Thay vì phàn nàn về người khác, không bằng thay đổi chính mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thay vì tức giận, chi bằng cố gắng. Thay vì phàn nàn về người khác, chi bằng thay đổi chính mình. Cách sống thông minh nhất trên đời, chính là thay đổi những gì có thể thay đổi và chấp nhận những gì không thể cải biến.

Một học giả người Anh từng nói:

Thuở thiếu thời, tôi tràn đầy năng lượng và tự tin, lúc ấy từng mộng tưởng phải thay đổi thế giới. Nhưng khi lớn lên, trải nghiệm nhiều hơn, tôi nhận ra rằng mình bất lực trong việc thay đổi thế giới, thế là tôi thu hẹp phạm vi, quyết định thay đổi đất nước của mình trước.

Nhưng mục tiêu này vẫn còn quá lớn, và tôi thấy rằng mình vẫn chưa đủ khả năng này.

Rồi tôi bước vào tuổi trung niên, sau khi bất đắc dĩ, tôi đem ý tưởng về đối tượng mình muốn cải biến khóa chặt lên những người thân trong gia đình. Nhưng Trời không chiều lòng người, từng người họ vẫn y nguyên như vậy.

Khi tôi dần dần già đi, cuối cùng cũng chợt nhận ra một điều: Tôi hẳn là nên thay đổi bản thân mình trước, làm tấm gương ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình. Nếu trước tiên tôi có thể là tấm gương cho gia đình, có lẽ bước tiếp theo tôi có thể sẽ cải thiện được quốc gia của mình, trong tương lai tôi thậm chí có thể biến đổi cả thế giới, ai mà biết được?

Tôi đồng ý với quan điểm: Trên đời này, người lắng nghe bạn nhất, dễ dàng nghe bạn ra lệnh nhất, không phải người khác, mà chính là bản thân mình. Để thành công nhất định phải có phương pháp, mà một phương pháp từ căn bản, đó là thay đổi chính mình.

Nó thực sự là như thế này: “Tôi” là gốc rễ của hết thảy những “vị tư”, muốn thay đổi tất cả, thì trước hết phải cải biến mình thành "vô tư".

Vì vậy, từ góc độ này mà nói, thay đổi bản thân là cách tốt nhất để thay đổi người khác.

Chỉ bằng cách nhìn rõ, nhận thức về bản thân mình, nhập gia tùy tục mà cải biến chính mình, bạn mới có thể ảnh hưởng đến người khác.

Thay vì tức giận, chi bằng cố gắng. Thay vì phàn nàn về người khác, chi bằng thay đổi chính mình.

Cách sống thông minh nhất trên đời, chính là thay đổi những gì có thể thay đổi và chấp nhận những gì không thể thay đổi.

Điều tốt nhất trong cuộc sống là có những kỳ vọng ở bản thân và duy trì tâm trí bình tĩnh đối với người khác.

Thay đổi bản thân chính là trí giả, thay đổi người khác là kẻ ngốc, hạnh phúc bắt đầu từ việc thay đổi chính mình.

Trên đời này có nhiều chuyện là không thể cưỡng cầu, thay vì phí hết tâm sức đi cải biến người khác, không bằng điều chỉnh tâm tính của chính mình. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Trên đời này có nhiều chuyện là không thể cưỡng cầu, thay vì phí hết tâm sức đi cải biến người khác, không bằng điều chỉnh tâm tính của chính mình. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Nỗ lực thay đổi người khác, cuối cùng đều phí công

Nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng người Đức Hellinger từng nói: “Các gia đình hạnh phúc đều có một điểm chung giống nhau: đó là trong nhà không có người có ham muốn kiểm soát mạnh mẽ”.

Ý đồ khống chế đối phương, cải tạo đối phương, mong đối phương làm những việc theo tiêu chuẩn và yêu cầu của mình, không những khó đạt được, mà còn phá hủy sự hòa hợp và hạnh phúc của hôn nhân.

Trên thực tế, cho tới nay chưa từng có hai người hoàn toàn hòa hợp. Dù là vợ chồng, con cái hay bạn bè, khi chúng ta cố gắng thay đổi họ theo nhiều cách khác nhau, hy vọng rằng họ sẽ trở thành kiểu người mà chúng ta mong muốn, thì phát hiện rằng cuối cùng đều kết thúc trong thất bại.

Từng có một câu chuyện như vậy:

Nhạc sĩ nổi tiếng Beethoven có một thói quen khi sáng tác nhạc, đó là trước tiên phải đưa cho ông lời, sau khi ông hiểu được ý cảnh của ca từ mới sáng tác ra giai điệu.

Một lần ông được mời cùng sáng tác một ca khúc với nhà viết lời nổi tiếng Schiller.

Ông hỏi Schiller về lời bài hát, và Schiller nói: "Ngài không cho tôi nhạc, làm sao tôi có thể viết được lời? Lời bài hát đòi hỏi cảm hứng. Thói quen của tôi là nghe nhạc trước khi viết lời".

Beethoven yêu cầu Schiller phải viết lời, nhưng Schiller sau khi trở về nhà suốt mấy ngày liền một chữ cũng không viết nổi.

Beethoven than thở với một người bạn thân: "Soạn nhạc cần nhiều cảm hứng, tôi phải làm sao bây giờ?"

Người bạn thân nói với ông: "Schiller xem ra không thể thay đổi thói quen của mình. Chẳng phải anh cũng viết lời sao, trước tiên hãy viết lời, rồi phổ nhạc, chẳng phải sẽ kết thúc sao?"

Beethoven bất ngờ ngộ ra, tự tay soạn thảo lời bài hát, và rất nhanh dựa theo ý cảnh của lời ca này để sáng tác nhạc.

Ông đã gửi bản nhạc này cho Schiller, và Schiller đã viết lời trong một thời gian ngắn. Đây chính là bản "Khải hoàn ca" - Ode to Joy, mà hiện nay chúng ta vẫn thường nghe.

Nhà tâm lý học Carl Jung trước khi qua đời đã nói với học trò của mình rằng:

Bạn không cần thay đổi suy nghĩ của người khác. Là một giáo viên, bạn phải học cách giống như mặt trời, chỉ phát ra ánh sáng và nhiệt. Phản ứng của mỗi người với ánh sáng mặt trời là khác nhau, có người cảm thấy chói mắt, có người cảm thấy ấm áp, thậm chí có người tránh ánh sáng mặt trời. Trước khi hạt giống chui từ dưới đất lên nảy mầm không có bất kỳ dấu hiệu gì, đó là bởi vì chưa đến lúc. Hãy luôn tin rằng mỗi người đều là cứu tinh của chính mình.

Đúng vậy, trên đời này có nhiều chuyện là không thể cưỡng cầu, thay vì phí hết tâm sức đi cải biến người khác, không bằng điều chỉnh tâm tính của chính mình, tập trung thời gian và tinh lực cho bản thân, sống tốt và khiến bản thân trở nên nổi bật, đây mới là cách đúng đắn.

Khi bạn học cách gác lại những lời phàn nàn, gạt cơn nóng giận sang một bên, trước tiên thay đổi chính mình, bạn thường phát hiện rằng đối phương cũng sẽ thay đổi, và mọi thứ đang tiến triển theo chiều hướng tốt.

Người học Pháp Luân Công hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng - sâu hơn còn có thể gọi là một trạng thái khỏe mạnh thật sự về cả tinh thần và thể chất.
Người học Pháp Luân Công hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng...(Ảnh: The Epoch Times)

Lý Tuệ
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Thay vì phàn nàn về người khác, không bằng thay đổi chính mình