Tiền tài không tương xứng với đức sẽ chiêu mời họa sát thân?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người hiện đại ai cũng theo đuổi giàu có, xe sang, nhà đẹp, liệu có nhiều người cho rằng đức không tương xứng với địa vị thực sự sẽ mang đến tai họa không? Nó có thể chiêu mời những tai họa gì?

Mọi người thường thấy trên truyền thông những trường hợp quan chức vì tham nhũng đã bị bắt và kết án tù. Nhiều người cảm thấy rằng các tai họa của những người này thường là do ‘đức bất phối vị’ gây ra (đức không tương xứng với địa vị). Xã hội ngày nay, dường như mọi người đều ngưỡng mộ sự giàu có và không có nhiều người có thể thực sự tín Thần và trọng đức tu thân.

Con người hiện đại ai cũng theo đuổi giàu có, xe sang, nhà đẹp, liệu có nhiều người cho rằng đức không tương xứng với địa vị thực sự sẽ mang đến tai họa không? Nó có thể chiêu mời những tai họa gì? Trên thực tế, từ thời cổ đại đã có những ví dụ về đức bất phối vị. "Quảng Dị Ký" từng ghi lại rằng vào thời Khai Nguyên của Đường Huyền Tông, Cao Ngũ Nương do đức bất phối vị mà cuối cùng đã tự gây hại cho bản thân và thậm chí mất đi tính mạng.

Cao Ngũ Nương do tham vàng bạc bị trời trừng phạt mà chết

Cao Ngũ Nương tại Lạc Dương có dung mạo dịu hiền và xinh đẹp, đã tái hôn với Lý Tiên Nhân. Lý Tiên Nhân là một vị Thần từ trên trời bị giáng xuống nhân gian. Sau khi kết hôn với Cao Ngũ Nương, ông đã sống ở Lạc Dương trong một thời gian dài và sống bằng thuật luyện kim. Cao Ngũ Nương cũng học được kỹ thuật này.

Vào năm cuối cùng của Hoàng đế Đường Huyền Tông, Cao Ngũ Nương và Lý Tiên Nhân đã kết hôn được 5 hoặc 6 năm. Một đêm sau canh năm, nghe thấy trên không trung một tiếng gọi Lý Tiên Nhân, Lý Tiên Nhân khoác y phục lên và bước ra ngoài và nói chuyện. Sau khi nói xong, ông quay lại và nói với Cao Ngũ Nương: "Ta là Tiên trên trời, do trước đây phạm một sai lầm nhỏ nên bị giáng xuống nhân gian. Hình phạt với ta tới giờ đã hết. Trời đã đến để gọi ta trở về. Ta không thể ở lại được nữa, bao năm phu thê, giờ phút chia tay, có thể không bi thương được sao? Sau khi ta đi, nàng chỉ được luyện chế vàng bạc cho thích hợp để tự dùng, đặc biệt phải cẩn thận, không được truyền cho người khác. Nàng cũng không được luyện chế vàng bạc nhiều để cho người khác, nếu không thì không chỉ sẽ làm hại chính nàng mà sợ rằng sẽ gây bất lợi cho người khác”, Lý TIên Nhân nói xong liền bay đi.

Ban đầu Cao Ngũ Nương làm theo lời của chồng, nhưng sau đó cô đã bán quá nhiều bạc và bị quan địa phương tố cáo. Vào thời điểm đó, viên quan Thiếu doãn ở Hà Nam là Lý Tề biết chuyện, đã cho thả Cao Ngũ Nương mà không cần điều tra. Sau đó, ông ta bí mật cử người đến triệu tập Cao Ngũ Nương. Cao Ngũ Nương trước sau đã đốt 10 lò ngân khí cho Lý Tề. Lý Tề đã đem sự việc nói với những quan cao trong triều. Trong vòng chưa đầy một năm, cả Lý Tề và Cao Ngũ Nương đều chết. Khi đó, người ta đều cho rằng đây là ông Trời đã trừng phạt họ.

Các Thánh hiền, tiên tri cổ đại đã nói: Mọi thứ của con người đều do phúc phận của họ đổi lấy. Vì vậy, khi một người gặp vận may, người ta sẽ nói: “Tổ tiên người này tích đức”. Nếu người không có phúc đức thì sẽ không có được gì cả. Nếu cưỡng đoạt để có được, sẽ phải lấy tính mạng ra để trao đổi.

Người hiện đại thường cầu tài phúc một cách quá mức. Có lẽ dừng lại ở mức độ vừa phải là sáng suốt.

Minh An
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tiền tài không tương xứng với đức sẽ chiêu mời họa sát thân?