Tín ngưỡng và nghệ thuật Tây Vực và Trung Nguyên hòa trộn với nhau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không như thời kỳ loạn lạc ở vùng Trung Nguyên, Đôn Hoàng nằm ở biên giới, thời điểm này tương đối ổn định và yên bình, lại giống như một cõi Tịnh thổ Phật quốc. Nó không chỉ kéo dài tiếp tục phong trào toàn dân sùng Phật, mà còn bước vào một đỉnh cao khác như tạo tượng trong hang động.

Sau thời Bắc Lương, lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ phân tranh lớn, trong đó thời kỳ Nam Bắc đối đầu nhau. Vùng Trung Nguyên phương Bắc từ sau triều Ngụy Tấn, Thập Lục quốc, rồi lại trải qua 5 triều đại Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề và Bắc Chu. Thế cuộc rối ren, người dân lưu lạc, nhưng Phật Pháp truyền vào vùng đất người Hán đã đem lại sức mạnh của tín ngưỡng và chính niệm, nghệ thuật Phật giáo cũng theo đó đạt đến huy hoàng.

Trên các vách đá của núi Na Minh Sa, những hang động chi chít như những viên ngọc quý, cả về số lượng và quy mô, đã vượt quá xa trước kia. Bước vào trong động, sẽ thấy một bảo tháp nằm ở trung tâm giống như chùa, mái hang, những pho tượng thanh mảnh màu sắc sặc sỡ, tất cả những nguyên tố nghệ thuật kính lễ Phật Đà, vừa quen thuộc lại vừa có phong thái đặc sắc có một không hai.

Phong cách Lương Châu

Để hiểu nghệ thuật Đôn Hoàng thời kỳ Bắc triều, chúng ta cũng cần quay trở lại thời triều đại nhà Lương đóng đô ở Lương Châu, để chấn giữ và chế ngự vùng Tây Bắc. Các học giả đã tổng hợp các động núi Thiên Thê, chùa Tháp Vàng, động núi Văn Thù và các di tích khác, để tóm tắt các đặc điểm hang động Lương Châu - kiểu hang động Phật giáo sớm nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc:

  1. Các hang động hầu hết là có trụ tháp trung tâm hình vuông hoặc hình chữ nhật với những bức tượng lớn nằm ở trung tâm còn lại các tượng sẽ nằm ở ngách.
  2. Các tượng Phật chính gồm có Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, và các tượng Phật khác nhau. Các tượng có khuôn mặt tròn, mũi cao và mắt sâu, thân hình cường tráng, đường nét sinh động.
  3. Trên vách hang có vẽ tranh “Thiên Phật đồ”, bên dưới có chân dung những người đang cúng dường. Hoa văn viền có hai kiểu kim ngân hoán dụ liên tục. [1]
Mạc Cao Đôn Hoàng
Đây là bức tranh tường (một phần) âm nhạc của Thiên Cung trong Hang 288 của triều đại Tây Ngụy tại hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng. (Phạm vi công cộng)

Toà Hang cột tháp trung tâm có nguồn gốc từ "Hang Chi đề" ở Ấn Độ. “Chi đề” nghĩa là “tháp”, vốn là nơi để xá lợi Phật. Thời kỳ đầu Phật giáo không có tượng Phật, tháp Phật chính là tượng trưng Phật để người đời cúng bái. Truyền thống Phật giáo Ấn Độ là xây dựng một tháp trong hang động, các tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ đi vòng theo hướng bên phải xung quanh tháp để lễ bái. Hang động Chi đề cùng với Phật giáo du nhập vào vùng đất người Hán đã trở thành một hang động trụ tháp được bản địa hóa.

Các hang động bắt đầu được tạo dựng vào thời Bắc Lương, mang đặc điểm lớn của kiểu dáng Lương Châu, và ba hang động cùng thời kỳ Hang động Mạc Cao Đôn Hoàng không phải là mô hình Lương Châu. Ngược lại, vào thời Bắc Ngụy thời kỳ đầu Bắc triều, hang tháp trung tâm đã trở thành phong cách chủ đạo. Điều thú vị là truyền thừa giữa hai phong cách này không trải trực tiếp từ Lương Châu đến Đôn Hoàng, mà đi vòng quanh vùng Trung Nguyên rồi quay trở lại Đôn Hoàng.

Sau khi nhà Bắc Ngụy tiêu diệt nhà Bắc Lương, Thái Vũ Đế đã chuyển 30.000 hộ dân từ Lương Châu đến thủ đô Bình Thành vào năm Thái Nguyên thứ 5 (439). Trong số những người Lương Châu chuyển đến sinh sống có các nhà sư như Đàm Diệu và nhiều thợ thủ công khác thông thạo kỹ thuật tạo dựng hang. Vào năm Hòa Bình thứ nhất (năm 460), Văn Thành Đế đã ban hành một sắc lệnh và lệnh cho Đàm Diệu chủ trì việc tạo dựng các hang động đá Vân Cương. Đàm Diệu đã dẫn đầu đoàn nghệ nhân lành nghề ở Lương Châu mang mô hình về Trung Nguyên.

Năm Thái Hòa thứ 17 (năm 493), Hiếu Văn Đế dời đô từ Bình Thành đến Lạc Dương, đồng thời thực hiện cải cách nhằm thúc đẩy hội nhập quốc gia và giao lưu văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc. Năm sau, ông tiếp tục ra lệnh tạo dựng hang động Long Môn. Do đó, dựa trên mô hình Lương Châu, các hang động trong triều đại Bắc Ngụy tiếp tục hợp nhất với văn hóa Trung Nguyên, các nền văn hóa khác nhau đã xen kẽ lẫn nhau tạo ra rất nhiều kỳ tích hoành tráng.

Với thân phận tôn quý là một quan đứng đầu địa phương và là một thành viên của hoàng gia, Nguyên Vinh đã quan trị Đôn Hoàng được mười bảy năm, trải qua các triều đại Bắc Ngụy và Tây Ngụy, ông dốc sức thúc đẩy mạnh mẽ sự thịnh vượng của Phật giáo ở Đôn Hoàng.

Mạc Cao Đôn Hoàng
Đây là Hang động 432 của triều đại Tây Ngụy ở Mạc Cao, Đôn Hoàng, có một bức tượng Phật trong hốc ở mặt trước trong điện Phật ở cột tháp trung tâm. (Phạm vi công cộng)

Từ năm Nguyên Quang thứ 5 (524), hoàng đế Bắc Ngụy bắt đầu phái các gia tộc đến cai trị các châu địa phương để tiện cho việc cho việc cai quản. Đôn Hoàng từ trực thuộc Lương Châu đã trở thành Qua Châu. Đông Dương Vương Nguyên Vinh là thành viên trong gia đình hoàng gia đến định cư ở Đôn Hoàng với tư cách là Thứ sử Qua Châu. Khi lên đường, ngoài người nhà và gia nhân, ông còn mang theo một số lượng lớn thợ thủ công, họa sĩ, thợ điêu khắc và các thợ thủ công khác, đồng thời mang theo những kỹ năng tinh xảo tạo dựng hang và tâm huyết của các triều đại phương Bắc đến Đôn Hoàng.

Ông cũng như hầu hết các thành viên hoàng tộc triều đại Bắc Ngụy, là một Phật tử thành kính, sau khi đến Đôn Hoàng, ông bắt đầu phát triển Phật giáo: Một là biên soạn rộng rãi kinh Phật, không chỉ chép kinh, mà còn bỏ tiền ra mời người chép kinh, tổng cộng hàng trăm bộ. Thứ hai là chủ trì và tham gia tạo dựng Hang Mạc Cao. Là một thành viên hoàng gia, ông đã cai trị Đôn Hoàng được mười bảy năm, trải qua các triều đại Bắc Ngụy và Tây Ngụy, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thịnh vượng của Phật giáo ở Đôn Hoàng và tạo ra một đỉnh cao trong việc xây dựng các hang động Đôn Hoàng. Từ triều đại Bắc Ngụy đến Bắc Chu, hơn một chục trong số gần bốn mươi hang động hiện có ở Động Đôn Hoàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Nguyên Vinh.

Đây giống như một sự tái sinh của nghệ thuật hang động. Nó đi từ Ấn Độ và Tây Vực. Sau khi bén rễ ở đó, nó lan rộng về phía đông đến Bình Thành và Lạc Dương. Nó đã mang phong cách ngoại lai của Ấn Độ hoặc phương Tây đến Trung Quốc, dần dần hấp thụ tinh hoa văn hóa Hán địa, cũng như lặng lẽ thay đổi diện mạo. Hang động của các triều đại phương Bắc chỉ phản ánh quá trình bản địa hóa nghệ thuật hang động phương Tây ở vùng đất người Hán và sự hội nhập liên tục của các nền văn minh khác nhau.

Thưởng thức hang động

Trong thời kỳ này, Trung Quốc cổ đại ở trong tình trạng đối đầu Nam Bắc một thời gian dài, hình thành nên những đặc điểm văn hóa Nam Bắc khác nhau. Phật giáo cũng có những nét khác biệt ở phương Bắc và phương Nam. Phật giáo phương Nam đề cao chính nghĩa, được giới văn sĩ, sĩ phu đề cao chú trọng đàm luận. Phật giáo miền Bắc thể hiện sự tín ngưỡng của toàn dân từ hoàng đế đến dân thường, chú trọng tu trì và lễ bái, nên có câu “Nam nghĩa bắc thiền”.

Hành lang Tây Hà, được đại diện bởi Đôn Hoàng, đã từng là trung tâm Phật giáo miền Bắc, thịnh hành phong cách tu hành khổ hạnh. Các nhà sư, quý tộc và quan chức và người dân ở Đôn Hoàng rất coi trọng các bức tượng trong hang, và hình dáng nội dung của các bức tượng cũng như liên quan đến thiền định. Trong văn hóa Phật giáo, trước khi thiền định phải quán tưởng để làm sao nhìn thấy Đức Phật, vì vậy, các hang động thiền và tháp trung tâm lần lượt ra đời ở Đôn Hoàng. Trong số đó, toà tháp trung tâm là kiểu kiến ​​trúc phổ biến nhất ở các triều đại phương Bắc, chiếm khoảng một nửa.

Về chủ đề của các pho tượng thì các pho tượng Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Tam thế Phật và Thập phương chư Phật v.v. Tôn tượng là chủ thể, là thể hiện hình tượng Phật tọa thiền, khổ tu, và suy nghĩ. Ngoài ra, Phật giáo thời kỳ đầu nhấn mạnh việc quảng bá những việc làm của Thích Ca Mâu Ni, và các bức tranh tường cũng chứa nhiều nội dung hơn như cuộc đời Đức Phật, các bức tranh về câu chuyện nhân duyên và những câu truyện cổ tích.

Mạc Cao Đôn Hoàng
Đây là tháp trung tâm của Hang 254 của triều đại Bắc Ngụy ở Mạc Cao, Đôn Hoàng. (Phạm vi công cộng)

Kết hợp Đông-Tây: Cấu trúc cổ điển của hang động Mạc Cao 254

Mở cửa hang động hang 254 Mạc Cao, theo đường hầm dần dần đi vào, chúng ta đến một tháp trung tâm sớm nhất ở thời kỳ các triều đại phương Bắc. Ở giữa nổi bật nhất là trụ tháp trung tâm hình vuông, tượng Phật Thích Ca khổng lồ, đang ngồi trang nghiêm, an nhiên trong “viên khoán kham” trên bức tường phía đông trụ tháp. Vào buổi sáng sớm, tia nắng đầu tiên chiếu vào từ cửa sổ đang mở trên bức tường phía đông hang động, và nó tình cờ được phản chiếu lên bức tượng Phật vàng rực rỡ.

Để hài hòa với toà chính hình vuông, tháp đỡ hình trụ từ Ấn Độ đã được biến thành một cột vuông ở Đôn Hoàng; bức tượng từ không có hình tượng biến thành có hốc ở các mặt, còn có bức tượng Phật Đà được trang trí rất tinh tế. Vị trí cột tháp không nằm giữa mà hơi lùi về phía sau, tức là lệch về phía Tây, tạo thành một gian tiền đường lớn phía Đông để các nhà sư hay tín đồ đến chiêm bái. Các không gian trong phòng chính và các không gian khác để dành cho tín đồ đến chiêm ngưỡng và cảm nhận uy nghiêm của Phật Pháp.

Ba mặt còn lại của cột tháp cũng là hình tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền, các bức tường phía bắc và phía nam là thể hiện sự tu luyện khổ hạnh của Ngài và hình tượng Ngài hàng phục ma. Hang động này chủ yếu kể về câu chuyện tu luyện của Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài từ bỏ cuộc sống ưu việt của vương tử, dốc chí tu hành, trải qua muôn và gian nan nguy hiểm, cuối cùng đã ngộ Đạo thành Phật, rồi truyền rộng Phật Pháp.

Điều đáng chú ý là đỉnh của căn phòng phía trước có tạo hình chữ "Nhân" (căn phòng phía sau vẫn là đỉnh bằng phẳng). Sườn được trang trí bằng những dãy vì kèo, nhiều tấm hình dải dọc chia thành các tượng Bồ Tát được xếp ngay ngắn, mỗi vị Bồ Tát cầm một cây cỏ Tiên mạn diệu. Mái hang dốc có hình chữ "Nhân" được mô phỏng theo hình dạng của một tòa nhà bằng gỗ thời Hán, phản ánh thẩm mỹ vùng Trung Nguyên đã ăn sâu vào Đôn Hoàng.

Trên tường của các hang động có những bức tranh tường như nhạc lễ thiên cung, thuyết Pháp, và Phật mặc áo trắng, bao phủ toàn bộ bức tường, phong phú về nội dung, như muốn chứa toàn bộ vũ trụ, cho người ta cảm giác hùng vĩ. Những bức tượng Thần và Phật này được xử lý theo phương pháp làm mờ lồi lõm ở các khu vực phương Tây để thể hiện bản sắc. Theo thời gian, sắc tố mờ dần và vết ố tự nhiên ban đầu trở thành nhiều vòng tròn đen dày sự tương phản màu đen và trắng của khuôn mặt là sắc nét, và hơn thế nữa có những hiện tượng đặc biệt là "quầng thâm" và "mặt hình chữ Tiểu".

Tào y xuất thủy: Bức tượng của chủ tôn trong Hang Mạc Cao 257

Hang Mạc Cao 257 được xây dựng vào thời Bắc Ngụy, có danh tiếng lâu đời ở Đôn Hoàng. Bức tượng chính của nó là một kỹ thuật biểu hiện "xuất thủy" điển hình, và còn có một bức tranh tường khổng lồ "Lộc vương bản sinh", vốn là câu chuyện Thần thoại nổi tiếng về con nai chín màu.

Tượng chính giống như tượng Phật ngồi, điểm đặc biệt nhất là các nếp áo được tạo nên bằng cách dính các dải bùn, giống như các lớp gợn sóng, làm cho toàn bộ áo cà sa được choàng quanh Đức Phật làm cho rất nổi bật, như thể vừa bước ra khỏi hồ nước. Phong cách tượng này phổ biến vào thời Bắc Lương và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nghệ thuật Phật giáo các vùng Tây Vực.

Vào thời Bắc Tề, có một họa sĩ vĩ đại tên là Tào Trọng Đạt, người gốc nước Tào Tây Vực, nổi tiếng về vẽ và tạc tượng Phật. Phong cách vẽ tranh của ông rất phổ biến vào thời nhà Đường, được gọi là "phong cách họ Tào", bổ sung cho "phong cách họ Ngô" của Ngô Đạo Tử. "Những bức tranh nổi tiếng về các triều đại" có ghi: "Nét bút của họ Ngô, hình thế quay tròn, mà y phục bay phất phới. Nét bút của họ Tào, hình thế dày đặc, mà y phục chật hẹp. Vì vậy, người đời sau gọi nó là: "Ngô đới đương phong, Tào y xuất thủy” (đai áo phong cách họ Ngô bay phất phới trong gió, y phục phong cách họ Tào như từ dưới nước lên). Nói một cách khác cách thể hiện bút pháp của Tào thị là rất tinh tế.

Những bức tượng có trước nhà họ Tào thị hơn trăm năm trước, nhưng lại giống phong cách họ Tào. Tào Trọng Đạt vốn từ Tây Vực đến, kỹ năng vẽ tranh của ông thực sự bắt nguồn từ phương pháp vẽ tranh ngoại lai này. Ông đã phổ biến phong cách vẽ này và được các nhà phê bình ca ngợi. Các tác phẩm họ Tào ngày nay không còn tồn tại, nhưng những bức tượng "ngoại cảnh" ở động Đôn Hoàng của các triều đại phương Bắc vẫn giữ được nguyên vẹn những đặc điểm của chúng, cho phép thế hệ mai sau suy nghĩ về vẻ đẹp xuất chúng của Tào y xuất thủy.

Ngoài ra, Hang động Bắc triều còn có nhiều bức chân dung Phật "ngoại hình", nổi tiếng hơn cả là tượng Phật mặc áo trắng trong các bức tranh tường ở bức tường phía tây của Hang Mạc Cao 431. Những đường nét tinh xảo được bao phủ trên toàn bộ áo choàng, thể hiện sự nhẹ nhàng của y phục, đồng thời cũng làm nổi bật dáng người cao lớn uy nghi của Đức Phật.

Mạc Cao Đôn Hoàng
Hang Mạc Cao số 428 thời Bắc Chu, cột trụ trung tâm quay mặt ra ngách về phía bắc. Cột trung tâm và phần dưới của bốn bức tường của hang động này có 1.198 hình chống đỡ, có thể gọi là cột cao nhất ở Đôn Hoàng. (Phạm vi công cộng)

Người cúng dưỡng nhiều nhất: Thẩm mỹ vùng Trung Nguyên trong hang Mạc Cao số 428

Hang động này có hai cái “nhất” của các triều đại phương Bắc: diện tích lớn nhất, gian chính rộng 138,8m2; tượng cúng dưỡng nhiều nhất, dưới bốn bức tường có 1198 tượng người cúng dưỡng. Những người ủng hộ là những người quyên góp tài sản của mình để xây dựng hang động. Hình ảnh của họ được vẽ trong hang cùng một dòng chữ. Những người ủng hộ chủ yếu là các hoàng thân, quý tộc, quan chức và quân sự, hoặc các gia đình quý tộc.

Hang động 428 được xây dựng dưới thời Thứ sử Vu Nghĩa của Đôn Hoàng thời Bắc Chu. Qua dòng chữ có thể thấy rằng những người ủng hộ này đến từ khắp nơi ở Hà Tây, họ đều đóng góp kinh phí và tham gia xây dựng hang động lớn này với tư cách cá nhân của mình. "Bia xây dựng Phật điện hang Mạc cao của Lý quân" có đoạn: "Lạc Tôn, Pháp Lương phát kỳ tông, Kiến Bình, Đông Dương hoằng kỳ tích”, trong đó "Kiến bình" ý nói đến sự kiện lớn Kiến Bình Công chủ trì việc xây dựng ở hang động 428.

Nhìn những bức tượng trong gian phòng chính, mặc dù mang phong cách Tây Vực nhưng chúng lại có vẻ tinh xảo, ngũ quan nhỏ mịn, thân hình thẳng và gầy. Phong cách hội họa của vùng Trung Nguyên "Tượng xương thanh tú" tỏa sáng trên các bức tường của Động Đôn Hoàng thông qua sự hội nhập của các nền văn hóa Bắc và Nam cùng với sự di cư về phía tây của những người thợ thủ công.

Chân dung của những người cúng dưỡng cũng rất khác so với các tượng Thần và Phật, thay vì sử dụng phương pháp vẽ Tây Vực, họ sử dụng phương pháp vẽ Trung Nguyên. Ai cũng gầy, dài, với quần áo thắt lưng và có sức hút của "Lạc Thần Phú Đồ" của Cố Khải Chi. Sau hàng nghìn năm trôi qua, khi tượng Phật ở phần trên của bức tranh tường đổi màu, thì chân dung của người cúng dưỡng vẫn sống động như thật ở trạng thái lốm đốm.

Các hang động của các triều đại phương Bắc, dù là cấu trúc tháp trung tâm được bản địa hóa, hay sự sáng tạo của mái dốc xương cá, dù là kiểu đánh bóng sáng tối kiểu Tây Vực hay nội hàm hình tượng gầy thanh mảnh, tất cả đều phản ánh phong cách pha trộn giữa Trung Quốc và Tây Vực nói chung cũng là một quá trình tinh tế về sự hội nhập và thành tựu lẫn nhau của Phật giáo cùng với nền văn minh Trung Hoa.

Huy Hải
Theo Epochtimes

Ghi chú:

  1. “Lương châu thạch quật di tích hòa" lương châu mô thức”
  2. “Khảo cổ học Báo", năm 1986.



BÀI CHỌN LỌC

Tín ngưỡng và nghệ thuật Tây Vực và Trung Nguyên hòa trộn với nhau