Thuyết vô Thần có đúng không? Quả báo của việc nghe theo tà thuyết và những lừa dối phỉ báng Phật [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đột nhiên, nghe thấy một tù nhân kêu khóc ầm ĩ. Viên quan kia liền nói: "Bây giờ mới biết sợ sao, khóc lóc cũng chẳng có ích gì đâu! Tại sao khi còn sống, ngươi lại làm điều ác?" 

Nhiều người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy vật, bị đầu độc bởi chủ nghĩa vô Thần, không tin vào Thần Phật, không tin rằng thiện ác hữu báo. Hậu quả lớn nhất của việc này là con người không còn sự ước thúc đạo đức, cho rằng lợi ích vật chất trước mắt là sờ được thấy được, là hiện thực nhất, không có thiên đường và địa ngục, làm sao để đạt được lợi ích và hưởng thụ lớn nhất đã trở thành mục tiêu sống thực tại nhất của họ. Vì ham muốn của bản thân mà làm tổn thương người khác để rồi gây ra tội nghiệp to lớn, để rồi phải hoàn trả trong tương lai.

Học giả thời nhà Thanh Kỷ Hiểu Lam đã ghi lại một câu chuyện như thế này trong "Duyệt Vi Thảo Đường bút kí (Quyển 14)", một câu chuyện rất thực tế.

Những cây cầu ở phương Bắc thường có lan can để tránh cho người qua cầu không may bị ngã xuống nước. Có một khu vực ở Phúc Kiến thường xuyên có mưa, cạnh cầu có một mái che để che mưa cho người đi bộ. Có một người tên là Khâu Nhị Điền, anh ta đã kể một chuyện rất ngạc nhiên, khiến mọi người kinh hãi.

Có người nửa đêm gặp mưa, đi bộ lên cầu, vào mái che bên cạnh trú mưa. Một lúc sau, thấy một viên quan, tay cầm một tập công văn, sai bảo mấy lính canh áp giải một số phạm nhân, rồi bước vào mái che bên cầu để trú mưa. Người đó nghe thấy tiếng cùm và còng tay, biết rằng quan phủ đang áp giải tù nhân, đi qua cầu và cũng vào trú mưa. Anh không dám phát ra tiếng động, rồi lùi bước ngồi xuống góc mái che quan sát động tĩnh của họ.

Đột nhiên, nghe thấy một tù nhân kêu khóc ẩm ĩ. Viên quan kia liền nói: "Bây giờ mới biết sợ sao, khóc lóc cũng chẳng có ích gì đâu! Tại sao khi còn sống, ngươi lại làm điều ác?"

Tên phạm nhân kia nói: “Tôi nghe theo lời của thầy tôi, ông ấy thường tố cáo những người tín ngưỡng và tôn kính Thần Phật: ‘Cái gì mà thiện ác báo ứng, hoang ngôn nực cười’. Tôi nghe nhiều rồi tin lời ông ấy nói là thật. Về sau chỉ lo toan tính, tranh chấp mọi cơ hội, phóng túng tư dục, muốn gì làm nấy, cảm thấy sau khi chết đi, rồi sẽ không gặp báo ứng mà chịu thống khổ, nên tôi bất chấp tất cả để tranh đoạt, làm hại người khác để trục lợi cho mình. Người ta khi chết rồi thì cái gì cũng là chấm hết, không phân biệt vinh hay nhục, không sợ lo sợ, sao không cứ tuỳ ý mà làm bậy chứ? Không ngờ khi chết rồi bị đoạ xuống địa ngục, ở đó thực sự có Diêm Vương. Lúc đó mới biết rằng tôi đã bị ông thầy kia lừa rồi, cho nên tôi mới đau khổ và hối hận thế này!”

Nghe xong tiếng kêu khóc của tội phạm này, một tên tội phạm khác cũng vừa khóc vừa nói: "Ôi chao, anh bị ông thầy kia lừa, còn tôi bị một thầy cúng lừa. Tôi gặp một thầy cúng nói rằng: ‘Con người tạo ác nghiệp rồi, thắp hương bố thí là có thể tích công đức để hoá giải tiêu trừ nghiệp lực. Cho dù chết xuống địa ngục rồi cũng có thể mời thầy cúng đến niệm kinh siêu độ’. Tôi nghĩ: ‘Vậy thì mình không phải sợ gì hết, cứ kiếm nhiều tiền trước đã. Lúc sống lấy một chút tiền đốt hương bố thí; chết rồi bảo người nhà mời thầy cúng đến niệm kinh cho mình, như thế lúc sống mình cứ thích gì làm nấy, lúc chết rồi đại phủ cũng không trị tội mình’. Không ngờ tôi xuống địa ngục rồi, Diêm Vương xem xét tôi đã hành thiện làm ác bao nhiêu, tư tâm lớn hay nhỏ mà định ra tội và phúc, chứ không xem trọng cho đi được bao nhiêu tiền tài. Mặc dù tôi khi còn sống tôi đã bố thí rất nhiều tiền, nhưng đều là vị tư vị kỷ; xuống địa ngục rồi bị đánh đập, bị nấu trong dầu sôi. Nếu tôi không bị thầy đồng kia lừa dối, thì làm sao dám phóng túng tư dục đến mức độ này cơ chứ.”

Nói xong, gào khóc không thôi. Những tội phạm khác cũng đều khóc lóc kêu than.

Lúc đó người ngồi trong góc dưới mái che mới hiểu ra rằng những người kia là người đã chết. Thật là sinh tử đau đớn, hối hận cũng muộn rồi!

Lam Sơn
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Thuyết vô Thần có đúng không? Quả báo của việc nghe theo tà thuyết và những lừa dối phỉ báng Phật [Radio]