Tình yêu, tự do và sự quý giá của cuộc sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn giới thiệu tới đọc giả ba nữ nghệ sĩ vĩ đại trong lịch sử văn minh phương Tây. Ba nữ nghệ sĩ nổi bật của chúng ta là Judith Leyster, Angelica Kauffman và Elizabeth Jane Gardner Bouguereau. Sau phần giới thiệu ngắn gọn, chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của mỗi người.

Judith Leyster (1609–1660)

Chân dung tự họa, khoảng năm 1630 của Judith Leyster. Tranh sơn dầu trên vải. Quà tặng của ông bà Robert Woods Bliss. Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia.
Chân dung tự họa, khoảng năm 1630 của Judith Leyster. Tranh sơn dầu trên vải. Quà tặng của ông bà Robert Woods Bliss. Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia.

Họa sĩ Judith Leyster là nỗi đau của người Hà Lan vào thế kỷ 17. Cha cô đã đổi họ của gia đình mình thành Leyster, theo tên một nhà máy bia mà ông sở hữu. Đến năm 1628, khi Leyster 19 tuổi, cô đã được công nhận là một nghệ sĩ tích cực ở Haarlem bởi ngài Samuel Ampzing, Bộ trưởng và là nhà thơ người Hà Lan.

Bộ trưởng, nhà thơ Samuel Ampzing (Ảnh: Wikimedia)
Bộ trưởng, nhà thơ Samuel Ampzing (Ảnh: Wikimedia)

Vào năm 1633, ở tuổi 24, Leyster là người phụ nữ đầu tiên được ghi nhận là thành viên của Hiệp hội Haarlem của Saint Luke (tác phẩm có chữ ký đầu tiên của cô được biết đến là năm 1629). Vào thời điểm đó, cô cũng có ba học trò đang theo học vẽ với mình.

Hầu hết các bức tranh của cô là thể loại cảnh và tĩnh vật. Tuy nhiên, “Những giọt cuối cùng” [The Last Drop (The Gay Cavalier)] là một bức tranh Vanitas có chứa các vật lưu niệm điển hình. Tranh theo phong cách Vanitas là những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng nhằm nhắc nhở người xem về sự phù du của niềm vui cuộc sống, thông qua các vật lưu niệm, chẳng hạn như đầu lâu, khiến người xem nhớ rằng đằng sau sự phù phiếm là cái chết không tránh khỏi.

Bức tranh “Những giọt cuối cùng” mô tả cảnh hai thanh niên uống rượu. Người thanh niên bên phải cầm một tẩu thuốc trong tay phải và một chiếc bình lật úp bên trái, cho chúng ta thấy rằng không còn gì để uống. Anh ta say sưa cười trong khi dang tay ra để giữ thăng bằng.

“Những giọt cuối cùng” [The Last Drop (The Gay Cavalier)], khoảng năm 1639, của Judith Leyster. Tranh sơn dầu trên vải. Kích thước 35.10 inch x 28.95 inch. Bộ sưu tập của John G. Johnson, năm 1917. Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia.
“Những giọt cuối cùng” [The Last Drop (The Gay Cavalier)], khoảng năm 1639, của Judith Leyster. Tranh sơn dầu trên vải. Kích thước 35.10 inch x 28.95 inch. Bộ sưu tập của John G. Johnson, năm 1917. Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia.

Người thanh niên bên trái đang ngồi và đẩy đáy bình rượu lên trên, cố uống hết những giọt cuối cùng trong đó, nhanh chóng hòa nhịp với cơn say của bạn anh. Có một bộ xương đứng đằng sau họ, tay trái cầm một hộp sọ, ngọn nến, và một chiếc đồng hồ cát ở tay phải. Nó nghiêng người nhìn kỹ người thanh niên bên trái.

Bộ xương, có lẽ tượng trưng cho Thần Chết, nhằm nhắc nhở rằng thời gian của chúng ta ở thế gian là hữu hạn và không nên lãng phí để tiêu thụ những điều cho là thú vị trong cuộc sống. Cuộc sống thật đáng quý! Đến một lúc nào đó, ngọn nến sẽ tắt và chiếc đồng hồ cát sẽ trống rỗng, báo hiệu sự kết thúc và cái chết đang chực chờ ở đó.

Angelica Kauffman (1741–1807)

Họa sĩ Angelica Kauffman đã có một cơ hội hiếm có khi là một nữ nghệ sĩ trẻ đến từ Thụy Sĩ. Cha cô là một nhà vẽ bích họa, và cô đã đi cùng cha với tư cách là trợ lý của ông. Cô không chỉ học các nguyên tắc nghệ thuật từ cha mình, cô còn được lợi ích từ việc xem và sao chép các tác phẩm nghệ thuật cổ điển thời kỳ Phục hưng, đồng thời cô cũng được giới thiệu với các nhà lãnh đạo của phong trào Tân cổ điển trong chuyến hành trình của mình.

Khi còn là một thiếu niên, Kauffman đã hoàn thành những bức chân dung được ủy quyền. Ở tuổi 23, cô được bầu làm thành viên của Accademia di San Luca (Học viện mang tên Thánh Luke), một hiệp hội các nghệ sĩ ở Rome, những người luôn tìm cách nâng tầm tác phẩm của ‘các nghệ sĩ’ (gồm các họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư) vượt ra ngoài tầm vóc của những thợ thủ công đơn thuần.

Ngay sau đó, Kauffman chuyển đến London, nơi cô gặp và trở thành bạn thân của nghệ sĩ Joshua Reynolds. Khi Học viện Nghệ thuật Hoàng gia được thành lập vào năm 1768, Reynolds, với tư cách là Chủ tịch đầu tiên, đã mời hai phụ nữ trở thành thành viên sáng lập, một trong số đó là Kauffman, năm ấy cô chỉ mới 27 tuổi.

Học viện Nghệ thuật Hoàng gia sau này đã ủy quyền cho Kauffman vẽ bốn tác phẩm nghệ thuật như là những hình ảnh đại diện cho những lý thuyết mà Reynolds đã tán thành trong “Các bài giảng về nghệ thuật”. Bốn bức tranh ấy là: Phát minh, Bố cục, Thiết kế, và Màu sắc.

Bức ‘Màu sắc’ (1778-80) của Angelica Kauffman. Tranh sơn dầu trên vải. Kích thước 1260mm x 1485mm x 25mm. (Ảnh: Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London/John Hammond)
Bức ‘Màu sắc’ (1778-80) của Angelica Kauffman. Tranh sơn dầu trên vải. Kích thước 1260mm x 1485mm x 25mm. (Ảnh: Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London/John Hammond)

Bức “Màu sắc” mô tả một người phụ nữ lý tưởng hóa trong trang phục cổ điển với phần ngực trái để lộ. Cô ấy ngồi trên một tảng đá trong một cảnh quan thiên nhiên, tay trái của cô cầm cọ sơn và bảng màu. Cô ấy nhìn lên trời và tay phải vươn cây cọ vẽ lên cầu vồng phía trên, hội tụ và thu thập màu sắc của nó.

Thực tế là người phụ nữ vươn lên - vượt ra ngoài thế giới - để thu thập màu sắc, cho thấy rằng những gì thêm vào sức sống, cảm xúc và cuộc sống cho nghệ thuật là vượt trên tự nhiên, hoặc siêu nhiên (với tiền tố ý nghĩa siêu thường ở trên).

Việc để lộ ngực trái của cô gợi nhớ đến những bức tranh mô tả câu chuyện ngụ ngôn về lòng nhân ái: người phụ nữ đại diện cho người nuôi dưỡng sự sống và người cung cấp chất dinh dưỡng thông qua bộ ngực - trái tim của cô ấy. Vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật, khi được truyền cảm hứng từ những gì vượt ra ngoài tự nhiên, là một hành động của lòng nhân ái, duy trì đời sống văn hóa từ chính trái tim của mỗi người.

Elizabeth Jane Gardner Bouguereau (1837–1922)

Chân dung Hoa hậu Elizabeth Gardner của William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Bộ sưu tập của Fred và Sherry Ross tại Trung tâm đổi mới nghệ thuật.
Chân dung Hoa hậu Elizabeth Gardner của William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Bộ sưu tập của Fred và Sherry Ross tại Trung tâm đổi mới nghệ thuật.

Hoa hậu Elizabeth Jane Gardner Bouguereau (Gardner) sinh ra ở Hoa Kỳ, sau đó chuyển đến Pháp để học nghệ thuật với mục đích theo đuổi huy chương Salon. Gardner đã triển lãm 36 bức tranh trong khoảng thời gian 45 năm, nhiều hơn bất kỳ nữ nghệ sĩ nước ngoài nào khác ở Pháp, và là phụ nữ người Mỹ duy nhất nhận được huy chương Salon vào năm 1887.

Năm 1896, sau một thời gian dài đính hôn, Gardner kết hôn với một họa sĩ thành công người Pháp, William-Adolphe Bouguereau, người đã ủng hộ và khuyến khích bà vẽ các tác phẩm tượng hình hơn là những chủ đề truyền thống dành cho phụ nữ.

Bà Gardner là một người rất yêu chim, bà giữ một số con trong phòng tranh của mình và nuôi chúng bên ngoài cửa sổ. Trong bức “La Captive”, Gardner miêu tả một con chim bồ câu với hai người phụ nữ trong trang phục cổ điển, lấy bối cảnh là thiên nhiên.

Bức ‘Những người yêu thích chim bồ câu’ [La Captive (The Dove Fanciers)], khoảng năm 1883, vẽ bởi Elizabeth Jane Gardner Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải, kích thước 68 inch x 47 inch. Bộ sưu tập riêng, Trung tâm nghệ thuật đổi mới.
Bức ‘Những người yêu thích chim bồ câu’ [La Captive (The Dove Fanciers)], khoảng năm 1883, vẽ bởi Elizabeth Jane Gardner Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải, kích thước 68 inch x 47 inch. Bộ sưu tập riêng, Trung tâm nghệ thuật đổi mới.

Cô gái bên phải, mặc y phục màu xanh, đã mở chiếc lồng chim mà cô ấy đang đặt trên đùi. Cô ấy nhìn xuống chú chim bồ câu được giữ trong tay của cô gái mặc y phục màu hồng và trắng. Cô gái với y phục màu hồng và trắng quỳ gối, hai tay ôm chú chim bồ câu vào lòng và ngước mắt nhìn chăm chú vào cô gái áo xanh.

Chú chim bồ câu ấy, con vật bị giam cầm cuối cùng cũng được tự do, có thể tượng trưng cho sự tự do mà ngày càng nhiều phụ nữ mong muốn tìm thấy trong nghệ thuật và cuộc sống nói chung. Bên cạnh đó, chim bồ câu cũng đại diện cho những lý tưởng truyền thống về hòa bình, tình yêu và sự thuần khiết.

Cử chỉ của hai cô gái trong tranh cụ thể hóa các khía cạnh truyền thống của chim bồ câu: cô gái với y phục màu xanh trầm ngâm nhìn chú chim bồ câu, trong khi cô gái mặc y phục màu hồng tôn kính ngước nhìn cô gái y phục xanh ấy, gợi ý rằng chúng ta phải tìm kiếm sâu sắc những giá trị này trong tinh thần của mình và ‘giải phóng’ chúng (như hình ảnh chiếc lồng chim được mở ra và chú chim bồ câu đang dang cánh như sẵn sàng vút bay vậy), những ai nhận ra giá trị ấy bằng cách nhìn vào bên trong tâm hồn, đều đáng kính trọng và đáng được tôn thờ.

Nghệ thuật cũng như chiếc gương cho chúng ta tự soi chính mình. Nói chung, nghệ thuật định hình nền văn hóa và xác định những gì mọi người học để đánh giá, ý nghĩa và tầm quan trọng của điều này không thể bị phóng đại. Ba người phụ nữ vĩ đại đã đóng góp các tác phẩm nghệ thuật dựa trên các khái niệm và nguyên tắc, phải chăng họ mong muốn thế hệ chúng ta tiếp tục đánh giá cao tình yêu, tự do và sự quý giá của cuộc sống?!

Thiên Kim

Theo Eric Bess - The Epoch Times

Giới thiệu về tác giả: Eric Bess là một nghệ sĩ theo trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts - IDSVA)



BÀI CHỌN LỌC

Tình yêu, tự do và sự quý giá của cuộc sống