Thương gia thời nhà Thanh đã khéo léo dạy con thành tài như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cậu con trai cho rằng cha đang trách cứ mình tiêu xài hoang phí nên cúi đầu không dám lên tiếng. Người cha nói: “Không phải là cha quý tiền mà nói những lời này, mà là muốn con học cách trở thành ‘khách’ nơi lầu xanh ấy”.

Cách đây một thời gian, chủ đề về một nữ sinh viên đại học Tế Nam Trung Quốc tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh đã gây xôn xao trên mạng, bức thư tuyệt mệnh nhắm thẳng vào người cha ruột. Bức thư tuyệt mệnh viết: “Tôi nghĩ mình đã sống như một con chó, năm cấp ba, vì yêu sớm (nhưng tôi không làm gì vượt quá giới hạn), cha tôi thường mắng mỏ thậm tệ… cứ mắng… cứ mắng… Tôi thừa nhận yêu đương sớm là không đúng, nhưng tôi nghĩ lỗi của mình không đến nỗi phải chết”. Người cha này còn đánh con gái mình nơi công cộng trước trường, dùng kéo cắt tóc cô bé. Nữ sinh viên đại học Tế Nam cảm thấy khó chịu đựng nổi kiểu bạo hành này của cha nên nói rằng “Nếu không chết, sợ rằng lại bị mắng nữa”.

Có thể một số phụ huynh nghĩ: Cha mẹ đánh con, mắng con là vì thương con, lớn lên con sẽ hiểu. Cũng có những bậc cha mẹ coi con cái như tài sản riêng, nghĩ rằng muốn định đoạt thế nào thì định đoạt thế ấy; trong tâm họ, kỷ luật nghiêm ngặt mới là cách đúng đắn duy nhất, hậu quả là đứa trẻ bỏ nhà đi, thậm chí có thể gây ra những bi kịch như tự tử, cha mẹ và con cái đều bị tổn thương, để lại những đau khổ.

Sau đây là một câu chuyện về cách một thương nhân thời nhà Thanh đã dạy con trai mình thành tài. Vào thời nhà Thanh, có rất nhiều người ở vùng Hoài Khánh (nay là thành phố Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam) ra vùng ngoài kinh doanh, họ truyền từ cha sang con, con sang cháu những đạo lý làm người, cách cư xử và kinh doanh, để có thể tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình.

Một lão thương nhân ở Hoài Khánh giáo dưỡng con trai

Vào thời nhà Thanh, có thể nói Tô Châu là thành phố lớn nhất thiên hạ, nơi mà có thể tìm thấy mọi thứ, không ai là không muốn đến. Có một lão thương nhân ký ngụ ở Tô Châu và đã kinh doanh được hai đời. Khi đến tuổi răng long đầu bạc, ông đưa con trai đến Tô Châu học kinh doanh. Con trai ông còn trẻ, mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết, lần đầu tiên đến Tô Châu, nhìn thấy những cô gái xinh đẹp ở lầu Phong Nguyệt thì cầm lòng không đậu và không thể không tiếp xúc, chẳng màng đến nhà của mình, suốt ngày rong chơi nơi đó, mê muội mãi không ngộ.

Người cha thương gia Hoài Thanh biết rõ, nhưng ông không mắng con trai mình, con trai đã tiêu rất nhiều tiền nhưng ông không hề tra khảo. Sau nửa năm ở Tô Châu, hàng đã bán hết, sau khi tất toán với các thương gia khác, ông chuẩn bị về quê.

Vì vậy, ông nói với con trai mình: “Bây giờ ta sẽ cho con vài trăm lạng bạc, con hãy đến chỗ cô gái con yêu để chăm sóc cô ấy, nếu cô ấy cần quần áo, con có thể mua những gì cô ấy muốn; cô ấy cần ăn gì, con hãy đáp ứng, để cô ấy một lòng một dạ với con, đừng để sau này cô ấy chế nhạo con”.

Cậu con trai cho rằng cha đang trách cứ tiêu xài hoang phí nên cúi đầu không dám lên tiếng. Người cha nói: “Không phải là cha quý tiền mà nói những lời này, mà là muốn con học cách trở thành ‘khách’ nơi lầu xanh ấy”.

Nói rồi ông liền đưa cho con trai vài trăm lượng bạc. Người con trai lấy tiền và mua sắm cho cô gái lầu xanh mà anh yêu thích, ở lại trong nhà của cô ấy ba đêm, và lần lượt kể cho cô nghe tình hình của cha mình.

Cô gái lầu xanh hỏi: “Khi nào có thể quay lại?”

Chàng trai đáp: “Khoảng nửa năm”.

Cô gái lầu xanh nói: “Hôm nay thiếp có chàng rồi, không đón khách khác nữa. Nếu chàng về lấy thêm 100 lạng bạc, thiếp sẽ đóng cửa chờ chàng quay về”. Chàng trai đồng ý.

Về đến nhà, cha anh hỏi con trai: “Số bạc đủ dùng không?”

con trai nói: “Thiếu 100 lạng ạ”.

Người cha lại đưa tiền cho con trai và nói: “Năm ngày nữa chúng ta sẽ lên đường trở về Hoài Khánh, con có thể ở lại chỗ cô ta mấy đêm, đợi cha chuẩn bị hành lý xong thì cùng nhau về quê”.

Chàng trai lại tiếp tục đến chỗ cô gái lầu xanh, đưa tiền cho cô ta và nói rõ sự tình. Cô gái lầu xanh bật khóc, như thể cô ấy không thể chịu đựng được việc chia tay, và bày biện rượu thịt tiễn đưa. Sau năm ngày, hai người sướt mướt chia tay nhau.

Người cha có phương cách dạy con thành tài, thức tỉnh giấc mộng lầu xanh của con trai mình. (Ảnh: pixabay)

Khi thời gian hạn định đến, thương nhân Hoài Khánh đã lên thuyền thả neo bên bờ, đợi con trai đến thì bắt đầu rời đi. Chờ đến khi thuyền rời Trấn Giang và băng qua Kim Sơn. Thương nhân Hoài Khánh mở một chiếc hộp nhỏ, lấy ra một bộ quần áo rách nát và một đôi giày thối thủng ở ngón chân, bảo con trai mặc vào rồi quay trở lại Tô Châu, nơi nhà của cô gái lầu xanh ấy. Nhìn quần áo, giày dép mục nát, người con trai thẫn thờ, hoài nghi. Cha nói với anh ta: “Cha không tức giận vì con đã tiêu rất nhiều tiền mà đuổi con đi, cũng không phải muốn làm con xấu hổ. Nếu con làm như thế này, con có thể thấy thế đạo ra sao”. Lúc này, thuyền của họ cũng vừa cập bến.

Người con trai bất đắc dĩ phải lên bờ. Người cha lại nói với con: “Sau khi gặp cô ấy, con hãy nói rằng: ‘Thuyền gặp bão ở sông Dương Tử, thuyền vỡ và chìm xuống nước, tuy may mắn được cứu bởi thuyền lân cận, nhưng tất cả của cải đều mất hết và sự sống còn của cha vẫn chưa rõ thực hư’”.

Theo những gì cha nói, chàng trai đã đến nhà cô gái lầu xanh. Người gác cổng thấy anh sa sút như vậy đã chặn ngay cửa không cho anh vào, hai bên xảy ra cãi vã. Người phụ nữ nghe tiếng và biết đó là anh, mừng quá, nghĩ anh không đi cùng cha mà vẫn ở trong kho hàng ở Tô Châu nên cho anh vào. Nhưng ngay từ ánh mắt đầu tiên, sắc diện của cô gái đã thay đổi khi nhìn thấy anh trong bộ quần áo rách rưới. Anh nói với cô ấy rằng chuyến đi gặp bão, tàu bị hỏng, mất hết đồ đạc tài sản, cô ấy không muốn nghe, và ra lệnh cho người gác cổng đuổi anh đi.

Đau lòng, anh không còn cách nào khác là đi bộ đến một hiệu buôn mà anh đã từng giao dịch, những người trong hiệu buôn thấy anh nhếch nhác thảm hại như vậy thì không cho vào, còn đuổi anh đi.

Lúc này một người của hiệu buôn khác chào hỏi, tuy có quen biết nhưng chưa từng có quan hệ thân thiết. Đối phương hỏi anh: “Tướng công mấy ngày không gặp, sao sa sút đến như vậy?”

Anh ấy nói về sự cố đắm thuyền. Người đàn ông bè đưa anh trở lại hiệu buôn của mình, đưa cho anh quần áo để thay, mời anh dùng bữa, còn đưa tiền cho anh và bảo anh quay lại tìm cha.

Người con trai nếm trải đau thương

Sau khi chàng trai trở về quê nhà ở Hoài Khánh, anh ấy đau lòng nói với cha mình: “Cha ơi! Bây giờ con biết rằng thói đời thật lạnh lùng! Lý do cô ấy yêu con là vì tham tiền của con… Người xưa nói: “hoạn nạn kiến chân tình” quả không sai chút nào, từ nay con biết phải làm người như thế nào rồi cha ạ!”.

Lần này trở về Hoài Khánh, người cha già nói với con trai: “Cha già rồi, không thể đi xa được, từ nay về sau con hãy đi làm ăn một mình nhé”.

Vì vậy, ông bảo con trai chất hàng lên thuyền đến Tô Châu để bán. Lần này, chàng trai trực tiếp liên hệ với hiệu buôn đã giúp đỡ anh, mà không bao giờ đến hiệu buôn đã đuổi anh đi. Còn cô gái lầu xanh biết rằng lần trước anh gặp nạn, chỉ là giả vờ thử lòng cô nên rất hối hận. Kể từ đó, chàng trai trẻ không bao giờ bị mê hoặc bởi sắc tình nữa, mà tận tụy với công việc và trở nên giàu có. Còn hiệu buôn trước đây từng giúp đỡ anh thức ăn, quần áo và tiền bạc cũng kinh doanh ngày càng phát đạt.

Lý do có thể thành công lớn, đầu tiên phải trải qua tôi luyện thì mới thành. Vì sao bậc gia trưởng dạy dỗ người trẻ cứ nhất định phải nghiêm khắc? Dẫu rằng các quy tắc nghiêm khắc chỉ có thể áp dụng trong một thời gian, chứ không phải suốt đời. Nếu chúng ta có thể thuận theo bản chất và hoàn cảnh để hướng dẫn, thực sự khiến thế hệ trẻ nhận ra điều gì là đúng và điều gì là sai, thì mới là phương pháp tốt nhất. Cũng giống như lão thương nhân Hoài Khánh này, có thể nói rằng ông là một người cha giỏi dạy con.

Tài liệu tham khảo: “Chỉ Văn Lục” Dung Nột cư sĩ thời nhà Thanh

Cao Nguyên

Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thương gia thời nhà Thanh đã khéo léo dạy con thành tài như thế nào?