52 trẻ nhảy xuống biển thoát chết, tiết lộ nét độc đáo trong giáo dục của Nhật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi cảnh sát biển đến hiện trường, các em khác đang lênh đênh trên biển chờ cứu hộ, không ai vùng vẫy, la hét.

Vào lúc 4h40 chiều ngày 19/11, một tín hiệu cấp cứu đã được phát đi ở vùng biển gần thành phố Sakaide, tỉnh Kagawa với nội dung:

"Tàu của chúng tôi va phải vật trôi dạt trên biển khiến nước tràn vào thân tàu. Trên thuyền này hiện có khoảng 50 học sinh tiểu học ... "

Nếu không tiến hành cứu hộ khẩn cấp, tai nạn thương vong rất lớn sẽ xảy ra.

52 học sinh tiểu học gặp nguy hiểm khi đối mặt với thảm họa, không loạn, thoát hiểm thành công

Đây là một tàu của Nhật Bản chở 52 học sinh tiểu học đang tham gia một chuyến tham quan của trường. Trong khi các em đang mong chờ tới địa điểm của chuyến đi, đột nhiên phía đáy tàu vọng lên âm thanh va đập lớn.

Sau đó ánh sáng bên trong tàu bắt đầu nhấp nháy, cảnh tượng này giống như phần đầu của một bộ phim kinh dị. Sau khi con tàu va chạm, thời gian bắt đầu được đếm ngược, sau 20 phút, thân tàu sẽ gần như bị chìm xuống biển hoàn toàn.

20 phút chỉ như chớp mắt và sau khoảng thời gian ngắn, con tàu sẽ bị biển nuốt chửng.

Thần chết tiến đến gần, mạng sống của tất cả thủy thủ đoàn trên tàu bước vào thời gian đếm ngược, lũ trẻ bắt đầu hoảng sợ, đội cứu hộ vừa lên đường: muốn sống sót thì phải tự cứu mình.

Trên tàu có 6 giáo viên, 6 thuyền viên, 52 học sinh tiểu học. Với nhóm người như vậy, việc giành giật sự sống với tử thần quả là khó khăn. Trước tình hình cấp bách, các thầy cô liền tổ chức cho các em tự lấy áo phao mặc vào.

Thuyền trưởng ra hiệu lệnh cho mọi người trú ẩn trên đầu tàu: Khi tàu chìm, mọi người sẽ bị hút xuống đáy biển, vì vậy các em hãy lên nóc tàu để lánh nạn ngay lập tức.

Với 52 em học sinh, 5 giáo viên không thể đủ sức để chăm sóc tất cả các em. Không có sự hậu thuẫn của cha mẹ, trẻ em phải học cách độc lập. Trong cơn hoảng loạn, các em bình tĩnh lại và bắt đầu nhanh chóng làm theo chỉ dẫn của thuyền trưởng và các thầy cô giáo.

Khi đó, ngư dân Iwanaka Yuji đang chuẩn bị đánh cá thì phát hiện chiếc tàu cách mình chỉ 1km đang nghiêng dần, trên đầu tàu có nhiều trẻ em, sau khi xác định nhanh tình hình, ông đã gọi những ngư dân khác đến ứng cứu.

Một người, khi muốn giúp nhiều người, nhất là trong tình huống nguy hiểm thế này, càng cần phải bình tĩnh.

Trên đường đi giải cứu, ông Iwanaka cố gắng trấn tĩnh, sợ rằng tâm trạng lo lắng của mình sẽ lây sang lũ trẻ và gây hoảng sợ.

Sau khi đến gần, ông khuyến khích bọn trẻ nhảy xuống và bơi lên thuyền của ông. Đối diện với đại dương bao la, những đứa trẻ ngập ngừng, do dự.

Đúng lúc này, một số bé nam đã chủ động đứng lên khích lệ các bạn và nói lớn:

"Tớ nhảy xuống trước, các cậu cũng nhảy như tớ nhé", rồi không chút do dự nhảy xuống.

Cứ thế này, một, hai, ba ... tất cả các em lần lượt nhảy xuống biển.

Một số trẻ em đã lên được thuyền của ngư dân.

Khi cảnh sát biển đến hiện trường, các em khác đang lênh đênh trên biển chờ cứu hộ, không ai vùng vẫy, la hét.

Đối mặt với đại dương bao la, con người dường như quá nhỏ bé, người lớn có thể giả vờ mạnh mẽ, còn trẻ em, đối mặt với biến cố lớn như vậy lại có thể bình tĩnh, quả là tuyệt vời.

Toàn đội chỉ với 5 giáo viên và 5 thuyền viên đã nhanh chóng tổ chức đưa học sinh lên nóc tàu trong vòng mười phút sau khi xảy ra sự cố, còn đảm bảo an toàn cho 52 học sinh tiểu học và không có em nào bị thương.

Sau khi giải cứu, các em lần lượt cúi đầu cảm ơn những người cứu hộ.

Đối mặt với một thảm họa lớn, có thể lâm nguy mà không loạn, và sau khi cứu nạn thành công, vẫn giữ nguyên phép tắc lịch sự. Điều này là không thể tách rời khỏi sự giáo dục.

Nét độc đáo của giáo dục thể hiện sự nghiêm cẩn của dân tộc

Cảm giác an toàn đến từ sự chuẩn bị đầy đủ, liên tục rèn luyện và sự hiểu biết về nguy hiểm.

Trong nền giáo dục Nhật Bản, dạy trẻ cách tự chủ, tự kỷ luật, học cách nhẫn nại và chiến đấu là một khóa học quan trọng.

Bắt đầu học mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu được dạy cách tự lập và bồi dưỡng ý thức tập thể.

Điều kiện tiên quyết để dám nhảy khi đối mặt với đại dương bao la là phải biết bơi.

Ở các trường mẫu giáo Nhật Bản, định kỳ sẽ tổ chức cho trẻ mặc quần áo thường bơi để trải nghiệm cảm giác rơi xuống nước.

Vì Nhật Bản là một quốc gia có nhiều trận động đất nên các cuộc diễn tập động đất là rất cần thiết. Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn các em bình tĩnh núp dưới gầm bàn.

Nếu có cảnh báo sóng thần, các em sẽ ngoan ngoãn xếp hàng và nắm tay nhau ở sau cô giáo cho đến khi được cô đưa vào xe. Toàn bộ quá trình diễn ra trật tự, không ồn ào.

Các em sẽ liên tục được diễn luyện và hướng dẫn đối phó với tình huống nguy hiểm.

Đối mặt với đám cháy giả định, trẻ em Nhật Bản cũng được giáo dục cẩn thận:

Ngay cả khi một số trẻ sợ hãi và la, chúng vẫn ngoan ngoãn xếp hàng và thoát khỏi hiện trường dưới sự tổ chức của giáo viên.

Trong bộ phim tài liệu "Tuổi thơ ở nước ngoài", điểm dừng chân đầu tiên là đến thăm trường mẫu giáo ở Nhật Bản, từ phương pháp giáo dục đến thiết kế của trường mẫu giáo đều thể hiện sự nghiêm khắc và chỉn chu.

Họ đưa những phương pháp giáo dục quy mô và sâu rộng này vào từng chi tiết trong cuộc sống, và mưa dầm thấm lâu, trẻ được nuôi dưỡng ý thức cá nhân và tập thể trong suốt quãng thời gian dài.

Để trẻ phát triển những thói quen tốt, trường mẫu giáo Fuji ở Tokyo đã đạt được mức tối đa.

Từ khi bước chân vào trường vào buổi sáng, trẻ luôn chào khi gặp mọi người.

Trên sàn nhà làm tạo hình chiếc giày, như vậy có thể nhắc trẻ tự động xếp giày thật ngay ngắn sau khi cởi giày.

Bồn rửa tay trên sân chơi không có lắp đặt rãnh tiết kiệm nước, nếu không chú ý kiểm soát dòng nước sẽ bị bắn tung tóe, ướt chân. Bằng cách này, các em sẽ có ý thức cần thiết phải điều chỉnh dòng nước và kịp thời tắt vòi sau khi rửa tay.

Bồn rửa tay trên sân chơi không có lắp đặt rãnh tiết kiệm nước, nếu không chú ý kiểm soát dòng nước sẽ bị bắn tung tóe, ướt chân. Bằng cách này, các em sẽ có ý thức cần thiết phải điều chỉnh dòng nước và kịp thời tắt vòi sau khi rửa tay.
Bồn rửa tay trên sân chơi không có lắp đặt rãnh tiết kiệm nước, nếu không chú ý kiểm soát dòng nước sẽ bị bắn tung tóe, ướt chân. Bằng cách này, các em sẽ có ý thức cần thiết phải điều chỉnh dòng nước và kịp thời tắt vòi sau khi rửa tay. (Chụp video)

Cửa phòng học được thiết kế tùy theo sức của trẻ để không đóng được. Vào mùa đông, trẻ ngồi gần cửa sẽ nói là lạnh, nên các trẻ vừa ra vào sẽ quay lại đóng cửa chặt cẩn thận.

Cách tiếp cận này là để giáo dục trẻ làm mọi việc một cách kỹ lưỡng và làm mọi việc cho đến cuối cùng, được gọi là hoàn chỉnh.

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục thể chất, ngay cả trẻ em mẫu giáo cũng phải học các môn kiếm đạo và quốc học.

Khi đến lớp mẫu giáo vào buổi sáng, trước tiên trẻ cần hoạt động thả lỏng hoàn toàn và kéo căng cơ thể trước khi bắt đầu vào lớp.

Không chỉ là giáo dục thể chất, mà cả khía cạnh tình cảm cũng cần quan tâm. Khi giáo viên đề cập tới từ "tình yêu", có lẽ nhiều người cho rằng nó thật khó tin, và chữ tình yêu không để trẻ em biết sớm.

Nhưng trong mắt thầy hiệu trưởng, tình yêu là một thuật ngữ rất rộng không giới hạn nam nữ, điều mà giáo viên phải làm là truyền những suy nghĩ, cảm xúc vào những dòng chữ này và truyền cho các em.

Nhưng trong mắt thầy hiệu trưởng, tình yêu là một thuật ngữ rất rộng không giới hạn nam nữ, điều mà giáo viên phải làm là truyền những suy nghĩ, cảm xúc vào những dòng chữ này và truyền cho các em.
Nhưng trong mắt thầy hiệu trưởng, tình yêu là một thuật ngữ rất rộng không giới hạn nam nữ, điều mà giáo viên phải làm là truyền những suy nghĩ, cảm xúc vào những dòng chữ này và truyền cho các em. (Chụp video)

Ngay cả trong bữa trưa, việc giáo dục trẻ vẫn được phản ánh ra từ các chi tiết. Trường khuyến khích trẻ chia sẻ hộp cơm của mình, nhưng chúng phải học cách bảo vệ đồ đạc của mình trong các tình huống tranh chấp.

Thông thường, giáo viên đưa học sinh đi tự tay trồng rau. Đợi tới khi rau củ chín, các em có thể nếm được cảm giác thu hoạch, rất có cảm giác mãn nguyện và có thể cảm nhận trân quý đồ ăn không dễ mà có.

Thông thường, giáo viên đưa học sinh đi tự tay trồng rau. Đợi tới khi rau củ chín, các em có thể nếm được cảm giác thu hoạch, rất có cảm giác mãn nguyện và có thể cảm nhận trân quý đồ ăn không dễ mà có.
Thông thường, giáo viên đưa học sinh đi tự tay trồng rau. Đợi tới khi rau củ chín, các em có thể nếm được cảm giác thu hoạch, rất có cảm giác mãn nguyện và có thể cảm nhận trân quý đồ ăn không dễ mà có. (Chụp video)

Sau bữa ăn, học sinh có trách nhiệm phân loại dụng cụ đồ ăn, sau khi uống xong hộp sữa, rửa sạch và lau khô rồi cho vào thùng tái chế.

Sau bữa ăn, học sinh có trách nhiệm phân loại dụng cụ đồ ăn, sau khi uống xong hộp sữa, rửa sạch và lau khô rồi cho vào thùng tái chế.
Sau bữa ăn, học sinh có trách nhiệm phân loại dụng cụ đồ ăn, sau khi uống xong hộp sữa, rửa sạch và lau khô rồi cho vào thùng tái chế. (Chụp video)

Ở trường mẫu giáo, những gì trẻ học được không phải là chữ và số học cơ bản, mà là hiểu được sự biết ơn và nói lời "cảm ơn!"

Ở trường mẫu giáo, những gì trẻ học được không phải là chữ và số học cơ bản, mà là hiểu được sự biết ơn và nói lời "cảm ơn!"
Ở trường mẫu giáo, những gì trẻ học được không phải là chữ và số học cơ bản, mà là hiểu được sự biết ơn và nói lời "cảm ơn!" (Chụp video)

Thông qua một số hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, các em có thể trau dồi tinh thần độc lập suy nghĩ, dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, đây cũng là lý do khiến 6 giáo viên thể vượt qua nguy hiểm cùng 52 học sinh tiểu học.

Không bối rối, không lo lắng, chọn cách đồng hành lớn lên cùng trẻ

Trình độ giáo dục cơ bản của Nhật Bản thuộc hàng tốt nhất ở Châu Á.

Điều này được phản ánh chi tiết ở khắp mọi nơi trong trường, và khi con trở về nhà, cha mẹ cũng rất coi trọng sự trưởng thành của con cái. Họ dùng những hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày để rèn luyện tính tự lập và cho con nhiều không gian hơn.

Có một chương trình giải trí ở Nhật Bản tên là "First Dispatch", ghi lại cụ thể lần đầu tiên các bậc cha mẹ buông tay và dạy con cách tự lập. Mặc dù trẻ đã khóc hết nước mắt nhưng cha mẹ vẫn động viên và cho con độc lập đi.

Ngay từ khi trẻ đi học mẫu giáo, nhiệm vụ của người mẹ là phải đưa trẻ đến xe buýt của trường, còn trẻ sẽ tự đi xe buýt đến trường.

Ngay từ khi trẻ đi học mẫu giáo, nhiệm vụ của người mẹ là phải đưa trẻ đến xe buýt của trường, còn trẻ sẽ tự đi xe buýt đến trường.
Ngay từ khi trẻ đi học mẫu giáo, nhiệm vụ của người mẹ là phải đưa trẻ đến xe buýt của trường, còn trẻ sẽ tự đi xe buýt đến trường. (Chụp video)

Cha mẹ và giáo viên sẽ khuyến khích trẻ tự lập trong mọi mặt của cuộc sống như tự mặc quần áo, dù đi mẫu giáo cô giáo cũng không giúp, trẻ từ 2-3 tuổi sẽ dần biết cách mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp. Cặp sách rất nặng, nhưng trẻ phải tự đeo.

Cặp sách rất nặng, nhưng trẻ phải tự đeo.
Cặp sách rất nặng, nhưng trẻ phải tự đeo. (Chụp video)

Trong gia đình, cha mẹ sẽ bắt đầu cho trẻ tham gia vào công việc nhà khi con còn rất nhỏ. Đôi khi con còn rất nhỏ chưa cảm nhận được niềm vui trong công việc nhà thì cha mẹ cũng không ép con mà sẽ dùng cách khác giao tiếp nhằm rèn luyện tính tự lập cho trẻ.

Trong gia đình, cha mẹ sẽ bắt đầu cho trẻ tham gia vào công việc nhà khi con còn rất nhỏ.
Trong gia đình, cha mẹ sẽ bắt đầu cho trẻ tham gia vào công việc nhà khi con còn rất nhỏ. (Chụp video)

Là cha mẹ, cần có cả trách nhiệm và yêu thương với con. Họ không bối rối hay lo lắng mà chọn cách lớn lên cùng con cái.

Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Sen cho biết: Cha mẹ và con cái không phải là mối quan hệ chi phối, và con cái cũng là cha mẹ của người lớn.

Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Sen cho biết: Cha mẹ và con cái không phải là mối quan hệ chi phối, và con cái cũng là cha mẹ của người lớn.
Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Sen cho biết: Cha mẹ và con cái không phải là mối quan hệ chi phối, và con cái cũng là cha mẹ của người lớn. (Chụp video)

Trong mối quan hệ với cha mẹ, yêu thương nhau là đủ, không cần thiết phải sinh ra quan niệm phân cấp nhất định nhỏ phải phục tùng lớn.

Mỗi người đều là một cá thể, tôn trọng mọi thứ của nhau, chấp nhận và trở thành những người tốt hơn trong quá trình phát triển.

Trong giáo dục, giáo dục tình yêu thương và giáo dục nghĩa tử luôn xuyên suốt, hai chủ đề này làm cho tâm hồn trẻ thơ thêm phong phú, cuộc sống có giá trị hơn.

Hy vọng rằng, giáo dục trong tương lai, chúng ta cũng có thể làm tham chiếu, học hỏi những điều tinh túy, vứt bỏ những điều dở, giúp tương lai trong cuộc sống của trẻ đưa ra được nhiều quyền lựa chọn khi gặp nguy hiểm.

Là cha mẹ, đó không chỉ là chiếc ô che chở và chỗ dựa tương lai của con cái, mà còn có thể cùng con cái lớn lên và dạy chúng cách đối mặt trực tiếp với các vấn đề của cuộc sống.

Minh An
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

52 trẻ nhảy xuống biển thoát chết, tiết lộ nét độc đáo trong giáo dục của Nhật