Thế vận hội Olympic được Herodotus - 'Cha đẻ của lịch sử học' mô tả như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, nhà thơ Lucian xứ Samosata, Syria viết: Pheidippides đã chạy từ chiến trường Marathon đến Athens trong một hơi thở, đến nơi hét to lên “Chúc mừng, chúng ta đã chiến thắng ”, nhưng vì kiệt sức nên anh ấy đã trút hơi thở cuối cùng…

Ở phương Tây, Herodotus (khoảng 484-425 TCN) được biết đến như “Cha đẻ của lịch sử học”. Cuốn sách “Lịch sử” (tiếng Hy Lạp: Ἱστορίαι) của ông cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng cho các thế hệ sau nghiên cứu về Hy Lạp và Ba Tư. Về Liên hoan và Thế vận hội Olympic, Herodotus đã đề cập hàng chục lần trong cuốn “Lịch sử”. Hãy cùng nhìn lại câu chuyện về Thế vận hội Olympic diễn ra ở Hy Lạp cổ đại.

Tượng bán thân bằng đá của nhà sử học Herodotus. (Phạm vi công cộng)
Tượng bán thân bằng đá của nhà sử học Herodotus. (Phạm vi công cộng)

Từ bỏ vinh quang chiến thắng, hòa giải với đối thủ

Miltiades có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Cimon. Ông trốn khỏi Athens vì Peisistratos trong sự tuyệt vọng. Trong giai đoạn này, ông tham gia Thế vận hội Olympic và thi đấu ở nội dung tứ mã giác đấu. Một cỗ xe được điều khiển bởi bốn con ngựa, là điểm nổi bật của Thế vận hội Olympic cổ đại. Những người hiện đại nói đùa rằng nó là khởi nguồn của cuộc đua Công thức ngày nay.

Tượng bán thân của Cimon ở Larnaca, Síp. (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Tượng bán thân của Cimon ở Larnaca, Síp. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Trong cuộc thi đó, Cimon đã may mắn giành chiến thắng, trong Thế vận hội Olympic tiếp theo, ông lại giành chức vô địch cùng chiến mã. Tuy nhiên, ông đã nhường vinh quang của người chiến thắng cho kẻ thù cũ của mình là Peisistratos. Vì điều này mà ông hòa giải với đối thủ, và thỏa hiệp hòa bình, nhờ đó Cimon đã kết thúc sự tuyệt vọng trong lòng và trở về quê hương.

Sau đó, ông tham gia một Thế vận hội Olympic khác và giành được chiến thắng hạng ba với cùng một chiến mã. Nhưng sau khi Peisistratos qua đời, các con trai của ông ấy không bỏ qua cho Cimon mà xúi giục một nhóm người giết Cimon. Sau khi Cimon chết, chiến mã cũng được chôn cất bên cạnh lăng mộ của ông.

Người lính Athens gặp Thần Pan và thuật lại lời tiên tri

Có một người lính ở Athens tên là Pheidippides, anh là một vận động viên chạy đường dài và coi đó như một sự nghiệp. Trước khi trận chiến Marathon bùng nổ, anh nhận nhiệm vụ báo tin cho người Sparta. Trên đường đi, anh gặp Thần Pan (Faun). Thần Pan gọi tên anh và lệnh cho anh hỏi người Athens rằng: Thần Pan vẫn luôn thân thiện với người Athens và luôn tốt với họ như mọi khi, cớ sao người Athens lại không tưởng nhớ đến ông?

(Thần Pan hay Faun là một vị Thần rừng với hình dạng nửa người nửa dê trong thần thoại của Hy Lạp và La Mã)

Hình ảnh Nymph và Faun trong Bảo tàng Quốc gia Scotland, Edinburgh. (Ảnh: wikimedia)
Hình ảnh Nymph và Faun trong Bảo tàng Quốc gia Scotland, Edinburgh. (Ảnh: wikimedia)

Pheidippides đã truyền lại lời tiên tri cho người Athens. Người Athen xem xét lại và biết rằng lời của Thần nói là sự thật. Vì vậy, sau khi ổn định thành phố, họ đã xây dựng Đền thờ Thần Pan trên Acropolis (thành phòng thủ nổi tiếng của Athens), nơi các lễ hội, tế lễ và các cuộc đua rước đuốc được tổ chức hàng năm, cũng là nơi cầu nguyện các vị thần hiển linh và ban ơn.

Pheidippides rời Athens và gửi một lá thư cho người Sparta, yêu cầu họ hỗ trợ binh lính cho Athens.

Vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, nhà thơ Lucian xứ Samosata, Roman Syria (khoảng 125-180) đã viết: Pheidippides đã chạy từ Marathon đến Athens trong một hơi thở, đến nơi hét to lên “Chúc mừng, chúng ta đã chiến thắng ”, nhưng vì kiệt sức nên anh ấy đã trút hơi thở cuối cùng tại đây.

Vào thời cận đại, họa sĩ người Pháp Luc-Olivier Merson (1846-1920) đã vẽ bức tranh sơn dầu dựa trên truyền thuyết Hy Lạp “Pheidippides báo tin thắng trận Marathon cho người thành Athens” (1869).

Tượng của Pheidippides dọc theo đường Marathon. (Ảnh: wikimedia)
Tượng của Pheidippides dọc theo đường Marathon. (Ảnh: wikimedia)

Phiên bản Hy Lạp cổ đại “tỷ võ lấy vợ”, tứ mã giác đấu chọn rể

Sự kiện tứ mã giác đấu là điểm nhấn của Thế vận hội Olympic cổ đại. Nhà sử học Herodotus đã đề cập đến sự kiện này nhiều lần trong cuốn “Lịch sử”.

Quốc vương Cleisthenes xứ Sicyon có một người con gái tên là Agariste. Ông muốn gả con gái của mình cho chàng trai xuất sắc nhất ở Hy Lạp. Năm đó, một Thế vận hội được tổ chức, trong cuộc thi tứ mã giác đấu, Quốc vương Cleisthenes đã giành chiến thắng. Do đó, ông đã tuyên bố rằng bất cứ ai nghĩ mình có thể trở thành con rể của ông, hãy nhanh chóng đến Sicyon trong thời hạn quy định để tham gia thi đấu.

Vì điều này, ông cũng đặc biệt xây dựng một trường đua và một sân đấu vật. Đối với các ứng viên, Quốc vương Cleisthenes luôn thiết đãi hào phóng. Ngoài các kỹ năng ứng thí, quốc vương còn lựa chọn các khía cạnh khác như đạo đức, khí chất, giáo dưỡng và hành vi cư xử hàng ngày. Cuối cùng, quốc vương gả con gái của mình cho Megacles, con trai của gia đình quý tộc Alcmaeonidae giàu có và quyền lực nhất Athens thời bấy giờ.

Hiểu nhầm lời tiên tri và thất bại

Tisamenus xứ Elis là một thầy bói toán đi cùng quân đội. Anh ấy đến từ Eris. Sau khi kết hôn, anh ấy không có con. Vì điều này, anh ta đã đến Đền thờ Delphi để tế lễ và thỉnh cầu Thần Apollo khải thị. Nữ tu sĩ Petia là nhà tiên tri đã đưa ra lời khải thị của Thần Apollo, rằng anh “sẽ chiến thắng trong năm trận đấu lớn”.

Tisamenus không hiểu ý nghĩa thực sự của lời tiên tri, lầm tưởng rằng Thần muốn anh tham gia vào trận thi đấu. Vì vậy, anh đã tăng cường luyện tập thể chất và tiến hành rèn luyện năm môn phối hợp. Tuy nhiên, tại Thế vận hội, anh ấy đã thất bại trong môn đấu vật, và không giành được vòng nguyệt quế trong cuộc thi.

Trên thực tế, có một người Sparta hiểu lời tiên tri của Thần Apollo, không phải nói rằng Tisamenus tham gia thi đấu trong các sự kiện thể thao, mà ý rằng anh ta sẽ chiến thắng trong năm cuộc chiến. Các sự kiện sau đó đã chứng minh sự thực này.

Tổ chức cố vấn Ai Cập từ chối vận động hành lang của người Hy Lạp

Khi Psamtik cai trị Ai Cập, có một tiểu bang ở phía Tây Bắc bán đảo Peloponnese ở Hy Lạp cổ được gọi là Elis (hay còn gọi là Ellis).

Một năm, sứ thần từ Elis đến thăm Psamtik và tuyên bố với nhà vua rằng đất nước của họ đã đăng cai tổ chức sự kiện Olympic một cách công bằng nhất, hợp lý nhất và nổi bật nhất. Dù người Ai Cập cũng rất có trí tuệ nhưng họ không thể tổ chức tốt Thế vận hội. Còn người Hy Lạp muốn sử dụng Thế vận hội Olympic để đưa những giá trị và lý niệm của họ vào Ai Cập.

Vì vậy, Quốc vương Ai Cập đã triệu tập đoàn cố vấn quốc gia và mở một cuộc họp cấp cao. Họ hỏi chi tiết sứ thần Hy Lạp về quy định thi đấu. Nhưng mọi người nhận thấy các quy tắc còn thiếu sót và không công bằng đối với người nước ngoài, vì vậy họ đã bác bỏ việc vận động hành lang của sứ thần Elis.

Trong tập thứ năm của cuốn “Lịch sử” ghi chép, tuyển thủ Alexander người Macedonia tham gia Thế vận hội và chuẩn bị bước vào đấu trường, thì các tuyển thủ Hy Lạp không cho phép anh ấy vào sân. Lý do của họ là vì: đây là trận đấu giữa người Hy Lạp với nhau, người nước ngoài không đủ điều kiện tham gia. Alexander chứng minh anh là người Algosian nên ban tổ chức công nhận anh là người Hy Lạp và cho phép tham gia. Kết quả Alexander đã giành được thành tích xuất sắc ở vị trí đầu tiên trong cuộc đua nước rút.

Cao Nguyên
Theo Epochtimes

Tài liệu tham khảo: sách “Lịch sử” của nhà sử học Herodotus, thời Hy Lạp cổ đại.



BÀI CHỌN LỌC

Thế vận hội Olympic được Herodotus - 'Cha đẻ của lịch sử học' mô tả như thế nào?