Thư tịch cổ nói về phương thức dịch bệnh hoành hành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong truyền thuyết dân gian, Ôn Thần có năm vị (có cách nói là bảy vị). Cũng có vị Ôn Thần do mắc lỗi trong khi hành sự, đã bị chuyển sinh thành người.

Ôn Thần do mắc lỗi trong khi hành sự, đã bị chuyển sinh thành người

Vào thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, tại thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tây, có thị trấn Thân Cảng, tại thị trấn này có miếu Quý Tử để thờ cúng Quý Trát công tử của Ngô Quốc thời kỳ Xuân Thu. Ở sau miếu là ngôi mộ Quý Tử, trên bia mộ có mười chữ viết tay của Khổng Tử, là thánh tích duy nhất của tỉnh Giang Tô. Những gian phòng còn lại trong miếu đã được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trưng dụng làm trường tiểu học cho thị trấn này. Hiệu trưởng của trường tên là Trương Cửu Cao, một nhà nho sĩ và nổi tiếng là người rất tốt bụng ở trong vùng.

Những gian phòng còn lại trong miếu đã được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trưng dụng làm trường tiểu học cho thị trấn này (Minh họa: Pixabay)
Những gian phòng còn lại trong miếu đã được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trưng dụng làm trường tiểu học cho thị trấn này (Minh họa: Pixabay)

Khoảng thời gian mười năm thời Dân quốc, khu vực thị trấn Thân Cảng xuất hiện bệnh dịch. Tháng giêng, cháu trai của hiệu trưởng Trương Cửu Cao là Trương Bảo Ngọc chết yểu, cùng năm đó vào ngày 20/7, con trai cả của hiệu trưởng là Trương Ứng Trân, cũng là cha của Trương Bảo Ngọc cũng bị nhiễm bệnh dịch mà đột ngột qua đời. Hiệu trưởng Trương Cửu Cao cả đời làm việc thiện, mà chỉ trong sáu tháng, cháu trai và con trai lớn của ông đều lần lượt qua đời. Ông tự hỏi bản thân rằng mình chưa bao giờ mắc phải sai lầm lớn nào trong đời, tại sao lại liên tiếp gặp phải những bất hạnh. Ông vô cùng đau buồn và đầy nghi ngờ, thậm chí còn có chút ngờ vực đối với thiên lý “thiện hữu thiện báo”.

Không ai nghĩ rằng vào ngày thứ ba sau cái chết của Trương Ứng Trân (ngày 22/7) lúc 9 giờ sáng, con trai thứ của Trương Cửu Cao là Trương Ứng Thiệu xách giỏ ra phố mua rau và nhìn thấy anh trai Trương Ứng Trân dẫn theo đứa cháu trai đã khuất của mình, Trương Bảo Ngọc, tiến tới trước mặt, anh vội hét lên: "Anh cả", sau đó bất tỉnh nhân sự, ngã lăn trên phố. Hàng xóm thấy vậy vội vàng chạy đến đỡ anh ta dậy. Sau khi đỡ anh dậy, Trương Ứng Thiệu hét lên: “Ta chính là Trương Ứng Trân!”. Giọng nói người này cũng thay đổi và biến thành giọng của Trương Ứng Trân. Anh ta cũng nhờ người mang giấy và bút, viết một bài văn tứ ngôn. Viết xong, anh nhờ người gọi cha mẹ mình là Trương Cửa Cao tới, nói rất nhiều lời an ủi, rồi quỳ xuống bái lạy cảm ơn công sinh thành của cha mẹ. Sau khi làm lễ xong, Trương Ứng Trân cũng rời khỏi thân thể của em trai Trướng Ứng Thiệu. Tới lúc đó, Trương Ứng Thiệu mới thức dậy và trở lại bình thường.

Bài văn của Trương Ứng Trân viết đại ý như sau:

Kiếp trước anh là sứ giả ôn dịch (một vị Ôn Thần theo Thiên lệnh phụ trách gieo rắc ôn dịch tại nhân gian và đem nguyên thần của những người nhiễm dịch đi theo danh sách). Họ của anh ta là Lã, và vào năm Thanh Quang Tự thứ 20 đời nhà Thanh (1894), ngày 14/7, đã phạm một sai lầm trong trận đại dịch ở Sơn Đông, làm chết hai người đáng lẽ không phải chết. Vì thế cả ông và vị Thần thổ địa nơi đó đều phạm tội và bị trừng phạt, phải đầu thai làm người. Thần thổ địa là em trai bây giờ của anh. Vì lo sợ sinh mệnh bị sa ngã, nên muốn tìm một gia đình thật tốt bụng để đầu thai chuyển sinh. Sau khi tìm kiếm vài năm, mới sinh ra ở đây. Đời này tuy không có công lao gì, nhưng cũng không làm việc ác, nay sắp quy vị, làm sao trị lành được? Trước đây đi gieo bệnh, nhưng bây giờ bị nhiễm bệnh dịch, đó chỉ là một chu kỳ tuần hoàn. Nhân quả phân minh, hãy nhớ rõ. Bố mẹ ơi, con không hẳn là con của bố mẹ, còn mọi việc trong gia đình có nhị đệ đảm đương. Nếu có thời gian, con sẽ âm thầm giúp đỡ.

Kiếp trước anh là sứ giả ôn dịch (một vị Ôn Thần theo Thiên lệnh phụ trách gieo rắc ôn dịch tại nhân gian và đem nguyên thần của những người nhiễm dịch đi theo danh sách).
Kiếp trước anh là sứ giả ôn dịch (một vị Ôn Thần theo Thiên lệnh phụ trách gieo rắc ôn dịch tại nhân gian và đem nguyên thần của những người nhiễm dịch đi theo danh sách). (Minh họa: Wikipedia)

Tào phu nhân của ta, trinh tiết đáng mừng, thủ tiết tuy rất khổ, nhưng vì điều này quỷ Thần sẽ phải tôn kính nàng. Phụ nữ trên đời này mưu cầu hạnh phúc chỉ là một đời, phụ nữ trinh tiết có thể hạnh phúc vạn đời. Con trai Bảo Ngọc của ta, vốn là hộ vệ của ta, nó chỉ tới vài năm rồi vội rời đi, cũng không phải tới làm người nối dõi của gia đình chúng ta. Cuối cùng, anh ân cần dặn dò hai người em của mình nhớ rằng: “Lấy làm việc Thiện là niềm hạnh phúc nhất”. Và còn không quên dặn người em nhắc nhở hàng xóm rằng ngay cả khi chữa khỏi bệnh dịch, cũng không thể coi là may mắn, nhất định cần nhớ làm một người tốt.

Trong bài văn tứ ngôn này, nó không chỉ mô tả rằng Ôn Thần và Thần Thổ Địa bị kết tội do sai lầm trong khi hành sự, và bị trừng phạt giáng xuống làm người, mà còn có thể thấy rằng đạo lý “Thiện ác hữu báo” không chỉ áp dụng đối với con người, mà còn với cả các vị Thần. Sứ giả dịch bệnh bắt người theo danh sách, còn bệnh dịch là do sự sắp đặt của các sinh mệnh cao tầng hơn, và nó không phải xảy ra vô duyên vô cớ.

Lai lịch của Ôn Thần

Trong truyền thuyết dân gian, Ôn Thần có năm vị (có cách nói là bảy vị). Theo ghi chép trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Sảo Thần Đại Truyện, vào một ngày tháng 6 năm thứ 11 của Hoàng đế khai triều nhà Tuỳ, trên trời đột nhiên xuất hiện năm vị Ôn Thần. Họ khoác trên mình năm chiếc áo choàng có màu sắc khác nhau, lơ lửng giữa thiên không, cách mặt đất khoảng 35 trượng, đồng thời trong tay còn cầm những thứ như bảo kiếm, quạt, búa, đao, hồ lô cùng các loại Pháp khí khác. Khi này quan viên bách tính ai nấy đều sững sờ không nói lên lời.

Khi Tùy Văn Đế hay chuyện, ông toạ vị không yên, liền hỏi Thái Sứ Công Trương Cư Nhân rằng: “Họ là Thần linh nơi nào vậy? Là tai hoạ hay cát phúc?” Trương Cự Nhân giải thích cho Tùy Văn Đế rằng, năm vị Thần này là Ngũ phương Lực sĩ, hay được gọi là năm vị Ôn Thần. Khi Ôn Thần xuất hiện, nhân gian chắc chắn sẽ bùng phát dịch bệnh. Thượng thiên giáng ôn dịch, con người khó mà trốn thoát, cũng khó có phương thuốc trị khỏi. Ý ông cũng là muốn khuyên Thánh Thượng hãy chuẩn bị tốt tâm lý, bệnh dịch rồi sẽ bùng phát khắp nơi.

Quả nhiên năm đó nước Tuỳ bùng phát trận đại ôn dịch, dân chúng chết rất nhiều. Tùy Văn Đế xây dựng miếu thờ, cúng bái Trời Thần, phong Ngũ phương Lực sĩ là Tướng Quân, và còn định ra ngày 5 tháng 5 hàng năm để cúng bái. Vậy nên trong những năm thời nhà Tùy Đường, đều chọn ngày 5 tháng 5 là ngày kính lễ Ôn Thần.

Minh An

Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Thư tịch cổ nói về phương thức dịch bệnh hoành hành