Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (P-2): Trái đất là một thể sinh mệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhìn vào long mạch của một triều đại, sẽ có thể dự báo quốc vận và khí số của triều đại này, đây có thể nói là chuyện rất thần kỳ, nhưng cũng là chân thật không hề hư ảo.

Xem: Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao
P-1: Mật mã văn hóa phương Đông và mật mã thời - không
P-3: Mở cánh cửa cơ thể người

Trong bài trước chúng ta đã nói về chiều không gian và thời gian, bài này chúng ta sẽ nói về Phong thủy. Nhắc đến Phong Thủy, rất nhiều người phương Đông chúng ta đều biết. Đây là một học thuyết tiểu đạo của Đạo gia vô cùng thần bí và cổ xưa trong văn hóa phương Đông. Có phong thủy dương trạch, phong thủy âm trach. Chẳng hạn như xây nhà, chọn nền móng, bài trí nội thất... đây là phong thủy dương trạch. Trong phong thủy học cho rằng những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe, bình an, tài vận... của con người. Một ví dụ khác là việc người già trong nhà qua đời, chọn đất xây mộ để chôn cất, đây là một phong thủy âm trạch, cho rằng những việc này có thể ảnh hưởng đến vận mệnh, quyền lực và phú quý của hậu thế.

Người phương Đông chúng ta về cơ bản là rất tin tưởng đối với những thứ này, đương nhiên cũng có một số người vô Thần cố chấp sẽ cho rằng chúng là mê tín. Rất nhiều quan chức một mực tự xưng là những người vô Thần kiên định, nếu như nói những thứ này là mê tín, thì những quan chức kia có lẽ đều mê tín. Họ bình thường chuyện xấu làm quá nhiều, hàng năm đều sẽ chạy đến các chùa chiền nổi tiếng thắp nhang cầu nguyện, cầu Thần bái Phật, thậm chí vụng trộm chép Kinh Phật, cầu Thần phù hộ. Khi họ xây nhà riêng cũng như nhà công vụ, đều phải mời các đại sư phong thủy đến hiện trường thăm dò xem xét, chỉ bảo cho một chút. Nếu như cha mẹ người thân của họ qua đời, vậy thì càng không cần phải nói, khẳng định phải mời thầy phong thủy nổi danh, chọn lựa đất phong thuỷ tốt để an táng. Đây đều là chuyện công khai.

Từ cổ chí kim, các triều đại trong lịch sử đều luôn tin tưởng vào phong thủy, đặc biệt là đế vương. Trong phong thủy học cho rằng, mỗi triều mỗi đời đều có long mạch riêng, trên long mạch có một chỗ phong thủy bảo địa trọng yếu nhất, xưng là Chân Long huyệt. Nếu như tổ tiên nhà ai ở nghĩa địa vừa vặn chôn ở trên huyệt Chân Long, như vậy gia tộc này đã có được long mạch này, con cháu của họ sau này sẽ làm hoàng đế, trở thành Chân Long Thiên Tử, thống lĩnh thiên hạ. Cho nên đế vương đều vô cùng coi trọng long mạch của mình.

Ví dụ như năm 2020, Tập Cận Bình tính tình bộc phát, đích thân chỉ huy dỡ bỏ công trình trái phép ở Tần Lĩnh, trước đó, ông ấy từng sáu lần ra chỉ thị chấn chỉnh, muốn dỡ bỏ công trình vi phạm luật ở Tần Lĩnh. Cái gọi là kiến trúc vi phạm luật lệ tại Trung Quốc là chuyện vô cùng phổ biến, gần như mỗi ngày đều có cái để phá dỡ, đáng để Tập Cận Bình tự mình làm to chuyện hay sao? Vì cớ gì ông ta lại coi trọng một chuyện nhỏ này như vậy? Ông ta thực ra là sợ hãi đả thương long mạch, khiến cho ông ta khó giữ được chính quyền. Tiếp đó Tập Cận Bình đi thị sát ở Tần Lĩnh, Thiểm Tây, trong bài phát biểu đã xác nhận điểm này. Trong bài phát biểu, ông ta nói về tầm quan trọng của phong thủy và long mạch ở Tần Lĩnh tại Trung Quốc.

Liên quan tới nguyên lý và bí mật của phong thuỷ, chúng ta sẽ nói tiếp ở phần sau, trước tiên chúng ta hãy nói về một triều đại cách gần đây nhất, long mạch của triều đại nhà Thanh.

Tổ lăng của vương triều Đại Thanh là Vĩnh Lăng. Vĩnh Lăng nằm ở tỉnh Liêu Ninh, có lẽ rất nhiều người đã đi qua nơi đó du lịch. Chúng ta trước tiên hãy xem qua phong thuỷ của nó: Vĩnh Lăng tựa lưng vào núi Khải Vận, mặt trước hướng về núi Yên Đồng, trái có đầu Thanh Long, phải có đuôi Bạch Hổ, sông Tô Tử vừa vặn từ phía trước chảy qua, sông Nhị Hà, sông Thác Thảo, sông Tô Tử - ba đầu dòng sông hợp thành "ba hồ chứa nước", giống như rồng gặp nước kết thành huyệt, ở chỗ này tạo thành phong thuỷ bảo địa tuyệt hảo, trở thành một huyệt Chân Long. Vì vậy, Vĩnh Lăng là huyệt Chân Long của long mạch nhà Đại Thanh.

Vào những năm 1980, có người đứng trên núi Yên Đồng nhìn về phía Bắc, phát hiện ra rằng ngọn núi Khải Vận trập trùng có 12 đỉnh lớn nhỏ khác nhau, vừa lúc triều Thanh có 12 vị hoàng, vừa vặn đối ứng với các đỉnh của núi Khải Vận. Mặt khác, điều kỳ diệu là những ngọn núi quan trọng "Thanh Long, Bạch Hổ, Cận Án" cách Vĩnh Lăng cũng đều là 12 dặm, và chiều dài của sông Tô Tử chảy qua nơi này cũng vừa vặn 12 dặm. Tất cả những điều này đều quyết định khí số của triều Thanh, cùng liên quan đến con số 12.

Trong đó, điều thần kỳ nhất là sự đối ứng giữa 12 vị Hoàng đế và 12 đỉnh của núi Khải Vận. Núi Khải Vận thuộc về tàn tích của núi Long Cương thuộc dãy núi Trường Bạch, trên núi cây rừng um tùm, khí thế hùng vĩ, giống như có một con rồng lớn đang muốn trỗi dậy, là vùng đất long hưng của triều Thanh.

Núi Khải vận có 12 đỉnh núi lớn nhỏ khác nhau, tương ứng với 12 vị hoàng đế của nhà Thanh. (Nguồn ảnh: do tác giả cung cấp)

Núi Khải Vận từ đầu đến cuối có 12 đỉnh núi lớn nhỏ khác biệt, mà triều Thanh từ Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến Hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi, cũng vừa vặn là 12 vị Hoàng đế. Thanh triều có 12 vị Hoàng đế theo thứ tự là: Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Phúc Lâm (Thuận Trị), Huyền Diệp (Khang Hi), Dận Chân (Ung Chính), Hoằng Lịch (Càn Long), Vĩnh Diễm (Gia Khánh), Mân Ninh (Đạo quang), Dịch Chủ (Hàm Phong), Tái Thuần (Đồng Trị), Tái Điềm (Quang Tự), Phổ Nghi (Tuyên Thống).

Chúng ta nhìn từ trái sang phải, đỉnh núi thứ tư của núi Khải Vận là đỉnh dài nhất và cao nhất trong tất cả các đỉnh, và vị hoàng đế thứ tư tương ứng của nhà Thanh là Khang Hy đại đế, là vị hoàng đế trị vì trong thời gian lâu nhất, tại vị 61 năm, ông cũng là vị hoàng đế nhân từ và anh minh nhất các triều đại nhà Thanh. Thời kỳ Khang Hy tại vị, là thời kỳ quốc vận thịnh vượng nhất của triều Thanh.

Chúng ta hãy nhìn vào đỉnh núi thứ sáu. Đỉnh núi này dài thứ hai và lớn thứ hai trong số tất cả các đỉnh núi, đối ứng với vị hoàng đế thứ sáu của triều Thanh là Hoàng đế Càn Long. Càn Long vừa vặn là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu thứ hai, tại vị 60 năm, chỉ kém Khang Hy một năm. Từ Khang Hy đến Càn Long, khai sáng thời kỳ Khang Càn thịnh thế cường thịnh nhất triều Thanh, mà hai đỉnh núi đối ứng cũng là hai đỉnh núi cao nhất.

12 đỉnh núi này, chúng ta sẽ không nói về từng đỉnh núi một, mọi người có thể tự mình xem qua. Cuối cùng, chúng ta hãy nhìn vào đỉnh núi thứ 12, cũng chính là đỉnh núi cuối cùng. Đỉnh núi này là đỉnh núi thấp nhất nhỏ nhất trong số 12 đỉnh núi trên núi Khải Vận, nó giống như một đống đất nhỏ. Đối ứng với nó là Hoàng đế thứ 12, chính là hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi. Phổ Nghi lên ngôi khi mới 3 tuổi, chỉ sau 3 năm tại vị, nhà Thanh diệt vong, ông là vị hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất của triều Thanh, cũng là vị hoàng đế đau khổ nhất. Nhà Thanh bị diệt vong trong tay ông. Từ những điều này có thể thấy rằng, long mạch triều Thanh sớm đã định ra vận mệnh của triều Thanh.

Nhìn vào long mạch của một triều đại, sẽ có thể dự báo quốc vận và khí số của triều đại này, đây có thể nói là chuyện rất thần kỳ, nhưng cũng là chân thật không hề hư ảo.

Trong phong thủy học phương Đông cổ đại, Trái đất là một sinh mệnh thể, cũng là một năng lượng thể, trên Trái đất trải rộng mạch lạc, có long mạch, thủy mạch, cũng trải rộng huyệt vị, gọi là địa huyệt, cũng chính là phong thuỷ bảo địa. Điều này hoàn toàn tương tự với nhân thể. Cho nên nói trong phong thủy học, Trái đất chính là một sinh mệnh thể khổng lồ, nó là có sinh mệnh, là sống, đồng thời cùng với nhân thể là đối ứng, tương thông, ảnh hưởng lẫn nhau, trong mọi thời khắc đều lưu thông và trao đổi năng lượng với nhân thể. Con người và tự nhiên là một chỉnh thể hữu cơ. Đây là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong phong thủy học, con người giống như những tế bào trong cơ thể sống khổng lồ Trái đất, cùng với tự nhiên là một thể.

Phong thuỷ học cho rằng, trên Trái đất trải rộng long mạch, có một số long mạch trồi lên mặt đất, tạo thành các dãy núi trải rộng trên bề mặt Trái đất, đây là thứ mà chúng ta có thể thấy được. Và có một số long mạch chui xuống dưới lòng đất, có long mạch lại vươn vào trong biển rộng, những phần này là chúng ta nhìn không thấy. Các long mạch luân chuyển năng lượng từ vũ trụ chiều cao, gọi là "khí", thúc đẩy sự vận chuyển của thể sinh mệnh Trái đất to lớn này, cũng thúc đẩy sự sinh trưởng và tuần hoàn sinh mệnh của vạn sự vạn vật trên Trái đất.

Mỗi một triều đại đều có long mạch của mình, lãnh thổ của triều đại này rộng lớn bao nhiêu, long mạch của nó sẽ kéo dài trong phạm vi khu vực lớn bấy nhiêu, và vị đế vương này có thể thống lĩnh được bao nhiêu lãnh thổ. Khi năng lượng long mạch rất cường thịnh, cũng là lúc một vị đế vương nào đó tại vị, thì quốc gia sẽ rất cường thịnh, cuộc sống bách tính giàu có. Khi năng lượng long mạch còn rất yếu, nếu vị đế vương nào đó tại vị, thì quốc gia sẽ rất suy yếu, đời sống bách tính khổ sở. Khi năng lượng long mạch của một triều đại khô kiệt, thì triều đại này sẽ diệt vong.

Chúng tôi có thể sử dụng vệ tinh Trái đất của Google để quan sát các ngọn núi trên khắp bề mặt Trái đất, nhìn xem nó có giống với các mạch lạc của cơ thể con người hay không?

Hình ảnh vệ tinh 1

Hình ảnh vệ tinh 2

Hình ảnh vệ tinh 3

Hình ảnh vệ tinh 4

Hình ảnh cuối cùng cho thấy vị trí của Vĩnh Lăng triều Thanh. (Nguồn ảnh: do tác giả cung cấp)

Từ vệ tinh Google Earth chúng ta có thể thấy rằng, các dãy núi trên khắp Trái đất không chỉ giống như các mạch lạc của cơ thể con người, mà chúng còn quả thực giống nhau như đúc. Những mạch lạc trải rộng trên Trái Đất này, chúng ta bây giờ cần phải nhờ vệ tinh từ trên cao nhìn xuống mới có thể thấy rõ. Vậy mà từ thời cổ đại, cổ nhân đã biết, đây là tri thức mà sinh mệnh trong không gian chiều cao đã truyền lại cho nhân loại từ thời kỳ viễn cổ.

Y học phương Đông cổ đại cho rằng, trong cơ thể con người bao phủ mạch lạc, trong đó "khí" lưu thông để duy trì tính mạng con người, thúc đẩy sự vận hành năng lượng nhân thể. Khi mạch lạc nhân thể tuần hoàn thông suốt, nhân thể liền sẽ khỏe mạnh, khi mạch lạc ứ tắc hoặc đứt gãy, nhân thể sẽ sinh bệnh hoặc tử vong. Trên mạch lạc nhân thể có rất nhiều huyệt vị, huyệt vị khác nhau tích tụ năng lượng khác nhau, huyệt vị là nút quan trọng trên mạch lạc, khống chế sự vận hành của các mạch lạc khác nhau. Lúc cơ thể người sinh bệnh, Đông y có thể thông qua các thủ pháp như xoa bóp, châm cứu... khai thông huyệt vị tương ứng, từ đó đả thông mạch lạc tương ứng, khiến mạch lạc tuần hoàn thông suốt, giúp thân thể phục hồi trở nên khỏe mạnh.

Trong phong thủy học, Trái Đất là một cơ thể sống khổng lồ, bao phủ các mạch lạc, có long mạch, thủy mạch. Năng lượng "khí" lưu thông trong long mạch thúc đẩy sự sinh trưởng vận hành của Trái đất và vạn vật tự nhiên. Trên long mạch còn phân bố rất nhiều phong thuỷ bảo địa, gọi là "địa huyệt", những địa huyệt này chính là huyệt vị của thể sinh mệnh Trái Đất to lớn này.

Địa huyệt là phân đẳng cấp, địa huyệt ở các vị trí khác nhau tập hợp năng lượng khác nhau và điều khiển các long mạch khác nhau. Nếu như mộ địa tổ tiên vừa vặn chôn ở trên địa huyệt, chiếm cứ cái địa huyệt này, như vậy con cháu của họ về sau sẽ có thể có được năng lượng địa huyệt này, đạt được vinh hoa phú quý ở nhân gian. Nếu như chiếm cứ Chân Long huyệt, thì con cháu đời sau có thể làm hoàng đế, chưởng quản long mạch, thống lĩnh đại địa.

Đây là kết cấu sinh mệnh của Trái Đất trong phong thủy học, mà kết cấu này vừa hay cùng với kết cấu sinh mệnh thể con người trong Đông y là giống nhau. Cho nên trong văn hóa phương Đông, tự nhiên và nhân thể là đối ứng, là tương quan liên thông, là một thể, ảnh hưởng lẫn nhau, trong mọi thời khắc đều tiến hành trao đổi năng lượng. Nhưng những cơ chế này đều là ở trong không gian chiều cao, sau này chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về chúng.

(Còn tiếp)

Trung Nguyên
Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (P-2): Trái đất là một thể sinh mệnh