Tiết lộ về Tổng tuyển cử Hoa Kỳ:  Phụ nữ Jerusalem nên khóc cho ai? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ là, cơ hội này quá ngắn ngủi và cũng quá trân quý, chỉ có mấy canh giờ, vụt qua trong nháy mắt. Tuy nhiên, vẫn có những người nắm bắt cơ hội này, chẳng hạn như tên cướp bị đóng đinh với Chúa Jesus, chẳng phải anh ta trước giây phút cuối cùng đã hoàn toàn tỉnh ngộ, cải đạo theo Chúa, và nhờ đó linh hồn anh ta được cứu vớt hay sao?

Vào chiều ngày 6 tháng 1, tại Washington DC, cuộc biểu tình "Cứu lấy nước Mỹ" đã bị làm cho rối loạn bởi xung kích bạo lực và sự giá họa của các thành viên Antifa. Theo lệnh giới nghiêm, đám đông dần dần giải tán. Cuộc họp chung của Quốc hội lại tiếp tục sau đó. Vào đầu giờ sáng, ông Biden được tuyên bố thắng cử. Cảnh tượng này, khiến cho tôi nhớ đến một câu chuyện trong Kinh Thánh.

Khi Chúa Jesus đi về phía pháp trường với cây Thánh giá trên lưng, một số phụ nữ đã khóc lóc thảm thiết, Chúa Jesus quay sang họ và nói: “Hỡi các phụ nữ thành Jerusalem, đừng khóc cho ta, hãy khóc cho chính mình và cho con cái của các con". Không ai có thể hiểu được câu nói này.

Sau một thời gian ngắn, Chúa Jesus đi đến phần cuối của sinh mệnh, và thực hiện lời hứa của mình. Những lời nói của Ngài tựa như một đám mây đen, từ núi Đầu Lâu lan rộng ra toàn bộ Jerusalem, lan tỏa đến trái tim mọi người.

Sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thập tự giá, trái đất chìm trong bóng tối suốt nhiều giờ. Theo ghi chép trong Chương 27 của "Phúc Âm Matthew": "Từ giữa trưa đến xế chiều, khắp nơi đều tối tăm".

Vào giây phút cuối cùng khi Chúa Jesus giao linh hồn mình cho Chúa Cha, Người đã vắt kiệt sức lực cuối cùng và hô lên rằng: "Lạy Chúa! Lạy Chúa của con! Vì sao Người từ bỏ con?"

Những người nghe điều này, nói: Hãy chờ xem, liệu Chúa có đến cứu ông ta không.

Sau đó Chúa Jesus chết. Lúc này, xảy ra một trận động đất kinh hoàng, “bức màn che trong đền rơi từ trên xuống dưới đứt thành hai nửa, mặt đất rung chuyển, đá nứt toác”. Chúng ta không biết trận động đất này cấp độ bao nhiêu để mô tả, nhưng ghi chép này trong "Phúc Âm Matthew" khiến người ta cảm thấy khung cảnh kinh hoàng đáng sợ.

Khi còn tại thế, Chúa Jesus bị bắt và chịu xét xử trước Tòa Công Luận vì tội tuyên giảng “tà đạo” cho người dân, rồi bị đưa đi đóng đinh lên cây thập tự.
Khi còn tại thế, Chúa Jesus bị bắt và chịu xét xử trước Tòa Công Luận vì tội tuyên giảng “tà đạo” cho người dân, rồi bị đưa đi đóng đinh lên cây thập tự. (Pxfuel)

Câu chuyện Kinh Thánh đang tái diễn

Nói đến câu chuyện xưa này, có người cho rằng đây là câu chuyện thần thoại, rất xa xôi đối với con người. Mặc dù Chúa Jesus là một vị Thần, nhưng trong câu chuyện này, ngài lấy thân hình con người đi khắp nhân gian. Vì vậy, tôi thích đọc câu chuyện này như một câu chuyện của con người. Khi tôi đọc nó từ góc độ này, tôi cảm thấy rằng câu chuyện này rất gần gũi với chúng ta, và những gì xảy ra trong hiện thực dường như đang tái diễn lại câu chuyện này.

Vào ngày 6 tháng 1, tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ sự công bằng của cuộc tổng tuyển cử, bảo vệ nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ và bảo vệ ngọn hải đăng tự do, đã thất thủ. Cuộc tổng tuyển cử Mỹ lần thứ 59 đã kết thúc với chiến thắng thuộc về những kẻ gian lận. Ông Trump rời sân mang theo hàng loạt chiến tích chói lọi và số phiếu bầu cao đáng kinh ngạc. Tiếp theo màn trình diễn là ma quỷ lên ngôi, cuồng hoan, và còn có cuộc phản công. Đặc biệt là cuộc phản công của YouTube, Facebook, Twitter theo nhau nối gót hòng "bịt miệng" ông Trump, khiến cho chúng ta thấy rằng khi ma quỷ phản công, giống như khát máu không thể chờ đợi vậy.

Vậy mà lúc này, ngược lại tôi có chút phẫn nộ, nhiều ít là bởi vì tôi nghĩ đến câu chuyện trong Kinh Thánh ở trên.

Với thân phận là một con người, Chúa Jesus đã đi đến phần cuối của sinh mệnh. Trên cương vị tổng thống, trong cuộc tổng tuyển cử lần này, ông Trump dường như đã đi đến cuối cuộc đời chính trị của mình.

Chúa Jesus tự nhận là con của Đức Chúa Trời, và Trump từng nói rằng ông là người được Chúa chọn.

Trong những giây phút cuối cùng của sinh mệnh, Chúa Jesus từng kêu lên: "Lạy Chúa của con, vì sao Người lại từ bỏ con". Tôi không biết liệu ông Trump khi kết thúc sự nghiệp chính trị của mình, có cùng loại nghi vấn tương tự như vậy hay không.

Nhìn thấy Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, người đứng ngoài quan sát đang chờ đợi xem có Chúa đến giải cứu ngài hay không. Chứng kiến ​​thất bại của Trump, trong số những người đứng xem phải chăng có người tự hỏi, tại sao Chúa không đến trợ giúp người được Chúa chọn này.

Và khi chúng ta đem lịch sử và hiện thực để đối chiếu, phải chăng chúng ta sẽ tìm thấy hình chiếu của chính mình trong khung cảnh lớn của câu chuyện lịch sử đó?

Đọc hiểu câu chuyện Kinh Thánh sẽ thấu hiểu hiện thực

Vì truyện rất sát với thực tế, cho nên ai xem hiểu truyện thì có thể hiểu được thực tế.

Trong truyện, Chúa Jesus là con của Thiên Chúa, nhưng người ta lại giữ quan niệm con người, coi con của Thiên Chúa nhất định phải giống như con của quan, con của tỷ phú, thể hiện danh dự và phẩm giá, đồng thời không được phép thất bại mà chỉ cho phép thành công. Trên thực tế, con Đức Chúa Trời chính là tiếp nhận sứ mệnh mà Đức Chúa Trời giao phó, ở nhân gian trải qua bao nỗi gian truân và làm một điều gì đó, đây mới con của Đức Chúa Trời. Nếu minh bạch đạo lý này, người ta sẽ không bởi vì con của Đức Chúa Trời bị đóng đinh trên Thập tự giá mà hoài nghi Thần. Tương tự như vậy, nếu chúng ta minh bạch đạo lý này, hôm nay chúng ta sẽ không bởi vì người được Chúa chọn bị thất bại mà tỏ ra hoài nghi đối với Thiên ý.

Trong câu chuyện, Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, một số người đang chờ xem Chúa đến cứu Chúa Jesus, nhưng họ không biết rằng trong khi mọi người chờ đợi Chúa hiển thần tích, thì Chúa cũng đang nhìn xem con người có làm hết sức mình hay không. Như thế nào làm hết sức mình, chính là nghe lời Chúa, tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức, bảo vệ chính nghĩa, tin tưởng vững chắc vào Chúa. Khi con người không thể làm hết sức mình, chính là không đủ tư cách để nhìn thấy Thần tích. Tuy nhiên, khi con người không làm hết sức mình, mặc dù không thể nhìn thấy Thần tích, nhưng họ sẽ nhìn thấy sự khiển trách của Chúa. Khi Chúa Jesus bị đóng đinh, trái đất chìm trong bóng tối, hơn nữa còn xảy ra động đất. Đây không chỉ là sự thật, mà còn là một thông điệp đối với tương lai.

Cũng vì lý do đó, trong cuộc tổng tuyển cử hôm nay, có người đang dốc toàn lực để chống lại tham nhũng, vạch trần gian lận và bảo vệ công lý, nhưng cũng có người thì khoanh tay đứng nhìn, một số thì đứng nhìn vì không biết đúng hay sai, còn một số thì trông chờ vào những nỗ lực bảo vệ công lý của người khác nên cũng chỉ khoanh tay đứng nhìn. Tuy nhiên, tự do không phải là miễn phí, và những nỗ lực đấu tranh cho tự do không thể để người khác làm hộ. Nếu như không có đủ số người có thể làm được hết sức mình, chúng ta cũng rất khó có thể thấy được kết quả mà chúng ta mong muốn. Nói về kết quả, đây không chỉ là kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, mà còn là về kết quả của tương lai Hoa Kỳ và kết quả hướng đi của thế giới.

cầu nguyện cho tt donald trump
người dân thiện lương trên khắp thế giới đều đang cầu nguyện và chúc phúc cho ông có đủ nghị lực và sức mạnh chiến thắng trận quyết chiến Chính - Tà này. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong câu chuyện, Chúa Jesus đã làm cho những người phụ nữ Jerusalem phải khóc thương cho mình, giống như thể việc ngài sắp bị đóng đinh vào thập tự giá không còn quan trọng nữa. Rất lâu về sau, cuối cùng con người cũng hiểu được lời Chúa Jesus nói: Bởi vì con người đã phạm tội với Chúa, bởi vì con người vi phạm lương tri và công chính, cho nên Chúa muốn giáng tội lên con người. Chỉ là, đại kiếp sắp đến nhưng con người không hề hay biết.

Cũng như vậy, nói một cách tương tự, trong cuộc tổng tuyển cử ngày nay, việc tuyển ai không còn là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất chính là, cuộc bầu cử đã chết, chính trị dân chủ đã chết và luật pháp đã chết. Trong quá trình này, tất cả những kẻ tùy ý làm giả, trợ giúp kẻ ác hành ác, giả câm vờ điếc, vi phạm lương tri và công chính đã đem nước Mỹ bán cho ĐCSTQ, đẩy thế giới vào vực thẳm của chủ nghĩa cộng sản, phạm phải thiên đại tội nghiệt. Điều chờ đợi họ là những gì? Vào thời điểm mà virus viêm phổi Vũ Hán (còn được gọi là coronavirus mới, COVID-19) đang hoành hành, và ngày nay khi chủ nghĩa cực tả đang lan rộng, chẳng phải là đại kiếp đã đến sao?

Trước thời khắc cuối cùng

Chúa Jesus nói: “Hỡi các phụ nữ thành Jerusalem, đừng khóc cho ta”. Kể từ thời điểm nói xong câu nói này đến lúc Chúa Jesus rời bỏ thân người để trở về Thiên Đường, vẫn còn mấy giờ ngắn ngủi. Trên thực tế, trong mấy canh giờ trước giây phút cuối cùng này, đối với tất cả mọi người, Đức Chúa Trời vẫn đang cho họ một cơ hội để thức tỉnh và ăn năn. Chỉ là, cơ hội này quá ngắn ngủi và cũng quá trân quý, chỉ có mấy canh giờ, vụt qua trong nháy mắt. Tuy nhiên, vẫn có những người nắm bắt cơ hội này, chẳng hạn như tên cướp bị đóng đinh với Chúa Jesus, chẳng phải anh ta trước giây phút cuối cùng đã hoàn toàn tỉnh ngộ, cải đạo theo Chúa, và nhờ đó linh hồn anh ta được cứu vớt hay sao?

Cũng như vậy, cuộc tổng tuyển cử ngày hôm nay đã kết thúc. Nhìn ra thế giới, dưới tác động của virus viêm phổi Vũ Hán và chủ nghĩa cực tả, thế giới bị tàn phá này có thể chèo chống bao lâu, và thời khắc cuối cùng là còn cách bao lâu, chúng ta đều không được biết. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian không thể biết trước này, lại là cơ hội hết sức trân quý, cơ hội do Thần ban tặng. Nếu như trong cơ hội cuối cùng này, bạn có thể chớp lấy thời cơ, đã làm tốt rồi lại tiếp tục làm tốt, chưa làm tốt thì ăn năn sửa đổi để có thể làm tốt, thì lúc tiếng khóc của những người phụ nữ ở Jerusalem vang lên, bạn chắc chắn sẽ được Chúa phù hộ và sẽ được ban phước lành.

Vì sao lại như vậy? Xin mượn lời của Thánh Phao-lô trong Kinh Thánh: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong hành trình, ta đã giữ vững đức tin”. Bởi vì trong mắt Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất không chỉ là kết quả, mà là toàn bộ quá trình. Điều Chúa muốn thấy là trong quá trình ấy, trong khó khăn, thậm chí trong tuyệt vọng, ai có thể giữ vững đạo nghĩa, ai vẫn giữ trọn niềm tin vào Chúa, và ai vẫn đang làm theo chỉ dẫn của Chúa.

Cuối cùng, hy vọng chúng ta đều có thể giữ vững thiện niệm, bình an vượt qua kiếp nạn, hy vọng những người phụ nữ Jerusalem sẽ ngừng khóc.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả)

Lý Tuệ
Theo Tống Tử Phượng / Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tiết lộ về Tổng tuyển cử Hoa Kỳ:  Phụ nữ Jerusalem nên khóc cho ai?