĐCSTQ vẫn không ngừng đàn áp môn tu luyện ôn hòa theo nguyên lý đạo đức Chân Thiện Nhẫn này, với hơn 4.000 cái chết, và ít nhất 63.000 trường hợp bị tra tấn, ước tính con số người chết thực tế lên tới hàng chục nghìn người.

4 công an mặc thường phục đang bắt giữ một học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/12/2000, ở MaCau - Trung Quốc.
4 công an mặc thường phục bắt giữ một học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/12/2000, ở MaCau - Trung Quốc. (Getty)

Cốt truyện Hamlet dường như trở nên sống động một lần nữa: những tội ác được che đậy bằng những lời dối trá, những bí mật đen tối bị che giấu bởi một chính quyền tàn ác, và cả một quốc gia bị lừa dối!

Và những dòng “vượt thời gian” của Hamlet vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay:

"Tồn tại hay không tồn tại - đó là câu hỏi!
Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng,
Hay là cầm vũ khí vùng lên chống lại sóng gió của biển khổ muôn vàn
… để mà tiêu diệt chúng,
Thế nào mới là cao quý?"

Liệu người Trung Quốc, với 5.000 năm tinh hoa văn hóa, có bao giờ thật sự quên đi gốc rễ của dân tộc, và có bao giờ ngừng tự hỏi “Đâu là lẽ sống?” và “tồn tại hay không tồn tại?”

Toàn bộ thế giới không gì khác hơn một sân khấu, nơi tội ác xảy ra ở Trung Quốc, còn tất cả chúng ta đều là những nhân vật. Liệu chúng ta sẽ đóng vai trò gì, những nhân vật chính đứng lên nói rõ sự thật, yêu cầu công lý; những nhân chứng; những người giúp đỡ; hay là những nhân vật phản diện…?

Thật ra, cuộc sống không phải là sợ hãi điều tối tăm, mà là nhận thức được điều tối tăm và không lành mạnh, để rồi thay đổi chính mình. Chúng ta vẫn luôn có hy vọng, đó không phải là một trận chiến mệt mỏi để chống lại cái ác xuất phát từ mọi hướng, cũng không phải là cái nhìn đen tối không còn hy vọng cứu rỗi, mà những gì quý giá vẫn luôn tồn tại, trong chính câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại”, một câu hỏi tìm về bản ngã chân chính của con người, về những gì gọi là lẽ sống.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

‘Tồn tại hay không tồn tại?’ - Câu hỏi lớn của nhân loại